Đề thi, đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức (đề tham khảo số 5)

Tổng hợp đề thi, đề kiểm tra học kì 1 Hoạt động trải nghiệm 11 Kết nối tri thức(đề tham khảo số 5). Bộ đề biên soạn bao gồm các dạng bài tập và đáp án chi tiết được xây dựng theo sát theo nội dung chương trình học giúp học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, giúp định vị khả năng tư duy logic, khả năng nhận biết. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích giúp các em đạt điểm cao trong kì thi, kì kiểm tra sắp tới. Các em kéo xuống để ôn luyện.

I. ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM  - HƯỚNG NGHIỆP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

Câu 1 (0,5 điểm). Đâu là cách để hóa giải mâu thuẫn của bản thân với người thân? 

A. Chủ động nói chuyện với người thân để hóa giải mâu thuẫn, xung đột. 

B. Rút kinh nghiệm từ những người thân có mâu thuẫn.

C. Đưa ra những lập luận để thuyết phục người thân đồng tình với quan điểm của mình.

D. Nhờ người thân khác đứng ra để hòa giải mâu thuẫn.

Câu 2 (0,5 điểm). Theo em, đâu là hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với đời sống tinh thần của người thân?

A. Nói chuyện riêng để tìm ra hướng giải quyết chung cho vấn đề. 

B. Nấu những món ăn ngon để người thân bồi bổ. 

C. Chủ động đưa người thân đi khám sức khỏe định kì. 

D. Chăm sóc người thân khi người thân không được khỏe.

Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải cách thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính?

A. Liệt kê các khoản thu trong năm.

B. Lập danh sách các khoản chi. 

C. Dự kiến khoản tiền tiết kiệm.

D. Chi tiêu theo nhu cầu.  

Câu 4 (0,5 điểm). Đâu là cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp? 

A. Đưa ra câu trả lời đáp lại câu hỏi của đối phương ngay lập tức. 

B. Thành thật với cảm xúc của bản thân trong khi giao tiếp.  

C. Trực tiếp bộc lộ suy nghĩ và cảm xúc bản thân đã trải qua.

D. Thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử.

Câu 5 (0,5 điểm). Đâu là biểu hiện khi bản thân có cảm xúc tiêu cực?

A. Mệt mỏi, buồn ngủ. 

B. Rạng rỡ, tươi cười.

C. Thiếu sức sống, đỏ mặt. 

D. Tim đập nhanh, mất ngủ, mệt mỏi.

Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là biện pháp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng?

A. Xây dựng niềm tin rằng tuân thủ kỉ luật là điều tốt.

B. Xác định được nguyên nhân chủ quan và khách quan cản trở việc tuân thủ kỉ luật. 

C. Thay đổi thói quen để tuân thủ những quy định cho là hợp lí.

D. Nâng cao tính trách nhiệm và lòng tự trọng của bản thân.

Câu 7 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải cách tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình và tự giác thực hiện có trách nhiệm?

A. Liệt kê những công việc được gia và hoàn thiện.

B. Xếp thứ tự ưu tiên các công việc và phân chia thời gian thực hiện một cách khoa học.

C. Xác định các điều kiện, phương tiện để thực hiện các công việc đó có kết quả. 

D. Để mọi người tự thực hiện công việc mình mong muốn. 

Câu 8 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải là hành động thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về đạo đức, lối sống?

A. Lập kế hoạch rèn luyện và thực hiện các biện pháp khắc phục thói quen không phù hợp. 

B. Cam kết với gia đình rèn luyện và khắc phục thói quen chưa tích cực. 

C. Thay đổi những thói quen linh hoạt theo những góp ý của mọi người. 

D. Luôn có ý thức rèn luyện và thể hiện các phẩm chất tốt trong các tình huống trong cuộc sống. 

Câu 9 (0,5 điểm). Ý nào sau đây không đúng khi nói về khoản chi nhu cầu thiết yếu? 

A. Có thể chiếm toàn bộ tổng thu. 

B. Bao gồm cả tiền đám hiếu, hỉ. 

C. Chi phí dịch vụ điện, nước, xăng xe...

D. Không vượt quá 80% tổng thu. 

Câu 10 (0,5 điểm). Ý kiến nào sau đây không phải việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện sức khỏe? 

