Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 10 chân trời bài Đất rừng phương Nam

Soạn ngữ văn 10 tập 2 sách Chân trời siêu ngắn bài Đất rừng phương Nam. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Trước khi đọc] Câu 1. Bạn từng hình dung thế nào về thiên nhiên và cuộc sống con người ở vùng đất Nam Bộ cách đây gần một thế kỉ? Hãy chia sẻ với các bạn trong lớp về điều đó.

Trả lời: Trông rất hoang sơ, nhưng cũng rất đẹp và trù phú.

[Trước khi đọc] Câu 2. Dựa vào nhan đề Đất rừng phương Nam, bạn suy đoán xem phần văn bản dưới đây sẽ kể với bạn những chuyện gì?

Trả lời: Những điều liên quan đến thiên nhiên Nam Bộ.

[Đọc văn bản] Câu 1. Bạn hiểu thế nào là "ăn ong"?

Trả lời: "Ăn ong" là đi thu hoạch mật ong.

[Đọc văn bản] Câu 2. Chú ý lời thoại và tính cách hai nhân vật An và Cò.

Trả lời:

- An: Tinh tế, để ý.

- Cò: Tốt bụng, thẳng tính, có phần "lên mặt" với An.

[Đọc văn bản] Câu 3. Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai?

Trả lời: Việc làm kèo được kể lại qua điểm nhìn của má nuôi An.

[Đọc văn bản] Câu 4. Vì sao tía nuôi khuyên An "không nên giết ong"?

Trả lời: Vì tía nuôi muốn các con ứng xử tốt với tự nhiên, đồng thời ông có cách khác để đuổi ong đi.

[Đọc văn bản] Câu 5. Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau này có tác dụng gì?

Trả lời: Cho thấy không có nơi nào có kiểu tổ ong hình nhánh kèo như vùng U Minh.

[Sau khi đọc] Câu 1. Tóm tắt câu chuyện được kể trong văn bản trên

Trả lời:

Câu chuyện kể về lần đi lấy mật của An, thằng Cò và tía nuôi. Trên đường đi, An đã cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên: ban mai, bầy ong, đàn chim, v.v... Lúc nghỉ mệt, tía nuôi và thằng Cò đã chỉ đàn ong mật cho An. Sau đó, họ tiếp tục đi lấy mật và thu hoạch được rất nhiều. Chẳng may, thằng Cò bị ong đốt. Tía nuôi An - tía của thằng Cò đã bôi vôi lên trên vết đốt đó và ông chỉ đuổi đàn ong đi để lấy mật. Trước khi ra về, đám người bọn họ đã ăn cơm cho đỡ đói và dự định hôm sau sẽ phải mang gùi to hơn để lấy đc nhiều mật hơn. Lúc ăn cơm, An đã suy nghĩ về cách làm tổ nuôi ong trên thế giới và thấy rằng không nơi nào giống cách đặt kèo ở rừng U Minh.

[Sau khi đọc] Câu 2. Quanh câu chuyện "đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? Các điểm nhìn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau như thế nào? Theo bạn, điểm nhìn của ai là quan trọng nhất? Vì sao?

Trả lời:

- Điểm nhìn của những nhân vật: An, thằng Cò, tía và má nuôi.

- Các điểm nhìn của thằng Cò, tía và má nuôi bổ trợ cho điểm nhìn của An, giúp người đọc thấy được cuộc sống thiên nhiên và con người phương Nam.

- Điểm nhìn của An là quan trọng nhất. Vì đoạn này An là người kể chuyện.

[Sau khi đọc] Câu 3. Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

Trả lời: Có tác dụng giúp cho câu chuyện trở nên thật hơn đối với người đọc.

[Sau khi đọc] Câu 4. Phân tích một đoạn trong lời của người kể chuyện có sự kết hợp giữa kể sự việc và miêu tả cảnh vật, thể hiện được phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam.

Trả lời: 

* Đoạn: "Chim hót líu lo. Nắng bốc hương...Con đeo trên tấm lá ngái thì biến ra màu xanh lá ngái."

* Phân tích:

- Yếu tố tự sự: Kể về hoạt động của các loài vật, hương thơm của hoa tràm phảng phất khắp rừng.

- Yếu tố miêu tả: Miêu tả tính chất của tiếng chim, màu sắc da kì nhông, tính chất trong hành động của con Luốc,....

- Phong vị riêng trong cuộc sống của thiên nhiên và con người phương Nam:

  • Thiên nhiên: trù phú, sinh động.
  • Con người: phóng khoáng, tự do

[Sau khi đọc] Câu 5. Xác định chủ đề của văn bản và chỉ ra một số căn cứ để xác định chủ đề.

Trả lời: 

- Chủ đề của văn bản: Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.

- Căn cứ để xác định chủ đề: Dựa vào vấn đề cơ bản của văn bản.

[Sau khi đọc] Câu 6. Chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai nhân vật Cò và An. Theo bạn, việc làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm?

Trả lời:

- Tương đồng: còn nhỏ tuổi, ngây thơ, biết nghe lời tía và má, đối xử tốt với nhau.

- Khác biệt:

Cò: thẳng thắn, bộc trực, tốt tính và không để bụng.

An: tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

- Có tác dụng khắc họa tính cách của con người trong tác phẩm. Người phương Nam là những người tốt tính, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tinh tế, nhạy cảm, có chiều sâu.

[Sau khi đọc]  Câu 7. Câu chuyện đi lấy mật giúp bạn hiểu thêm điều gì về thiên nhiên, cuộc sống, tính cách con người Nam Bộ?

Trả lời:

- Thiên nhiên: trù phú, hoang sơ.

- Cuộc sống: giản dị, gắn liền với thiên nhiên.

- Con người: phóng khoáng, thẳng thắn, bộc trực nhưng cũng rất tình cảm, tinh tế, sâu sắc.

Tìm kiếm google: soạn văn 10 tập 2 Chân trời ngắn, giải sách lớp 10 chân trời sáng tạo ngắn, soạn văn 10 bài 8 Chân trời sáng tạo ngắn, soạn ngắn ngữ văn 10 chân trời bài Đất rừng phương Nam

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 10 chân trời siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net