Đề thi, đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 3)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức(đề tham khảo số 3). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, học sinh có trách nhiệm gì với gia đình? 

A. Phấn đấu trở thành học sinh giỏi, trò ngoan, người con hiếu thảo. 

B. Sống và làm việc theo đúng quy định của pháp luật. 

C. Hoàn thành công việc được giao và không né tránh, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. 

D. Tích cực tham gia vào các hoạt động xã hội, không làm việc gì ảnh hưởng xấu đến mọi người xung quanh. 

Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, làm cách nào để giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình?

A. Luôn cho bản thân là người đúng và giữ nguyên quan điểm bản thân. 

B. Giữ cái tôi của bản thân, không chịu lắng nghe mọi người. 

C. Chủ động nói chuyện với người thân để hóa giải mâu thuẫn, xung đột.

D. Đưa ra những lí do bào chữa cho bản thân, không nhìn nhận vào vấn đề.

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người tự giác tham gia vào lao động trong gia đình?

A. Chủ động giúp đỡ người thân trong trường hợp cần thiết.

B. Tự giác hoàn thành công việc của bản thân. 

C. Lập danh sách và thực hiện các công việc cần làm.

D. Nhờ người thân hoàn thành phần công việc của mình. 

Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, trong trường hợp nào bản thân cần quản lí cảm xúc? 

A. Các bạn trong lớp yêu mến và bổ nhiệm em làm lớp trưởng.

B. Em là học sinh gương mẫu trong trường, nhận được sự tin yêu của các bạn. 

C. Em được cô giáo và các bạn tròn lớp tuyên dương thành tích trong học tập.

D. Các bạn trong lớp hiểu lầm về con người em và có những lời ác ý. 

Câu 5 (0,5 điểm). Đâu là cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân?

A. Sống khép kín, xa lánh bạn bè. 

B. Rủ rê các bạn tham gia các hội nhóm không lành mạnh trên không gian mạng.

C. Cho bạn xem bài, nhắc bài bạn trong giờ kiểm tra.

D. Khuyến khích bạn tham gia các hoạt động thể thao hàng ngày.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể?

A. Tích cực cải thiện bản thân để tránh vi phạm vào quy định.

B. Tuân thủ kỉ luật chung. 

C. Ngại tham gia các hoạt động có tính tập thể.

D. Điều chỉnh bản thân theo quy định chung.

Câu 7 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?

A. Chủ động tìm hiểu kĩ trước khi mua sắm.

B. Nhắc nhở bản thân về cách chi tiêu hợp lí.

C. Lập danh sách các nhu yếu phẩm cần mua.

D. Mua sắm theo cách quảng cáo, tiếp thị.

Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí?

A. Nghiêm túc thực hiện các mức chi tiêu đề ra.

B. Thực hiện việc mua các đồ dùng thiết yếu. 

C. Mua sắm những đồ dùng bản thân yêu thích. 

D.Theo dõi các khoản thu chi. 

Câu 9 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không thể hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp, tiết kiệm tài chính?

A. Thực hiện việc mua dự trữ các nhu yếu phẩm. 

B. Cân đối giữa các khoản chi không vượt quá khoản thu của gia đình. 

C. Lập danh sách các nhu yếu phẩm cần mua.

D. Xác định những khoản có thể phát sinh trong sinh hoạt. 

Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân? 

A. Chủ động trò chuyện và tạo sự thiện cảm với bạn. 

B. Để bạn tự lực thực hiện các mục tiêu. 

C. Khuyến khích bạn tham gia vào hoạt động thể hiện được bản thân. 

D. Cùng bạn xây dựng kế hoạch thay đổi bản thân tốt hơn. 

Câu 11 (0,5 điểm). Để chấp hành kỷ luật cần làm gì?

A. Đưa ra nhiều cách khác nhau để thực hiện cam kết. 

B. Thực hiện cam kết từng ngày theo sở thích.

C. Lập kế hoạch thực hiện cam kết.

D. Lắng nghe các ý kiến khác để thay đổi kế hoạch. 

Câu 12 (0,5 điểm). Theo em như thế nào được coi là người biết quản lí chi tiêu cá nhân hợp lí?

A. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo phong trào.

B. Là người mua và sử dụng các sản phẩm đúng mục đích, nhu cầu, yêu cầu không gây ra tình trạng lãng phí. 

C. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo sự tư vấn của của mọi người và không quan tâm đến sự thiết yếu của sản phẩm. 

D. Là người mua và sử dụng các sản phẩm theo đúng sở thích, mong muốn của bản thân

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành thể hiện biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Lâm thưởng hành động theo ý thích của mình mà không quan tâm đến hậu quả. Để thể hiện bản thân và thoả mãn sở thích, cuối tuần vừa rồi, Lâm theo nhóm bạn đi đua xe và đã bị xử phạt hành chính.

       - Tình huống 2: Hạnh là người có nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên, bạn lại nhút nhát và không đặt cho mình mục tiêu phấn đấu tự hoàn thiện bản thân.

