Đề thi, đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, trách nhiệm là gì?

A. Là những điều đúng đắn mình cần làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình. 

B. Là những điều mình muốn làm và mong muốn được làm.

B. Là những điều gia đình, thấy có mong muốn mình làm. 

D. Là những điều mình phải thực hiện trong giai đoạn là học sinh. 

Câu 2 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của trách nhiệm?

A. Làm cho bản thân được người khác ngưỡng mộ và đề cao. 

B. Làm cho con người trưởng thành hơn. 

C. Làm cho bản thân tự tin phát triển và sẵn sàng chịu trách nhiệm về những việc mình đã làm.

D. Làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu gia đình?

A. Sở thích và nhu cầu mua sắm của bản thân.

B. Gía thành của sản phẩm. 

C. Chiến dịch quảng cáo, tiếp thị về sản phẩm.

D. Sản phẩm được bày bán công khai.

Câu 4 (0,5 điểm). Theo em,  kỷ luật là gì? 

A. Những quy định mà các thành viên trong xã hội cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra. 

B. Những quy định mà các thành viên trong xã hội cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra. 

C. Những quy tắc, quy định mà công dân đó cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra.

D. Những quy tắc, quy định mà mỗi thành viên trong tập thể đó cần phải thực hiện và chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc, quy định đã được đưa ra. 

Câu 5 (0,5 điểm). Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm của kỷ luật?

A. Làm cho con người trưởng thành hơn. 

B. Làm cho bản thân mỗi người sống theo khuôn phép, gò bó.

C. Giúp cho xã hội không có sự phân biệt đối xử, phân cấp giai tầng.

D. Tạo nên trên nền tảng của những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của quốc gia.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là cách để quản lí cảm xúc khi gặp vấn đề không mong muốn?

A. Hít thở sâu.

B. Thả lỏng cơ thể.

C. Phản pháo lại những điều mình không thích.

D. Đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu.

Câu 7 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình?

A. Chủ động tâm sự với người thân khi họ có các vấn đề về tinh thần.

B. Hỏi thăm đến tình trạng sức khỏe hàng ngày của người thân.

C. Để người thân tự vượt qua những khó khăn trong cuộc sống.

D. Quan tâm đến vấn đề tâm lí của người thân hàng ngày.

Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?

A. Chủ động gần gũi, tâm sự với các bạn.

B. Khích lệ các bạn phát huy khả năng riêng.

C. Để các bạn có suy nghĩ tiêu cực và không thể xây dựng kế hoạch hoàn thiện bản thân.

D. Cùng các bạn xây dựng mục tiêu, kế hoạch thay đổi bản thân. 

Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

A. Né tránh nhìn nhận sự việc.

B. Đặt mình vào vị trí người thân để hiểu cảm xúc của họ.

C. Nói chuyện riêng với từng người để hiểu suy nghĩ của họ.

D. Xác định nguyên nhân gây ra mâu thuẫn. 

Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?

A. Tuân thủ các mức chi tiêu đã đề ra.

B. Mua sắm các vật dụng bản thân yêu thich.

C. Ghi chép các khoản thu chi

D. Điều chỉnh khoản chi tiêu không cần thiết.

Câu 11 (0,5 điểm). Gia đình Thu lên kế hoạch tiết kiệm một khoản tiền cho việc tổ chức một hoạt động thiện nguyện trị giá 10 triệu đồng vào cuối tháng. Nhưng đến giữa tháng mẹ Thu phát hiện gia đình đã chi cho khoản mua thiết bị gia dụng vượt quá 1 triệu vào số tiền thiện nguyện. Nếu em là Thu em sẽ làm gì?

A. Em sẽ khuyên bố mẹ dùng số tiền đó thay vì tổ chức hoạt động lần này vì không đủ kinh phí.

B. Em sẽ đề xuất hủy bỏ hoạt động thiện nguyện vì không đủ kinh phí. 

C. Em sẽ đề xuất bố mẹ ghi chép lại các khoản chi tiêu để dễ kiểm soát, tránh bội thu.

D. Em sẽ khuyên bố mẹ thay đổi mức kinh phí con số thấp hơn. 

Câu 12 (0,5 điểm). Lan vô tình nghe được một số bạn trong lớp nói những lời không đúng về mình. Nếu em là Lan em sẽ làm gì?

A. Em sẽ tới chỗ các bạn đó và bày tỏ sự không hài lòng của mình.

B. Em sẽ bình tĩnh và giải thích với các bạn đã hiểu sai về mình. 

C. Em sẽ không chơi và tỏ thái độ không hài lòng về các bạn.

D. Em sẽ trực tiếp thông báo với cả lớp về hành động của các bạn kia. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp với tài chính cá nhân trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Sau giờ học, An về nhà và thấy mẹ đang được một nhân viên của công ty thực phẩm chức năng tư vấn về tác dụng của thuốc thải độc cơ thể. An thấy mẹ có vẻ khá chăm chú nghe và có ý định mua một hộp thuốc về dùng thử. Tuy nhiên, khi nghe lời giới thiệu của cô nhân viên về thuốc thải độc, An thấy không an tâm. 

