A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Tại sao phải sống có trách nhiệm?
A. Làm cho bản thân có được sự tin tưởng của mọi người.
B. Làm cho bản thân sống có ích hơn.
C. Làm cho bản thân thấy mình trưởng thành hơn.
D. Làm cho bản thân học giỏi hơn.
Câu 2 (0,5 điểm). Dấu hiệu của người sống có trách nhiệm là gì?
A. Biết đặt ra giới hạn cho bản thân.
B. Biết quản lí chi tiêu.
C. Biết đặt ra mục tiêu cho hoạt động của bản thân.
D. Biết quản lí cảm xúc.
Câu 3 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?
A. Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ.
B. Nói chuyện riêng với từng người để hiểu suy nghĩ của họ.
C. Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn.
D. Né tránh nhìn nhận sự việc.
Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, kỷ luật là gì?
A. Thói quen của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động.
B. Bản chất của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động.
C. Đặc tính của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động.
D. Tính cách của một cá thể sau quy trình rèn luyện phấn đấu, tuân theo những nguyên tắc, khuôn khổ hoạt động.
Câu 5 (0,5 điểm). Dấu hiệu của người sống có kỷ luật là gì?
A. Bộc lộ tính vị kỉ của bản thân, luôn đề cao cái tôi trước tập thể.
B. Đề cao khả năng của mình và nhận trách nhiệm lớn lao, cao cả về mình.
C. Bộc lộ tính chủ quan, quyết định theo lý trí cá nhân để phục vụ cho lợi ích của bản thân.
D. Có năng lực làm chủ mọi hành vi nhận thức của mình theo khuôn khổ, mà không chịu chi phối từ bất kể một cá thể nào bên ngoài.
Câu 6 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?
A. Ghi chép các khoản thu chi.
B. Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra.
C. Mua sắm các vật dụng bản thân yêu thích.
D. Điều chỉnh khoản chi tiêu không cần thiết.
Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người tự giác tham gia vào lao động trong gia đình?
A. Chủ động giúp đỡ người thân trong trường hợp cần thiết.
B. Tự giác hoàn thành công việc của bản thân.
C. Lập danh sách và thực hiện các công việc cần làm.
D. Nhờ người thân hoàn thành phần công việc được giao.
Câu 8 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể?
A. Nghiêm túc thực hiện các quy định đã đưa ra.
B. Tự tạo thói quen trong việc tuân thủ kỉ luật chung.
C. Không muốn tham gia các hoạt động có tính tập thể.
D. Tích cực cải thiện bản thân để tránh vi phạm vào quy định.
Câu 9 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không thể hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp, tiết kiệm tài chính?
A. Thực hiện việc mua dự trữ các nhu yếu phẩm.
B. Cân đối giữa các khoản chi không vượt quá khoản thu của gia đình.
C. Lập danh sách các nhu yếu phẩm cần mua.
D. Xác định những khoản có thể phát sinh trong sinh hoạt.
Câu 10 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân?
A. Lên kế hoạch chi tiêu hợp lí, chi tiết, lập danh sách các sản phẩm cần mua trước khi mua sắm.
B. Mua sắm theo các chương trình khuyến mãi, giảm giá theo sở thích của bản thân.
C. Tạo thói quen theo dõi thu chi cá nhân, quản lí chi tiêu không vượt quá mức sống.
D. Không để bị cuốn theo các chương trình khuyến mãi, tiếp thị, quảng cáo mà cần đánh giá đúng nhu cầu với sản phẩm.
Câu 11 (0,5 điểm). Duy được các bạn trong lớp rủ tham gia văn nghệ lớp nhưng mẹ Duy đang bị ốm, bố Duy đi làm xa. Duy đã không tham gia cùng các bạn và về nhà chăm sóc mẹ. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
A. Duy không thể hiện sự quan tâm tới mẹ.
B. Duy làm mất tình cảm bạn bè.
C. Duy là người con có trách nhiệm.
D. Duy đã không hiểu sự quan tâm của bạn.
Câu 12 (0,5 điểm). Duy có một số tiền tiết kiệm nhỏ để đóng góp vào quỹ từ thiện của lớp. Trên đường đi đến trường, Duy có thấy một cửa hàng đồ dùng học tập và ghé vào và thấy một chiếc bút rất đẹp. Tuy nhiên nếu Duy mua bút thì sẽ tiêu vào số tiền đem đi quyên góp. Nếu là Duy em sẽ làm gì?
A. Em sẽ mua chiếc bút và đóng góp số tiền ít đi.
B. Em sẽ không mua bút và để số tiền đó đóng góp từ thiện.
C. Em sẽ mua chiếc bút đó vì em rất thích.
D. Em sẽ để dành số tiền quyên góp và mua chiếc bút khác rẻ hơn.
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành thể hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống sau đây:
- Tình huống 1: Một tuần vừa qua, An phải nghỉ học vì bị ốm nhập viện. Khi quay trở lại lớp, An thấy bản thân không bắt nhịp được với lớp, không theo kịp tiến độ học của các bạn, kết quả học tập không được như trước.
- Tình huống 2: Hằng và Tâm là đôi bạn thân thường xuyên cùng nhau đạp xe đi học. Một hôm Hằng không may bị ngã gãy chân không thể tự đạp xe đi học được nữa.