       - Tình huống 3: Khôi là người thông minh, giải quyết công việc và nhiệm vụ học tập nhanh nên mọi người đều cho rằng bạn có thể trở thành học sinh giỏi. Nhưng Khôi lại rất ham chơi điện tử, vì vậy, kết quả học tập của bạn chỉ đạt trung bình khiến bố mẹ, thầy cô chưa hài lòng.

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách hòa giải khi các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, xung đột với nhau. 

 

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hiện trách nhiệm của bản thân trong các tình huống:

- Tình huống 1: 

+ Nếu là bạn của Lâm, em nên gặp Lâm và động viên bạn đây chỉ là một vấp váp nhỏ. 

+ Trong khi bạn có nhiều điểm mạnh, nếu bạn biết điều chỉnh để cân bằng giữa việc tuân thủ quy định chung tính kỉ luật với sở thích chưa tích cực của mình thì bạn sẽ có rất nhiều thành quả hứa hẹn trong tương lai.

+  Khuyên Lâm cắn rút kinh nghiệm để chuyện này không xảy ra nữa. Đồng thời, đề nghị được giúp Lâm xác định các biện pháp hoàn thiện bản thân và xây dựng kế hoạch thực hiện, cũng như cùng đồng hành tự hoàn thiện với bạn.

- Tình huống 2: 

+ Nếu là bạn của Hạnh, em nên động viên, chia sẻ và giúp đỡ Hạnh những gì có thể, khích lệ Hạnh nên phát huy điểm mạnh và không nên tự ti. 

+ Nếu Hạnh có động lực và xây dựng được kế hoạch tự hoàn thiện bản thân thì sẽ phát huy được tất cả những điểm mạnh và khắc phục được những hạn chế của minh để gặt hái được nhiều kết quả xứng đáng và thành công trong tương lai. 

+ Đầu tiên cùng Hạnh tự xác định điểm mạnh và hạn chế, trên cơ sở đó xác định các biện pháp phù hợp với Hạnh để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. + Sau đó, giúp Hạnh xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện mang tính khả thi. Truyền cảm hứng và đồng hành cùng Hạnh trong quá trình Hạnh thực hiện kế hoạch và định kì đánh giá kết quả tự hoàn thiện để có niềm vui, động lực tiếp tục tự hoàn thiện.

- Tình huống 3: 

+ Nếu là bạn của Khôi, em nên gặp Khôi và nói với bạn rằng: Tớ rất ngưỡng mộ khả năng của Khôi, nếu bạn biết phát huy những ưu thế nổi trội của bản thân, không ham chơi điện tử, dành nhiều thời gian cho học tập thì Khôi có thể trở thành học sinh xuất sắc của lớp và trường. 

+ Khuyên Khôi: Bảy giờ đã là lớp 11 rồi, thời gian đến lúc tốt nghiệp THPT chỉ còn hơn một năm nữa, nếu không có kế hoạch tự hoàn thiện thì sẽ khó có kết quả tốt. Tự nguyện giúp Khôi xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện và đồng hành, thi đua cùng Khôi.

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Cách hòa giải khi các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, xung đột: 

+ Chủ động đề nghị người thân trong gia đình cùng nói chuyện với nhau để hoá giải mâu thuẫn, xung đột.

+ Tham gia xác định nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn, xung đột.

+ Nói chuyện riêng với từng người để hiểu rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ của họ về mâu thuẫn, xung đột đó.

+ Tham gia hòa giải mâu thuẫn dựa trên việc cùng phân tích sự việc và rút kinh nghiệm của những người thân có mâu thuẫn.

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

III.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân 

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

4,0

  

Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình 

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

6,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11  BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 3

6

1

  
Rèn luyện bản thân Nhận biết

- Nhận diện được trường hợp cần cần quản lí cảm xúc bản thân. 

- Nhận diện được cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. 

2

 

C4, C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của người có tính kỉ luật trong tập thể. 

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. 

- Nhận diện được đâu không đúng khi nói về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân. 

3

 

C6, C8

C10 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách chi tiêu hợp lí và tiết kiệm đối với bản thân.

 - Xử lí tình huống và thực hành thể hiện biện pháp thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân trong các tình huống. 

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 4

6

1

  
Trách nhiệm với gia đìnhNhận biết

- Nhận diện được trách nhiệm của học sinh với gia đình. 

- Nhận diện được cách để giải quyết mâu thuẫn, xung đột trong gia đình. 

2

 

C1

C2 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được biểu hiện không phải là biểu hiện của người tự giác tham gia vào lao động trong gia đình. 

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí. 

- Nhận diện ý không  thể hiện kế hoạch chi tiêu phù hợp, tiết kiệm tài chính. 

3

 

C3

C7 

C9 

 
Vận dụng

- Nhận diện được cách  chấp hành kỷ luật

1

1

C11

 
Vận dụng cao

- Nêu cách hòa giải khi các thành viên trong gia đình có mâu thuẫn, xung đột với nhau. 

   

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi HĐTN 11 KNTT, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra học kì 1 hoạt đông trải nghiệm - hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net