[toc:ul]
Trả lời:
Truyện - có cốt truyện..
Sử thi - sáng tạo nhân vật...
Thơ - bộc lộ trực tiếp ...
Văn bản thông tin tổng hợp - đề cập đến ...
Văn bản nghị luận - coi trọng lí lẽ, bằng chứng.
a. Văn nghị luận
b. Thơ
c. Truyện
Trả lời:
Thể loại | Lưu ý |
Văn nghị luận |
|
Thơ |
|
Truyện | Cốt truyện, thông điệp, tư tưởng, nhân vật, điểm nhìn, cố truyện, đặc điểm hình thức |
Trả lời:
Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo bao gồm: làm cho cuộc sống nhân dân trở nên yên ổn, no đủ, hạnh phúc và dám đứng lên diệt trừ bạo tàn, giặc xâm lược.
Trả lời:
* Tôi hiểu được:
- Con người anh hùng: là một người trung quân ái quốc.
- Con người nghệ sĩ: yêu thiên nhiên.
* Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả: Nêu lí lẽ , bằng chứng sẽ chứng minh.
a. Văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội?
b. Văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại?
Trả lời:
a. Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận văn học và văn bản nghị luận xã hội:
b. Một số điểm khác biệt giữa văn bản nghị luận trung đại với văn bản nghị luận hiện đại:
Trả lời:
Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên và cảnh sinh hoạt của Nguyễn Trãi đi từ cảnh thiên nhiên đến cảnh sinh hoạt, từ đó nói lên niềm tha thiết lớn với đời. Tác giả cảm nhận bức tranh ngày hè qua thị giác, thính giác và khứu giác. Từ cảnh sinh hoạt, tác giả nói lên nỗi lòng yêu nước của bản thân.
Trả lời:
- Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:
- Bài thơ Chiếc lá đầu tiên của Hoàng Nhuận Cầm:
Trả lời:
* Đất rừng phương Nam:
- Vai kể, điểm nhìn: cậu bé An. -> Thiên nhiên trở nên gần gũi.
* Dưới bóng hoàng lan:
- Vai kể: Người kể chuyện.
- Điểm nhìn: Điểm nhìn của nhân vật Thanh.
-> Miêu tả cảnh vật thông qua cảm nhận của Thanh. Vai kể và điểm nhìn có sự đan xen, tạo nên sự hấp dẫn trong nghệ thuật, bao quát kể chuyện.
STT | Nhân vật trong tác phẩm truyện | Nhân vật trong tác phẩm kịch (chèo/ tuồng) |
1 | ... | ... |
2 | ... | ... |
3 | ... | ... |
... | ... | ... |
Trả lời:
Ba điểm khác nhau về cách xây dựng nhân vật giữa hai thể loại truyện và chèo:
STT | Nhân vật trong tác phẩm truyện | Nhân vật trong tác phẩm chèo |
1 | Sử dụng tình huống truyện | Tính cách của nhân vật được thể hiện qua phục trang và cử chỉ trên sân khấu |
2 | Thể hiện tâm lí và suy nghĩ của nhân vật qua đối thoại, độc thoại nội tâm, lời trữ tình ngoại đề hoặc hành động | Tâm lí, suy nghĩ của nhân vật được thể hiện qua lời nói và hành động của chính nhân vật đó |
3 | Nhân vật sử dụng ngôn ngữ đời thường | Sử dụng ngôn ngữ đời thường xen lẫn lời ca của chèo |
(1) Thứ nhất, đọc sách giúp chúng ta mở mang kiến thứ. (2) Sách là kho tàng trí thức vô tận của nhân loại. (3) Sách cung cấp cho chúng ta những hiểu biết ở nhiều lĩnh vực như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, văn học,... (4) Sách làm cho tâm hồn ta phong phú, trí óc ta rộng mở và cuộc sống của chúng ta ý nghĩa hơn. (5) Đọc sách giúp chúng ta phát triển kĩ năng ngôn ngữ. (6) Chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng thông qua việc đọc sách. (7) Ngoài ra, chúng ta còn có thể cải thiện khả năng viết của mình thông qua việc đọc sách. (8) Thêm vào đó, khi đọc sách thường xuyên, bạn sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
a. Chỉ ra lỗi dùng từ trong câu (2) và sửa lại cho đúng.
b. Có thể viết lại các câu (6), (7), (8) như thế nào để văn bản ngắn gọn, súc tích hơn?
c. Chỉ ra lỗi liên kết trong đoạn trích trên và sửa lại cho đúng.
Trả lời:
a. - Lỗi: dùng từ trong câu (2).
- Sửa: trí thức -> tri thức.
b. Rút ngắn các câu (6), (7), (8) như sau:
Thông qua việc đọc sách, chúng ta sẽ được trau dồi các từ vựng mới cũng như cải thiện khả năng viết lách mà đôi khi chính bạn cũng không hề nhận ra điều đó.
c. - Lỗi liên kết trong đoạn trích.
