Đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 1)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức(đề tham khảo số 1). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

     Câu 1 (0,5 điểm). Theo em, hành vi văn minh là gì?

A. Là những hành vi tuân thủ các quy tắc xã hội và mang tính tôn trọng, lịch sự đối với mọi người xung quanh. 

B. Là những hành vi tuân thủ quy định của pháp luật và mang tính tôn trọng, lịch sự đối với mọi người xung quanh..

C. Là những hành vi tuân thủ các quy tắc ứng xử được xã hội đặt ra nhằm kiểm soát con người trong môi trường nhất định.  

D. Là những hành vi được sự cho phép của một nhóm người trong một cộng đồng lớn. 

     Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, bảo tồn là gì?

A. Bảo đảm không để biến dạng. 

B. Bảo quản, không để hư hại, mất mát. 

C. Giữ gìn, không để mất mát, tổn thất.

D. Bảo đảm không để bị mất cắp.

     Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải là những tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường ở địa phương?

A. Thành phần môi trường bị tác động.

B. Mức độ tác động. 

C. Thời gian tác động.

D. Đối tượng tác động.

     Câu 4 (0,5 điểm). Theo em, quảng bá là gì? 

A. Là các hình thức tuyên truyền miễn phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin về sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng.

B. Là các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt hình ảnh đến với người dân. 

C. Là các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với người được hướng tới.

D. Là các hình thức tuyên truyền bằng cách trả phí hoặc không trả phí nhằm thực hiện mục tiêu truyền đạt thông tin đến với mọi người. 

     Câu 5 (0,5 điểm). Theo em, môi trường là gì?

A. Là các yếu tố quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

B. Là yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

C. Là các yếu tố tự nhiên bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

D. Là các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

     Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là nội dung kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với chính quyền địa phương?

A. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng dân cư về bảo vệ môi trường. 

B. Giám sát việc tuân thủ quy định bảo vệ môi trường của các cơ sở sản xuất và kinh doanh.

C. Sử dụng công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường. 

D. Xử phạt những cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về bảo vệ môi trường.

     Câu 7 (0,5 điểm). Đâu không phải là biểu hiện của sự chủ động, tích cực thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

A. Giữ gìn vệ sinh môi trường và cấu trúc cảnh quan thiên nhiên.

B. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động mọi người bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

C. Đề xuất với những người có trách nhiệm các biện pháp để bảo tồn cảnh quan được tốt hơn.

D. Khai thác triệt để các cảnh quan thiên nhiên để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. 

     Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không đúng khi nói về các biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng?

A. Tham gia các hoạt động xây dựng nếp sống văn minh như phòng chống tệ nạn xã hội, ứng xử có văn hóa...

B. Tham gia các hoạt động giữ gìn và phát huy truyền thống như hoạt động nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa...

C. Tham gia các hoạt động của các hội nhóm tuyên truyền các tín ngưỡng, tôn giáo không được nhà nước công nhận. 

D.Mở rộng các mối quan hệ và thu hút cộng đồng tham gia các hoạt động xã hội. 

     Câu 9 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải yếu tố được phân tích kết quả khảo sát sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường?

A. Đối tượng tác động.

B. Các thành phần môi trường chịu tác động.

C. Nhận định tác động xấu hoặc chưa tác động xấu đến môi trường.

D. Nguyên nhân tác động. 

     Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải nội dung kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh?

A. Thực hiện nghiêm túc những quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

B. Tham gia tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong sản xuất, kinh doanh. 

C. Khai thác nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất và kinh doanh hợp lí, không làm môi trường suy thoái, cạn kiệt nguồn tài nguyên. 

D. Ưu tiên sử dụng những nguyên, vật thân thiện với môi trường và năng lượng xanh.

     Câu 11 (0,5 điểm). Một nhóm học sinh trung học phổ thông đi tham quan, dã ngoại ở vườn quốc gia. Trong lúc tham quan, một số bạn đã khắc tên mình lên thân cây và phiến đá bên đường với mong muốn lưu giữ kỉ niệm về chuyến đi thú vị này. Trong khi đó, một số bạn khác đi gom rác ở xung quanh khu vực tham quan. Em sẽ làm gì trong trường hợp này?

A. Em sẽ khuyên các bạn nên lập tức quay trở về theo đoàn cùng đi và nghe theo hướng dẫn của giáo viên. 

B. Em sẽ cùng các bạn thực hiện việc khắc tên lên thân cây và phiến đá bên đường. 

C. Em sẽ nhắc nhở các bạn không được làm mất mĩ quan và nên bảo vệ cảnh quan thiên nhiên. 

D. Em sẽ lên tiếng phê bình các bạn và trực tiếp thông báo với giáo viên đi cùng đoàn. 

     Câu 12 (0,5 điểm). Theo em, đâu là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính?