A. Ăn sáng đầy đủ dưỡng chất. 

B. Thức khuya để tập trung làm việc. 

C. Tập thể dục, thể thao. 

D. Giữ gìn vệ sinh cá nhân. 

Câu 11 (0,5 điểm). Các khoản thu trong năm được tính như thế nào?

A. Tiền lương và các nguồn thu khác. 

B. Tiền lương và khoản thu từ đầu tư.

C. Tiền lương và khoản tiền từ kinh doanh

D. Tiền lương và khoản tiết kiệm. 

Câu 12 (0,5 điểm). Hân và Hiếu là bạn thân. Trong giờ kiểm tra Hân không làm được bài và ngỏ ý muốn Hiếu cho mình xem bài. Nếu em là Hiếu, em sẽ làm gì?

A. Nói với bạn rằng mình cũng chưa làm được phần đó. 

B. Khéo léo nói với bạn nên nghiêm túc, tuân thủ theo quy định trong giờ kiểm tra. 

C. Nhờ tới một bạn khác cho Hân xem bài. 

D. Cho bạn xem bài vì để không làm mất lòng bạn. 

     B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

     Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hiện biện pháp phù hợp để thu hút các bạn cùng phấn đấu trong các tình huống sau đây:

       - Tình huống 1: Đức thường hành động theo ý thích của mình mà không quan tâm đến hậu quả. Để thể hiện bản thân và thỏa mãn sở thích, cuối tuần vừa rồi, Đức theo nhóm bạn đi đua xe và đã bị xử phạt hành chính.

       - Tình huống 2: Giang là người có nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên, bạn lại nhút nhát và không đặt cho mình mục tiêu phần đầu tự hoàn thiện bản thân.

       - Tình huống 3: Khôi là người thông minh, giải quyết công việc và nhiệm vụ học tập nhanh nên mọi người đều cho rằng bạn có thể trở thành học sinh giỏi. Nhưng Khôi lại rất ham chơi điện tử, vì vậy, kết quả học tập của bạn chỉ đạt trung bình khiến bố mẹ, thầy cô chưa hài lòng.

     Câu 2 (1,0 điểm). Nêu cách thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính.  

---HẾT---

II. HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

        A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm) 

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm. 

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4 

Câu 5

Câu 6

A

C

D

D

D

C

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10 

Câu 11

Câu 12

D

C

A

B

C

B

        B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(3,0 điểm)

Xử lí tình huống và thực hiện biện pháp phù hợp để thu hút các bạn cùng phấn đấu: 

- Tình huống 1: 

+ Nếu là bạn của Đức, em nên gặp Đức và động viên bạn đây chỉ là một vấp váp nhỏ. Trong khi bạn có nhiều điểm mạnh, nếu bạn biết điều chỉnh để cân bằng giữa việc tuân thủ quy định chung/tính kỉ luật với sở thích chưa tích cực của mình thì bạn sẽ có rất nhiều thành quả hứa hẹn trong tương lai.

+ Khuyên Đức cần rút kinh nghiệm để chuyện này không xảy ra nữa. 

+ Đồng thời, đề nghị được giúp Đức xác định các biện pháp hoàn thiện bản thân và xây dựng kế hoạch thực hiện, cũng như cùng đồng hành tự hoàn thiện với bạn.

- Tình huống 2: 

+ Nếu là bạn của Giang, em nên động viên, chia sẻ và giúp đỡ Giang những gì có thể, khích lệ Giang nên phát huy điểm mạnh và không nên tự ti. 

+ Nếu Giang có động lực và xây dựng được kế hoạch tự hoàn thiện bản thân thì sẽ phát huy được tất cả những điểm mạnh và khắc phục được những hạn chế của mình để gặt hái được nhiều kết quả xứng đáng và thành công trong tương lai. 

+ Đầu tiên cùng Giang tự xác định điểm mạnh và hạn chế, trên cơ sở đó xác định các biện pháp phù hợp với Giang để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. 