- Sửa: Sử dụng các từ ngữ liên kết và tách đoạn.
Đề a. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong các bài thơ mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Đề b. Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của một trong những tác phẩm truyện mà bạn đã đọc theo yêu cầu đọc mở rộng.
Trả lời:
Dàn ý
Đề a.
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm của bài thơ Tây Tiến.
- Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận (nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến).
* Thân bài: Đánh giá về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.
- Nội dung: Nỗi nhớ Tây Tiến của nhà thơ được thể hiện qua mạch hồi tưởng, thể hiện được cảm hứng lãng mạn và cảm hứng bi tráng:
- Hình thức nghệ thuật:
* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tây Tiến.
Đề b.
* Mở bài:
- Giới thiệu những nét sơ lược về truyện Buổi học cuối cùng.
- Dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.
* Thân bài: Nội dung và hình thức nghệ thuật của truyện Buổi học cuối cùng.
- Nội dung:
Nhân vật cậu bé Phrăng: Vừa là nhân vật chính, vừa đóng vai người kể chuyện, có sự biến đổi tâm trạng, thái độ (cách thể hiện với thầy giáo: từ sợ hãi chuyển sang hồn nhiên, chân thật, biết lẽ phải).
Nhân vật thầy giáo Ha-men: Các chi tiết miêu tả ngoại hình của thầy Ha-men cho thấy buổi học cuối cùng là sự linh thiêng, trang trọng → Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, tin ở tiếng nói dân tộc Pháp, có lòng yêu nước sâu sắc.
→ Thể hiện tình yêu đất nước và ngôn ngữ Pháp.
→ Thông điệp về tình yêu nước và tầm quan trọng của ngôn ngữ với sự sống còn của một quốc gia, dân tộc.
- Hình thức nghệ thuật: Truyện ngắn được kể ở ngôi thứ nhất với điểm nhìn của cậu bé Phrăng (người kể chuyện hạn tri) khiến cho câu chuyện gần gũi với người đọc (như một câu chuyện của một người từng chứng kiến, tham gia vào nó) và gần gũi với đời sống (con người không thể biết hết được tất cả mọi thứ, không thể có được cái nhìn toàn tri).
* Kết bài: Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.
Trả lời:
Đề a.
Mở bài:
Tây Tiến là một bài thơ nổi tiếng của Quang Dũng thể hiện nỗi nhớ của nhà thơ với đoàn quân Tây Tiến. Với nghệ thuật đặc sắc, Quang Dũng đã tái hiện được hình ảnh thiên nhiên và chân dung người lính Tây Tiến một cách tài tình. Đó là thiên nhiên và người lính vừa có sự gai góc vừa có những vẻ đẹp trữ tình, nên thơ, lãng mạn.
Kết bài:
Qua bài thơ Tây Tiến, người đọc thấy được cảm hứng lãng mạn và bi hùng được tác giả miêu tả qua thiên nhiên và người lính Tây Tiến. Đó là cách miêu tả sử dụng phép đối, sử dụng từ Hán Việt cũng như cách ngắt nhịp câu thơ. Bài thơ Tây Tiến chính là một bài thơ viết về chiến tranh bằng những nỗi lòng, tâm hồn lãng mạn xen cả vào đó là những gai góc của sự gian khổ nhưng không vì thế bi thương.
Đề b.
Mở bài:
Trong chúng ta, thời đi học, ai cũng từng một lần muốn trốn học đi chơi. Cậu bé Phrăng trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê cũng vậy. Cậu cũng rất ham chơi và đến buổi học Pháp văn cuối cùng, cậu đã đến muộn. Thế nhưng buổi học cuối cùng ấy đã đánh thức cậu và để lại trong cậu rất nhiều nuối tiếc về sự ham chơi của mình. Truyện ngắn Buổi học cuối cùng không chỉ là thông điệp về sự siêng năng học tập, mà hơn thế nó còn là một thông điệp về lòng yêu nước gắn với tình yêu ngôn ngữ.
Kết bài:
Phạm Quỳnh hơn 100 năm trước đã từng viết: "Truyện Kiều còn, tiếng ta còn. Tiếng ta còn, nước ta còn.". Câu nói này của Phạm Quỳnh đã khẳng định giá trị của tiếng nói, của ngôn ngữ đối với vận mệnh của một quốc gia, dân tộc. Trong Buổi học cuối cùng, An-phông-xơ Đô-đê cũng có chung quan điểm ấy. Qua truyện ngắn này, tôi càng thấy yêu thêm vẻ đẹp ngôn ngữ, tiếng nói của dân tộc mình.