A. Khí H2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sản xuất hóa chất công nghiệp.

B. Khí CO2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sinh hoạt, khai thác của con người. 

C. Khí CO2 ngày càng tăng bởi hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người.

D. Khí H2 ngày càng tăng bởi các hoạt động sản xuất nông nghiệp và du lịch. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Nhân dịp tết Trung thu, Thanh và các bạn trong nhóm đề xuất với Ban phụ trách khu dân cư để tổ chức chương trình rước đèn ông sao cho các em thiếu nhi. Ban phụ trách khu dân cư phân vân vì chưa tin tưởng vào khả năng của các bạn.

       - Tình huống 2: Khu dân cư nơi em sống chuẩn bị tổ chức hoạt động thể thao nhân Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc. Bình được giao nhiệm vụ cùng các bạn thanh niên vận động người dân trong khu dân cư tham gia, nhưng lâu nay Bình ít khi tiếp xúc với mọi người.

  Câu 2 (1,0 điểm). Nêu biểu hiện tích cực, chủ động trong bảo tồn cảnh quan thiên nhiên. 

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng

- Tình huống 1: 

+ Thanh nên dùng lời nói nhẹ nhàng, thái độ chân thành, cởi mở để tạo sự gần gũi thân thiện với Ban phụ trách khu dân cư.

+ Thanh nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao Ban phụ trách chưa tin tưởng nhóm.

+ Bạn có thể  dùng kĩ năng thuyết phục để nói rõ mục đích, ý nghĩa của hoạt động là tạo sân chơi bổ ích cho thiếu nhi, đồng thời để học hỏi, thể hiện vai trò trách nhiệm của thanh niên với khu dân cư.

+ Thanh nên trình bày kế hoạch thực hiện hoạt động, sự chuẩn bị của nhóm, lực lượng tham gia tạo sự an tâm cho Ban phụ trách.

+ Thanh có thể đưa ra lời hứa đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ; nhờ Ban phụ trách khu dân cư giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo thêm cho nhóm;...

- Tình huống 2: 

+ Bình nên cùng các bạn thanh niên gặp gỡ người dân trong khu dân cư, sử dụng kĩ năng giao tiếp thân thiện, cởi mở để thuyết phục người dân tham gia hoạt động.

+ Bình nên phân tích ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động một mặt là thể hiện sự hưởng ứng của Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc; mặt khác thể hiện tình đoàn kết của người dân trong khu dân cư;...

 

 

 

1,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,5 điểm

 

 

 

 

 

 

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Biểu hiện tích cực, chủ động trong bảo tồn cảnh quan thiên nhiên:

+ Giữ gìn vệ sinh môi trường và cấu trúc cảnh quan;.

+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch tuyên truyền vận động mọi người bảo tồn cảnh quan.

+ Đề xuất với chính quyền địa phương các biện pháp để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

+ Ngăn chặn hoặc báo với nhà chức trách khi phát hiện hành vi vi phạm các quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên;...

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

III.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 5: Phát triển cộng đồng

1

0

1

0

0

1

0

0

2

1

4,0

  

Chủ đề 6: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên

2

0

1

0

1

0

0

1

4

1

3,0

  

Chủ đề 7: Bảo vệ môi trường

1

0

4

0

1

0

0

0

6

0

3,0 

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11  BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 5

2

1

  
Phát triển cộng đồngNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của hành vi văn minh. 

2

 

C1

 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không đúng khi nói về các biện pháp xây dựng và phát triển cộng đồng. 

3

 

C8

 

 
Vận dụng

Xử lí tình huống và thực hành kĩ năng xây dựng và phát triển các mối quan hệ với mọi người trong cộng đồng trong các tình huống. 

 

1

 

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 6

4

1

  
Bảo tồn cảnh quan thiên nhiênNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của bảo tồn. 

- Nhận diện được định nghĩa của quảng bá.  

2

 

C2

C4 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là biểu hiện của sự chủ động, tích cực thực hiện bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.  

3

 

C7 

 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách bảo tồn thiên nhiên và cảnh  quan trong tình huống thực tế. 

1

 

C11

 
Vận dụng cao

Nêu biểu hiện tích cực, chủ động trong bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

 

1

 

C2 (TL)

Chủ đề 7

6

0

  
Bảo vệ môi trườngNhận biết

- Nhận diện được định nghĩa của môi trường. 

2

 

C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là những tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường ở địa phương.

- Nhận diện được ý không  phải là nội dung kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với chính quyền địa phương.

- Nhận diện được ý không phải yếu tố được phân tích kết quả khảo sát sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường.

- Nhận diện được ý không phải nội dung kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh.

3

 

C3

C6

C9

C10

 
Vận dụng

- Nhận diện được nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhà kính. 

1

 

C12

 
Vận dụng cao     
Tìm kiếm google: Đề thi HĐTN 11 KNTT, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra giữa học kì 2 hoạt đông trải nghiệm - hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com