Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 10 chân trời bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Chân trời siêu ngắn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 1: Ngữ liệu trên có phải một bài văn hoàn chỉnh không? Căn cứ vào đâu để nhận định như vậy?

Trả lời:

Ngữ liệu trên không phải là một bài văn hoàn chỉnh vì nó chưa có phần mở bài và kết bài

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 2: Nội dung phân tích , đánh giá được trình bày theo cách tách riêng chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật hay kết hợp hai nội dung? cách trình bày như vậy có ưu điểm gì?

Trả lời:

- Trình bày theo cách kết hợp hai nội dung.

- Điều này giúp bố cục bài rõ ràng và các ý sẽ được thể hiện rõ và logic hơn, dễ dàng cho người đọc và hiểu đươc

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 3: Xác định các ý chính được trình bày trong ngữ liệu

Trả lời:

  • Không gian trong và lạnh của ao thu
  • Sự tĩnh lặng của không gian
  • Sự cao rộng của không gian

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 4: Để làm sáng tỏ sức gợi tả của hình ảnh trong bài thơ Thu điếu, tác giả đã dùng những lí lẽ dẫn chứng nào

Trả lời:

  • Không gian trong và lạnh từ hình ảnh ''ao thu'', ''mặt nước'', ''thuyền câu''
  • Sự tĩnh lặng của không gian từ hình ảnh ''sóng biếc'', ''lá vàng''
  • Sự cao rộng của không gian từ hình ảnh ''tầng mây'', ''ngõ trúc'', các tính từ ''lơ lửng'', ''trong vắt'',..

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 5: Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm?

Trả lời:

Việc đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật có xuất phát từ đặc trưng thể loại của tác phẩm. Ví dụ như thơ trữ tình sẽ thiên về hình ảnh cảm xúc lãng mạng, dùng nhiều từ miêu tả đậm chất thơ cơ trữ tình. Hay như văn hiện thực sẽ là cách kể, miêu tả hiện thực, những từ ngữ thực tế và mạnh cảm xúc thực tại.

[Thực hành viết theo quy trình] Hãy viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một bài thơ ( thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt)

Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Không chỉ là một nhà chính trị, nhà lãnh đạo tài ba, Người còn là tác giả của nhiều tác phẩm thơ ca nổi tiếng. Đặc biệt là kho tàng thơ ca sáng tác trong suốt cuộc đời chiến đấu, hy sinh cho dân, cho nước của Người. Cảnh Khuya ra đời năm năm 1974 là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất, nó thể hiện tình yêu nước, lo lắng cho dân tộc hòa cùng tình yêu thiên nhiên của Người. Đồng thời, chúng ta cũng có thể cảm nhận được những đặc sắc nghệ thuật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Mở đầu bài thơ là một bức tranh thiên nhiên ban đêm ở núi rừng Việt Bắc được miêu tả hết sức đặc sắc:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa’’

Tiếng suối được ví ‘’trong như’’ tiếng hát của một người con gái. Giữa đêm khuya yên ả róc rách tiếng suối chảy làm cảnh vật như có thêm sức sống. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh như phá vỡ sự im lặng, làm nổi bật cảnh rừng khuya. Trăng trên cao chiếu xuống tạo nên những điểm nhấn chân mặt đất nơi núi rừng. Điệp từ “lồng” như nhấn mạnh sự xuyên tỏa của ánh sáng trăng khuya, sự giao hòa, quấn quýt giữa cảnh vật. Ánh trăng nhè nhẹ chiếu xuống mặt đất, tạo ra bóng những tán cây, điều này đã làm nổi bật vẻ đẹp cổ điển, mộc mạc nhưng đầy sức sống. Qua đó, ta thấy được tâm hồnyêu thiên nhiên, muốn hòa mình nơi núi rừng của Hồ Chí Minh.

Yêu thiên nhiên là thế nhưng Người vẫn luôn trăn trở một nỗi lo. Nỗi lo cho sự an nguy của dân tộc, của đồng bào:

‘’Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.’’

Câu thơ thứ ba như một câu chuyển với dấu phẩy ngắt ngăn giữa hai dòng tâm trạng của Bác. Cảnh khuya Việt Bắc đẹp là vậy, khung cảnh yên tĩnh là thế nhưng nó lại càng khắc họa hình ảnh vị lãnh tụ đang thức khuya vì lo việc nước. Bác lúc này ‘’chưa ngủ’’. Cụm từ ‘’ chưa ngủ’’ ở đây chính là nỗi thao thức, tâm trang đầy sự lo âu. Nó trái ngược với cảnh khuya êm ả, dịu nhẹ, Hồ Chí Minh lúc này trong lòng tràn đầy nỗi băn khoăn, lo âu về nhân dân, về đất nước và độc lập của dân tộc. Chỉ vỏn vẹn 2 câu thơ, ta đã cảm nhận rất rõ được tấm lòng yêu nước, luôn lo nghĩ cho dân, cho nước của vị cha kính yêu.

Bài thơ đã kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

“Cảnh khuya” là tiếng lòng của một con người vĩ đại mang trong mình tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng nhưng vẫn luôn lo, nỗi lo của dân tộc.  Bài thơ thể hiện sự tài hoa của Bác trong việc kết hợp yếu tố cổ điển với yếu tố hiện đại. Với ngôn từ giản dị kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật tu từ, bài thơ đã thành công trong việc càng khắc họa rõ nét bức tranh thiên nhiên, hai trạng thái tâm trạng, chiều sâu tâm hồn của Bác. Đây sẽ mãi là tác phẩm để lại dấu ấn trong lòng độc giả khi nhớ đến vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Tìm kiếm google: soạn văn 10 tập 1 Chân trời ngắn, giải sách lớp 10 chân trời sáng tạo ngắn, soạn văn 10 bài 3 Chân trời sáng tạo ngắn, soạn văn ngắn 10 bài 3 Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một bài thơ

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 chân trời siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com