       - Tình huống 2: Mai đang tìm mua quà trên mạng để chuẩn bị sinh nhật cho bạn thân. Bạn của Mai thích một chiếc áo sơ mi. Mai đã chọn được một chiếc áo sơ mi khá đẹp, đang giảm giá 30%. Tuy nhiên, Mai đang phân vân vì nếu mua thêm chiếc chân váy thì sẽ được giảm 50%.

       - Tình huống 3: Huy đến cửa hàng sách để mua một số dụng cụ học tập. Trên cửa ra vào có tờ quảng cáo “Tặng một phần quà trị giá 30 nghìn đồng cho đơn hàng từ 100 nghìn đồng. Huy nhẩm tính đơn hàng của mình thiếu mất 40 nghìn đồng là đủ điều kiện nhận quà. 

  Câu 2 (1,0 điểm). Nêu biểu hiện của người sống có trách nhiệm với gia đình. 

 

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp với tài chính cá nhân trong các tình huống:

- Tình huống 1: 

+ An đã nhận thấy sự bất thường và không tin tưởng với lời mời chào và giới thiệu của nhân viên bán hàng đối với sản phẩm thải độc.

+ An cần hỏi nhân viên bán hàng rõ hơn về chất lượng, nguồn gốc, các giấy tờ có liên quan đến sản phẩm để đảm bảo nắm rõ các thông tin về sản phẩm đó. Đồng thời có thể tham khảo các thông tin chính cống trên mạng về loại thuốc này.

+ An cũng nên khuyên mẹ cân nhắc vì công ty đó là công ty chuyên bán thực phẩm chức năng nhưng lại tư vấn thuốc thải độc cơ thể. 

+ An cũng có thể nhắc mẹ từ chối khéo léo lời tiếp thị, quảng cáo mua hàng của người nhân viên kia. 

- Tình huống 2: 

+ Mai phân vân không biết nên mua 1 sản phẩm được giảm 30% hay mua 2 sản phẩm được giảm giá đến 50%. 

+ Mai cần cân nhắc kĩ về khả năng tài chính của bản thân để chi tiêu phù hợp hơn, thay vì bị lôi cuốn vào chương trình giảm giá nhằm thu hút sự chi tiêu của khách hàng.

+ Nếu như sản phẩm mua thêm là không cần thiết Mai có thể chỉ mua chiếc áo được giảm giá 30% để cân bằng chi tiêu của bản thân. 

- Tình huống 3: 

+ Huy bị thu hút bởi chương trình khuyến mãi tặng quà khi mua hóa đơn từ 100 nghìn trở lên.Tuy nhiên, đơn hàng của Huy thiếu mất 40 nghìn để đủ điều kiện tham gia nhận quà. 

+ Huy nên cân nhắc vì nếu như Huy mua thêm  40 nghìn tiền hàng thì cũng sẽ chỉ nhận được phần quà trị giá 30 nghìn. Giá trị nhỏ hơn với số tiền Huy bỏ ra thêm để mua hàng.

+ Huy nên mua những đồ dùng thật sự cần thiết để phục vụ cho học tập, tránh lãng phí vào các chương trình khuyến mãi, tặng quà. 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Biểu hiện của người sống có trách nhiệm:

+ Luôn thể hiện sự quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình.

+ Chủ động tham gia hóa giải mâu thuẫn, xung đột xảy ra giữa mình với người thân hoặc giữa những người thân để không khí gia đình luôn vui vẻ. 

+ Tự giác tham gia có trách nhiệm các hoạt động trong gia đình và điều chỉnh, sắp xếp công việc phát sinh sao cho hợp lí. 

+ Thực hiện kế hoạch chi tiêu hằng tháng phù hợp với thu nhập gia đình, điều chỉnh chi tiêu để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình.

 

0,5 điểm

 

 

 

 

0,5 điểm

III.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân 

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

4,0

  

Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình 

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

6,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11  BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 3

6

1

  
Rèn luyện bản thân Nhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của kỷ luật.

- Nhận diện được đặc điểm của kỷ luật. 

2

 

C4, C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là cách để quản lí cảm xúc khi gặp vấn đề không mong muốn.

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. 

- Nhận diện được đâu không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. 

3

 

C6, C8

C10 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách xử lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau trong tình huống thực tế.

 - Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng ra quyết định chi tiêu phù hợp với tài chính cá nhân trong các tình huống. 

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 4

6

1

  
Trách nhiệm với gia đìnhNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa về trách nhiệm.

- Nhận diện được vai trò của trách nhiệm. 

2

 

C1

C2 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được biểu hiện không phải là yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu gia đình.

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về việc làm thể hiện sự quan tâm, chăm sóc thường xuyên đến người thân trong gia đình. 

- Nhận diện ý không đúng khi nói về cách hóa giải mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. 

3

 

C3

C7 

C9 

 
Vận dụng

- Nhận diện được cách quản lí và chi tiêu hợp lí.

1

 

C11

 
Vận dụng cao

- Nêu biểu hiện của người sống có trách nhiệm với gia đình.

 

1

 

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi HĐTN 11 KNTT, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 1 hoạt đông trải nghiệm - hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com