Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 4)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 4). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm). Nhận ra điểm yếu của mình sẽ giúp ích điều gì?

A. Học cách cải thiện, thay đổi điểm yếu

B. Ỷ lại vào điểm yếu để cho phép bản thân phạm lỗi

C. Để cảm thấy xấu hổ, tự ti

D. Người khác không còn chê bai mình nữa

Câu 2 (0,5 điểm). Đâu là điểm yếu của học sinh trong học tập?

A. Làm bài tập về nhà đầy đủ

B. Chú ý lắng nghe cô giảng bài

C. Nghe cô giảng bài nhưng lại ngồi suy nghĩ về việc khác

D. Tích cực giơ tay phát biểu

Câu 3 (0,5 điểm). Ý nghĩa của việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân là gì?

A. Dễ dàng phát triển bản thân hơn

B. Định hướng được nghề nghiệp trong tương lai phù hợp

C. Giúp mọi người yêu quý, tôn trọng

D. Tránh bị chê bai, mất mặt trước người khác

Câu 4 (0,5 điểm). Nhà trường có những truyền thống nào?

A. Hình ảnh hoạt động chuyên môn

B. Thành tích GV, HS đạt được

C. Truyền thống học tập và đạt thành tích cao

D. Hình ảnh hoạt động đoàn thể của trường

Câu 5 (0,5 điểm). Biểu hiện nào sau đây không thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân?

A. Linh có năng khiếu hát nhưng không dám tham gia câu lạc bộ văn nghệ.

B. Quang rất tự tin tham gia câu lạc bộ MC của trường.

C. Hùng luôn tích cực tham gia các giải bóng đá của trường.

D. Ly thường giúp đỡ các bạn trong lớp ôn tập môn Toán vào trước kì thi.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự hợp tác với bạn bè?

A. Sẵn sàng giúp đỡ các bạn học yêu trong lớp bổ trợ kiến thức

B. Chủ động hỏi thăm sức khỏe bạn khi bạn ốm

C. Tích cực thu hút các bạn cùng tham gia thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

D. Khinh thường những bạn nhà nghèo

Câu 7 (0,5 điểm). Điều gì làm cho em thấy nhớ nhất ở phòng truyền thống nhà trường?

A. Khu vực trưng bày các giải, huy chương đạt được trong các thành tích học tập, hoạt động thể thao

B. Nhiều mô hình phục vụ các môn học

C. Các thầy cô hiệu trưởng qua các năm

D. Nhiều sách thuộc các môn học hấp dẫn

Câu 8 (0,5 điểm). Q vốn là người rụt rè, ngại nơi đông người, nhưng Q được cô giáo cử tham gia cuộc thi hùng biện cấp trường. Q phải làm gì để có thể hoàn thành tốt bài hùng biện đó?

A. Xin cô không tham gia nữa

B. Tập nói trước gương, chuẩn bị thật tốt tâm lí

C. Bình tĩnh và tự tin rằng mình sẽ làm tốt

B. Biết rằng mình sẽ không thể bằng lớp khác nên cũng không chuẩn bị gì

Câu 9 (0,5 điểm). Nhà trường có truyền thống hoạt động thể dục thể thao rất sôi nổi, em sẽ làm gì?

A. tích cực tham gia để phát huy truyền thống

B. không tham gia khi phát động phong trào

C. lôi kéo các bạn không nên tham gia vì ảnh hưởng đến việc học

D. im lặng, không có ý kiến gì

Câu 10 (0,5 điểm). Hùng rủ Quang vào quán nét chơi game với mình. Nhưng lúc đó Quang phải về nhà đi chợ mua rau giúp mẹ. Nếu em là Quang, em sẽ làm gì?

A. Đồng ý và cùng Hùng vào quán nét chơi

B. Nói dối bố mẹ rằng hôm nay xe bị hỏng nên về muộn và theo Hùng vào quán nét chơi game

C. Từ chối Hùng vì phải về nhà giúp mẹ đi chợ

D. Vào chơi một lát rồi về đi chợ mua rau giúp mẹ

Câu 11 (0,5 điểm). Trong giờ trả bài kiểm tra, trước khi phát bài cho các bạn cô giáo thường sẽ đọc và sửa lỗi cho từng bạn. Hoa cảm thấy không hài lòng khi cô làm như vậy vì bạn không muốn biết lỗi sai của mình. Theo em, Hoa nên làm gì?