Trả lời:
* Tóm tắt văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật ứng với thể loại thần thoại:
Cuộc tu bổ lại các giống vật là một thần thoại nhằm lí giải tập tính của các loài chim. Do Ngọc Hoàng ban đầu khi sáng tạo ra vạn vật, vì vội vàng và thiếu nguyên liệu nên về sau phải sai các Thiên thần tu bổ lại các giống vật. Thế nhưng khi nguyên liệu hết, các loài chim như chiền chiện, đỏ nách và ốc cau,... vẫn chưa có chân. Chúng nài nỉ các vị Thiên thần và cuối cùng có những bộ chân tạm từ chân hương. Chính vì vậy mà về sau dòng dõi các loài chim ấy còn giữ thói quen chới với ba lần để thử đặt chân trước khi đậu.
* Tóm tắt nội dung của văn bản Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời ứng với thể loại sử thi:
Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời - đoạn trích trong sử thi Đăm Săn đã kể lại câu chuyện Đăm Săn vượt qua các gian khó để đến hỏi cưới nữ thần Mặt Trời. Thế nhưng nữ thần Mặt Trời đã không đồng ý vì Đăm Săn đã có vợ. Đăm Săn buồn tủi ra về. Nữ thần Mặt Trời khuyên Đăm Săn đừng về vội vì khi đó, nàng bắt đầu ló lên ở đầu núi, đánh dấu một ngày mới. Nếu về lúc này, cả người và ngựa có thể sẽ chết chìm trong đất sáp đen. Nhưng Đăm Săn không nghe và nhất quyết thúc ngựa về. Ngựa càng chạy, đất càng ngập, cuối cùng ngựa không thể bước được nữa.
* Tóm tắt nội dung của văn bản Xã trưởng - Mẹ Đốp ứng với thể loại chèo:
Xã trưởng - Mẹ Đốp, một đoạn trích trong vở chèo Quan Âm Thị Kính có nội dung là xã trưởng đến gọi nhà Đốp đi giao mõ chuyện Thị Mầu chửa hoang cho cả làng biết. Nhưng cái hay của đoạn trích này nằm ở chỗ, đây là miếng hài cho người xem, làm giảm đi sự căng thẳng từ các cảnh phía trước trong vở chèo. Xã trưởng trong đoạn trích hiện lên là một nhân vật thiếu hiểu biết, chỉ dùng quyền hành để đe nẹt người khác. Trong khi đó, mẹ Đốp chỉ là một dân thường, nhưng với trí thông minh và sự ứng xử khéo léo đã luôn trêu chọc xã trưởng và tránh được những lời ong bướm cợt nhả của xã trưởng.
* Tóm tắt nội dung văn bản Buổi học cuối cùng ứng với thể loại truyện:
Buổi học cuối cùng kể lại câu chuyện về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Bởi ngày hôm sau, các học sinh vùng An-dát sẽ phải học bằng tiếng Đức, bằng thứ tiếng của kẻ chiến thắng trong chiến tranh, nghĩa là bọn họ không còn được học bằng tiếng mẹ đẻ. Buổi học đã diễn ra một cách trang trọng. Thầy Ha-men khác hẳn mọi lần: mặc lễ phục, chuẩn bị giấy viết rất đẹp và nhắc nhở nhẹ nhàng khi Phrăng đến muộn. Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học. Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ "Nước Pháp muôn năm" và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.
* Tóm tắt nội dung văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ ứng với thể loại văn bản nghị luận:
Văn bản Nguyễn Trãi - nhà ngoại giao, nhà hiền triết, nhà thơ là một văn bản của A-ma-đu Ma-ta Mơ Bâu đưa ra sự đánh giá của mình về Nguyễn Trãi. Văn bản đã khẳng định Nguyễn Trãi vừa là một nhà ngoại giao, nhà hiền triết dựa vào tư tưởng nhân nghĩa mà Nguyễn Trãi theo đuổi. Tác giả khẳng định Nguyễn Trãi là một nhà thơ dựa vào những đóng góp thơ ca của ông. Mơ Bâu đã kể ra những trước tác của Nguyễn Trãi về mọi mặt bao gồm: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí cũng như những câu thơ trong Quốc âm thi tập.
* Tóm tắt nội dung văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây ứng với thể loại văn bản thông tin:
Văn bản Chợ nổi - nét văn hóa sông nước miền Tây là một văn bản giới thiệu về chợ nổi ở miền Tây Nam Bộ. Văn bản đã giới thiệu cho người đọc những thông tin bổ ích như những khu chợ sầm uất trên sông và cách rao mời độc đáo ở chợ nổi. Văn bản đã cho thấy được nét độc đáo của chợ nổi, cũng chính là nét văn hóa sông nước miền Tây.
Trả lời:
HS tự đọc diễn cảm (theo trí nhớ) một số đoạn thơ mà bạn yêu thích và mới tìm hiểu được trong năm học lớp 10.