A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Nơi cất giữ và trưng bày những thành tích của nhà trường đã đạt được ở đâu?
A. Phòng truyền thống
B. Thư viện của trường
C. Hội đồng sư phạm
D. Phòng Hiệu trưởng
Câu 2 (0,5 điểm). Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?
A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
C. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
D. Người có tính ba phải là người thiếu tự tin
Câu 3 (0,5 điểm). Có những cách nào để xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân?
A. Tự đánh giá, nhờ người khác đánh giá
B. Tùy vào thời gian thì nó bộc lộ
C. Tự điểm mạnh, điểm yếu bộc lộ
D. Lấy thước đo
Câu 4 (0,5 điểm). Nhà trường có những truyền thống nào?
A. Hình ảnh hoạt động chuyên môn
B. Thành tích GV, HS đạt được
C. Truyền thống học tập và đạt thành tích cao
D. Hình ảnh hoạt động đoàn thể của trường
Câu 5 (0,5 điểm). Việc ứng xử lễ phép với thầy cô là?
A. Thể hiện sự kính trọng với thầy cô
B. Làm cho thầy cô dễ dàng thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của học sinh
C. Thể hiện sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo.
D. Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải điểm mạnh của học sinh trong học tập?
A. Chủ động học tập, tìm hiểu về bài học
B. Quay cóp trong giờ kiểm tra
C. Tích cực giơ tay phát biểu
D. Nghiêm túc trong thi cử
Câu 7 (0,5 điểm). Khi gặp vấn đề nảy sinh trong quan hệ bạn bè chúng ta im lặng, không nói để các bạn hiểu sẽ dẫn đến điều gì?
A. tình bạn tốt đẹp hơn
B. mất đoàn kết tình bạn
C. bị bạn đố kị
D. bị các bạn bắt nạt
Câu 8 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là sai?
A. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như sẵn sàng giúp đỡ mọi người
B. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như tự tin trước đám đông
C. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như chưa gọn gàng, ngăn nắp trong sinh hoạt
D. Điểm mạnh của học sinh trong học tập có thể kể đến như vui vẻ, hòa đồng với mọi người
Câu 9 (0,5 điểm). Việc hoàn thành bài tập, nhiệm vụ được giao góp phần gì?
A. Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.
B. Thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo.
C. Thể hiện sự nhiệt huyết đối với tập thể lớp và hưởng ứng sôi nổi với phong trào của các thầy cô giáo.
D. Thể hiện sự tôn trọng, vâng lời thầy cô giáo và giúp việc học tập của chính mình trở nên tốt hơn.
Câu 10 (0,5 điểm). Câu tục ngữ: “Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo” khuyên chúng ta điều gì?
A. Đoàn kết.
B. Trung thành.
C. Tự tin.
D. Tiết kiệm.
Câu 11 (0,5 điểm). Nhân ngày 20/11, nhà trường tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11 nhưng bạn Lan không tham gia vì không thích. Nếu là em, em sẽ khuyên bạn Lan như thế nào?
A. Ủng hộ việc làm của Lan
B. Đồng tình với việc làm đó vì cho rằng mỗi bạn một sở thích.
C. Nói cho Lan hiểu về ý nghĩa của hoạt động này và khuyên Lan cùng tham gia.
D. Không chơi với bạn Lan nữa.
Câu 12 (0,5 điểm). Để trở thành bác sĩ trong tương lai, em cần có thế mạnh, sở trường gì?
A. Nhạy bén, tư duy
B. Có đủ kiến thức chuyên ngành, nhanh nhẹn và có tính nhân văn
C. Thông minh, thích ứng nhanh với môi trường
D. Có đủ kiến thức chuyên ngành, chịu được áp lực
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích tình huống sau và nêu điểm mạnh, điểm yếu và cách điều chỉnh của các nhân vật trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Các bạn thường nói T là người mạnh mẽ, khá quyết liệt. Trong nhiều cuộc họp, T thường thẳng thắn chỉ ra những nhược điểm của một số bạn trong lớp để mong các bạn đó tiến bộ. Nếu bạn nào có ý kiến thắc mắc thì T sẵn sàng đưa ra các minh chứng rất rõ ràng làm cho các bạn không thể phản ứng lại.
- Tình huống 2: Trong trường học, X được khen là bạn nữ dịu dàng, khéo léo và không để mất lòng ai. Trong các buổi học nhóm, nếu có trang luận xảy ra, mặc dù biết rõ ai đúng, ai sai nhưng X cũng không đưa ra ý kiến vì không muốn mất lòng các bạn.
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy liệt kê những cách mà em thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | A | A | C | A | B |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
B | C | D | C | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | Xử lí tình huống và nêu điểm mạnh, điểm yếu và cách điều chỉnh của các nhân vật trong các tình huống: - Tình huống 1: + Điểm mạnh: T là người mạnh mẽ, quyết liệt. + Điểm yếu: T quá thẳng thắn. + Cách điều chỉnh: T nên tế nhị hơn khi chỉ ra và góp ý các nhược điểm của các bạn trong lớp. - Tình huống 2: + Điểm mạnh: X là người khéo léo, dịu dàng. + Điểm yếu: X không muốn làm mất lòng ai + Cách điều chỉnh: Khi hoạt động tập thể X nên đưa ra ý kiến, chỉ rõ đúng sai để bài tập nhóm được tốt nhất. |
1,5 điểm
1,5 điểm
|
Câu 2 (1,0 điểm) | HS liên hệ bản thân, liệt kê các cách thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè: - Với thầy cô: + Thường xuyên trò chuyện với thầy cô. + Luôn hoàn thành nhiệm vụ học tập thầy cô giáo giao cho. + Thể hiện trách nhiệm với công việc chung của lớp. + Thể hiện sự quan tâm tới thầy cô. + ... - Với bạn bè: + Thường xuyên trò chuyện với bạn bè. + Rủ bạn cùng học tập và tham gia các hoạt động. + Bênh vực và bảo vệ bạn khi bạn bị bắt nạt. + Thể hiện sự quan tâm tới bạn bè. + Tươi cười, chan hoà với mọi người. + Cho bạn bè những lời khuyên tích cực. + ...
| 1,0 điểm |
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Chủ đề 2: Khám phá bản thân | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Chủ đề 1 | 6 | 1 | ||||
Xây dựng và phát triển nhà trường | Nhận biết | Nhận biết được truyền thống nhà trường là gì. | 2 | C1, C4 | ||
Thông hiểu | Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. | 3 | C5, C7, C9 | |||
Vận dụng | Hợp tác với bạn cùng xây dựng và thực hiện các hoạt động xây dựng và phát triển nhà trường. | 1 | C11 | |||
Vận dụng cao | Chia sẻ được thường làm để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. | 1 | C2 (TL) | |||
Chủ đề 2 | 6 | 1 | ||||
Khám phá bản thân | Nhận biết | - Nhận diện được nét riêng và thể hiện sự tự tin của bản thân. - Nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. | 2 | C2, C3 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để biết điều chỉnh thích ứng với sự thay đổi. - Xác định được câu tục ngữ nói về sự tự tin. | 3 | C6, C8, C10 | |||
Vận dụng | Nêu được điểm mạnh, điểm yếu và cách điều chỉnh của các nhân vật trong các tình huống. | 1 | 1 | C12 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao |