Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 10 chân trời bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

Soạn ngữ văn 10 tập 1 sách Cánh diều siêu ngắn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

 

[toc:ul]

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 1: Mở bài, thân bài và kết bài cuả ngữ liệu đã đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài viết phân tích, đánh giá một truyện kể chưa? Vì sao?

Trả lời:

- Đã đáp ứng đủ yêu cầu của bài viết phân tích, đánh giá một truyên kể.

- Vì những lí do sau:

  • Mở bài: Khái quát được tên, nội dung, tác giả, thời gian sáng tác của tác phẩm.
  • Thân bài: Đưa ra được luận điểm và phân tích chúng.
  • Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của tác phầm.

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 2: Các luận điểm trong ngữ liệu được sắp xếp theo trình tự nào, có hợp lí không?

Trả lời: Được sắp xếp theo trình tự từ phân tích nội dung trước đến hình thức nghệ thuật sau.

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 3: Trong mỗi luận điểm, ngữ liệu đã có sự kết hợp giữa lí lẽ , bằng chứng như thế nào? Nêu ví dụ?

Trả lời:

- Lí lẽ  nêu trước, bằng chứng nêu sau để chúng minh lý lẽ. 

- Ví dụ: Ở đoạn văn thứ 5, tác giả đã nêu luận điểm trước, sau đó dùng cách trình bày diễn dịch, đưa ra các lí lẽ, dẫn chứng trong truyện để chứng minh luận điểm đưa ra là đúng. 

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 4: Bạn có nhận xét gì về cách người viết phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị chủ đề? 

Trả lời: 

Người viết chưa nêu được bao quát, chi tiết ý nghĩa và giá trị của tác phẩm. Bằng chứng được đưa ra bổ trợ cho việc phân tích còn khá là ít.

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 5: Người viết đã phân tích và đưa ra những nét đặc sắc nghệ thuật nào của truyện kể? Chúng có tác dụng gì trong việc thể hiện chủ đề của truyện kể?

Trả lời:

Những nét đặc sắc nghệ thuật được đưa ra là:

  • Tình huống truyện độc đáo
  • Nhân vật giàu tính biểu tượng
  • Kết cấu tương phản
  • Lối kể truyện hàm súc mà hấp dẫn

Những nghệ thuật này giúp dễ thể hiện rõ ràng chủ đề của truyện theo hướng tác giả mong muốn.

[Đọc ngữ liệu tham khảo] Câu 6: Từ ngữ liệu trên, bạn rút ra được những lưu ý gì khi viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện kể? 

Trả lời:

Khi viết một bài văn nghị luận phân tích cần xác định rõ luận điểm, đưa ra được những lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục và sắp xếptheo trật tự phù hợp.

[Thực hành viết theo quy trình] Hãy viết văn bản nghị luận, phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của một truyện kể ( Thần thoại, truyền thuyết, ngụ ngôn, tryện cười, truyện cổ tích) mà bạn yêu thích

Trả lời:

Sơn Tinh, Thủy Tinh là một trong những truyền thuyết lâu đời nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Nó đã gắn liền với tuổi thơ của biết bao người thế hệ con người Việt. Truyện nêu nên quan niệm của nhân dân về nguồn gốc của bão lũ, đồng thời thể hiện niềm khao khát chế ngự thiên nhiên của nhân dân ta, trước thiên tai, bão lụt xảy ra hằng năm.

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh đã nêu lên quan niệm của người xưa về nguồn gốc của những trận bão lũ hằng năm. Truyện kể rằng Hùng Vương thứ 18 có một người con gái vô cùng xinh đẹp, tên là Mị Nương. Năm nàng đến tuổi cập kê, nhà vua tổ chức buổi kén rể muốn tìm cho nàng một người chồng xứng đáng. Trong số những người tham dự có hai chàng trai kiệt xuất là Sơn Tinh và Thủy Tinh. Một là ''chúa vùng non cao'', một là ''vua vùng nước thẳm''. Vua không biết chọn ai, bèn đưa ra một danh sách lễ vật, hẹn mai ai đến trước mang đủ lễ vật, vua gả con cho. Hôm sau, Sơn tinh mang đủ đồ đến trước, cưới được Mị Nương. Thủy Tinh đến sau, tức giận hô mưa gọi gió, tạo ra lũ lụt để đánh với Sơn Tinh. Sơn Tinh dời núi, cùng với nhân dân, đánh bại Thủy Tinh. Cuối cùng, Thủy Tinh thua, nhưng hằng năm vẫn dâng nước gây lũ lụt khắp nơi. Trong truyện, có thể thấy, nhân vật Thủy Tinh đại diện cho thiên tai; còn Sơn Tinh là nhân vật biểu trưng cho nhân dân ta, cho sức mạnh của tinh thần đoàn kết, kiên cường bất khuất, mưu trí và anh dũng không chịu đầu hàng trước thiên tai, số phận của dân tộc ta. 

Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh là tập hợp những giá trị văn hóa, nghệ thuật của ông cha ta để lại. Tác giả dân gian đã tỉ mỉ trong việc lựa chọn những hình ảnh, nghệ thuật đặc sắc để diễn tả được thiên tai bão lũ, qua đó bộc lộ được tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trước thiên tai. Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyện thần thoại Việt Nam được xây dựng bởi những yếu tố kỳ ảo thú vị và lôi cuốn người xem. Từ  hình ảnh sính lễ vua đặt ra như ''voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao'' đã cho thấy sự giàu mạnh, phong phú về sản vật của đất nước, đồng thời cũng thể hiện quan niệm người xưa luôn đặt núi non lên trước. Bởi  những lễ vật đó chỉ dễ dàng tìm được ở vùng núi chứ không phải biển cả. Rõ ràng, ngay từ đầu, Sơn Tinh đã có lợi thế trước Thủy Tinh. Bên cạnh đó, truyện cũng vẽ ra những chi tiết kỳ ảo như ''Thủy tinh hô mưa, gọi gió.'', ''Nước dâng lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại làm cho đồi, núi mọc cao lên bấy nhiêu.''. Chúng đã khắc họa một bức tranh thiên tai ngày xưa. Về những gian khổ nhân dân ta phải chịu, về tinh thần chiến đấu, chống lại thiên tai của dân ta. Người dân Văn Lang cùng Sơn Tinh chống lại cuộc tấn công của Thủy tinh đã tô đậm vẻ kiên cường, bất khuất, tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam trước thiên tai, bão lũ.

Câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh với những chi tiết kỳ ảo, sinh động về câu chuyện của hai vị thần đã dấu ấn trong lòng người đọc, để họ khắc ghi tinh thần đoàn kết của ông cha ta khi đối mặt với thiên tai. Truyện đã nhắn nhở chúng ta phải luôn biết đoàn kết trước mọi khó khăn, thử thách.

Tìm kiếm google: Soạn văn ngắn bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể, soạn văn 10 bài Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể ngắn.

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 chân trời siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com