A. Nổi giận vì cô làm thế là đang làm mất mặt Hoa

B. Không để tâm tới lời cô nói và xin phép ra ngoài

C. Tự ái vì điểm yếu của mình

D. Lắng nghe và rút ra bài học cho mình ở những bài làm tiếp theo.

Câu 12 (0,5 điểm). Phương rất chăm chỉ học hành và có thành tích học tập tốt, nhưng vì bị khuyết tật từ nhỏ nên Phương luôn tỏ ra nhút nhát, thiếu tự tin, ít khi chơi và giao tiếp cùng các bạn trong lớp.  Nếu Phương học cùng lớp với em, em sẽ làm gì?

A. Khuyến khích các bạn nên gần gũi, chuyện trò cởi mở, thân thiện với Phương, động viên và khuyến khích Phương cùng tham gia các hoạt động trong lớp

B. Giao cho Phương nhiều nhiệm vụ để quen với các bạn

C. Xa lánh Phương, để bạn ấy một mình.

D. Vì thấy Phương ngại nói chuyện với mọi người nên các bạn nên để Phương tự nhiên, không nên ép.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Phân tích tình huống sau và trình bày cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong các tình huống sau:

       - Tình huống 1: Đến tiết học Ngữ văn, cả lớp nhận được thông báo thầy Q bị ốm nên cô V vào dạy thay khiến cả lớp xôn xao. Tan học, lớp trưởng thảo luận với cả lớp nên làm gì trong thời gian này.

Nếu em là thành viên của lớp, em sẽ đưa ra ý kiến gì?

       - Tình huống 2: Ð và T chơi thân với nhau. Hôm trước, hai bạn tranh luận và xảy ra mâu thuẫn. Trong lúc nóng giận, Ð đã nói hơi quá lời và tuyên bố không chơi với T nữa. Tuy nhiên, khi về nhà nghĩ lại, Ð thấy mình sai và ân hận với lời nói đó.

Nếu là Ð, em sẽ làm gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy nêu cách thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

 

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

B

C

A

D

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

A

B

A

C

D

A

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và nêu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong các tình huống:

- Tình huống 1: Nếu là thành viên của lớp em sẽ đồng ý với ý kiến đi thăm thầy để thể hiện sự quan tâm và lòng thành kính với thầy. Vì thầy là người dạy chúng ta và thầy luôn tốt với chúng ta nên chúng ta nên đi thăm thầy.

- Tình huống 2: Nếu là Đ, em sẽ tới và xin lỗi T vì chúng ta đã chơi với nhau lâu rồi có gì hãy bỏ qua cho nhau và lần sau mình sẽ bình tĩnh giải quyết mọi chuyện.

 

 

 

1,5 điểm

 

 

 

 

1,5 điểm

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

HS liên hệ bản thân, nêu cách thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hằng ngày:

- Chấp nhận và yêu thương bản thân.

- Tập trung vào những mặt tích cực của bản thân.

- Không sợ bày tỏ quan điểm của mình.

- Học hỏi và phát triển bản thân.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ từ người thân và bạn bè.

- ...

1,0 điểm

III.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

  

Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường 

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

 

Chủ đề 2: Khám phá bản thân

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

 

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

 

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

 

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11  BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 1

6

1

  

Xây dựng và phát triển nhà trường

Nhận biết

Nhận biết và thực hiện việc làm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

  

C4, C9

 
Thông hiểu

- Thực hiện được các việc làm phát triển truyền thống nhà trường.

- Hợp tác được với các bạn, cùng gìn giữ và phát triển mối quan hệ.

3

 

C6, C7, C10

 
Vận dụng

Nêu cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô và các bạn trong các tình huống.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 2

6

1

  

Khám phá bản thân

Nhận biết

Nhận biết điểm yếu của bản thân và điều chỉnh.

2

 

C1, C2

 
Thông hiểu

- Ý nghĩa của việc xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân.

- Thể hiện được sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân.

- Khắc phục được điểm yếu của bản thân để hoàn thiện hơn.

3

 

C3, C5, C8

 
Vận dụng

Biết điều chỉnh bản thân để thích ứng với tình huống trong cuộc sống.

1

1

C11

 
Vận dụng cao

Nêu được cách thể hiện sự tự tin về đặc điểm riêng của bản thân trong cuộc sống hằng ngày.

 

1

 

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi HĐTN 11 KNTT, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 1 hoạt đông trải nghiệm - hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com