- Tình huống 3: Vân được phân công trực nhật, lau bảng hôm nay nhưng sáng hôm đó bạn bị ốm nên không thể đến lớp được.
Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách hòa giải khi bản thân có mâu thuẫn, xung đột trong gia đình.
---HẾT---
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
A | C | D | D | D | C |
Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | C | A | B | C | B |
B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu | Nội dung đáp án | Biểu điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) | Xử lí tình huống và thực hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống: - Tình huống 1: + An nhận thức được sau một tuần nghỉ học vì ốm bản thân không bắt nhịp được với lớp, không theo kịp tiến độ học của các bạn, kết quả học tập không được như trước. + An có thể đặt ra mục tiêu bắt kịp các bạn, đạt kết quả như trước bằng cách lập ra một kế hoạch thực hiện cam kết. + Để cải thiện vấn đề An có thể xác định những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến việc này từ đó tìm ra giải pháp để khắc phục. + Một số giải pháp như: Tự túc điều chỉnh lại thời gian học tập, vui chơi, nhờ bạn bè, thầy cô hỗ trợ bổ sung kiến thức còn thiếu, dành thời gian đọc sách, làm thêm các bài tập còn thiếu... - Tình huống 2: + Trên cương vị là một người bạn Tâm nên động viên, an ủi bạn khi bạn không may bị ngã, phải bó bột, không thể tự đạp xe đến lớp. + Trong trường hợp bạn chưa thể đến lớp được, Tâm có thể giúp đỡ bạn ghi chép bài tập, đến nhà giảng lại bài cho bạn, đồng thời động viên bạn cố gắng học tập, giữ gìn sức khỏe. + Trong trường hợp bạn có thể được phép đi học Tâm có thể đưa đón bạn đi học và trở bạn về bằng xe của mình, dìu bạn vào lớp, hỗ trợ bạn trong các hoạt động của tập thể,... - Tình huống 3: + Dù bị ốm không thể đi học được nhưng Vân nên thực hiện đúng trách nhiệm của mình với tập thể. + Vân có thể báo lại cho thầy cô giáo, ban cán sự lớp để được thầy cô, các bạn hỗ trợ cử bạn khác trực nhật thay cho Vân. + Vân cùng có thể nhờ một bạn nào đó trong lớp đổi lịch trực nhật cho mình để tránh tình trạng không có ai trực nhật. |
1,0 điểm
1,0 điểm
1,0 điểm |
Câu 2 (1,0 điểm) | - Cách hòa giải khi bản thân có mâu thuẫn, xung đột trong gia đình: + Chủ động nói chuyện với người thân để hóa giải mâu thuẫn, xung đột. + Nói về sự nuối tiếc đã xảy ra mâu thuẫn và bày tỏ thiện chí muốn giải quyết mâu thuẫn này. + Lắng nghe và đặt mình vào vị trí của người thân để hiểu cảm xúc của họ. + Nói về cảm xúc của mình để người khác hiểu, thông cảm. + Thừa nhận lỗi của mình (nếu có) và mạnh dạn chỉ ra điều mà người thân cũng cần rút kinh nghiệm. + Chủ động đưa ra những quy ước, cam kết để phòng tránh mâu thuẫn, xung đột khác... |
0,5 điểm
0,5 điểm |
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 1 | 0 | 0 | 6 | 1 | 4,0 | ||
Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình | 2 | 0 | 3 | 0 | 1 | 0 | 0 | 1 | 6 | 1 | 6,0 | ||
Tổng số câu TN/TL | 4 | 0 | 6 | 0 | 2 | 1 | 0 | 1 | 12 | 2 | 10,0 | ||
Điểm số | 2,0 | 0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 3,0 | 0 | 1,0 | 6,0 | 4,0 | 10,0 | ||
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 3,0 điểm 30% | 4,0 điểm 40% | 1,0 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
Chủ đề 3 | 6 | 1 | ||||
Rèn luyện bản thân | Nhận biết | - Nhận diện được định nghĩa của kỷ luật. - Nhận diện được dấu hiệu của người sống có kỷ luật | 2 | C4, C5 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được ý không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. - Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể. - Nhận diện được đâu không thể hiện sự trách nhiệm trong chi tiêu của bản thân. | 3 | C6, C8 C10 | |||
Vận dụng | - Vận dụng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm đối với bản thân. - Xử lí tình huống và thực hành thể hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống. | 1 | 1 | C12 | C1 (TL) | |
Vận dụng cao | ||||||
Chủ đề 4 | 6 | 1 | ||||
Trách nhiệm với gia đình | Nhận biết | - Nhận diện được định nghĩa về trách nhiệm. - Nhận diện được dấu hiệu của người sống có trách nhiệm. | 2 | C1 C2 | ||
Thông hiểu | - Nhận diện được biểu hiện không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. - Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của người tự giác tham gia vào lao động trong gia đình. - Nhận diện ý không thể hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp, tiết kiệm tài chính. | 3 | C3 C7 C9 | |||
Vận dụng | - Nhận diện được cách xử lí tình huống của người sống có trách nhiệm. | 1 | 1 | C11 | ||
Vận dụng cao | - Nêu cách hòa giải khi bản thân có mâu thuẫn, xung đột trong gia đình | C2 (TL) |