+ Sau đó, giúp Giang xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện mang tính khả thi. Truyền cảm hứng và đồng hành cùng Giang trong quá trình Giang thực hiện kế hoạch và định kì đánh giá kết quả tự hoàn thiện để có niềm vui, động lực tiếp tục tự hoàn thiện.

- Tình huống 3: 

+ Nếu là bạn của Khôi, em nên gặp Khôi và nói với bạn rằng: Tớ rất ngưỡng mộ khả năng của Khôi, nếu bạn biết phát huy những ưu thế nổi trội của bản thân, không ham chơi điện tử, dành nhiều thời gian cho học tập thì Khôi có thể trở thành học sinh xuất sắc của lớp và trường. 

+ Khuyên Khôi: Bây giờ đã là lớp 11 rồi, thời gian đến lúc tốt nghiệp THPT chỉ còn hơn một năm nữa, nếu không có kế hoạch tự hoàn thiện thì sẽ khó có kết quả tốt. Tự nguyện giúp Khôi xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện và đồng hành, thi đua cùng Khôi.

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1,0 điểm

Câu 2 

(1,0 điểm)

- Cách thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính trong gia đình em: 

+ Liệt kê các khoản thu trong năm, ví dụ Tiền lương; từ sản xuất; từ kinh doanh; từ những nguồn khác.

+ Lập danh sách những khoản chỉ: 

  • Chi cho nhu cầu thiết yếu (không vượt quá 80%); ví dụ: ăn uống, điện, nước, internet; đi lại, tiêu vặt: xăng xe, điện thoại, vệ sinh môi trường; vật dụng gia đình; giáo dục (học phí, sách vở,...); 
  • Chi phát sinh (ví dụ: lễ, tết, hiếu, hỉ,...).

+ Dự kiến số tiền tiết kiệm để thực hiện mục tiêu tài chính (ví dụ: tối thiểu là 7%).

+ Cân đối thu, chi trong gia đình.

+ Tiết kiệm (Tiết kiệm – Tổng thu – Tổng chỉ).

 

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

 

 

0,5 điểm

III.MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11 BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân 

2

0

3

0

1

1

0

0

6

1

6,0

  

Chủ đề 4: Trách nhiệm với gia đình 

2

0

3

0

1

0

0

1

6

1

4,0

  

Tổng số câu TN/TL

4

0

6

0

2

1

0

1

12

2

10,0

  

Điểm số

2,0

0

3,0

0

1,0

3,0

0

1,0

6,0

4,0

10,0

  

Tổng số điểm

2,0 điểm

20%

3,0 điểm

30%

4,0 điểm

40%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

IV. BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11  BỘ KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

 

TL

Chủ đề 3

6

1

  
Rèn luyện bản thân Nhận biết

- Nhận diện được cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp.

- Nhận diện được biểu hiện khi bản thân có cảm xúc tiêu cực.

2

 

C4, C5

 
Thông hiểu

- Nhận diện được ý không phải là biện pháp tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

- Nhận diện được ý không phải là hành động thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về đạo đức, lối sống.

- Nhận diện được đâu không phải việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện sức khỏe.

3

 

C6, C8

C10 

 
Vận dụng

- Vận dụng cách để tuân thủ quy định, kỉ luật. 

 - Xử lí tình huống và thực hiện biện pháp phù hợp để thu hút các bạn cùng phấn đấu trong các tình huống.

1

1

C12

C1 (TL)

Vận dụng cao     

Chủ đề 4

6

1

  
Trách nhiệm với gia đìnhNhận biết

- Nhận diện được cách để hóa giải mâu thuẫn của bản thân với người thân.

- Nhận diện được hành động thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với đời sống tinh thần của người thân.

2

 

C1

C2 

 
Thông hiểu

- Nhận diện được biểu hiện không phải cách thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính.

- Nhận diện được ý không phải cách tổ chức sắp xếp hợp lí công việc gia đình và tự giác thực hiện có trách nhiệm.

- Nhận diện ý không đúng khi nói về khoản chi nhu cầu thiết yếu.

3

 

C3

C7 

C9 

 
Vận dụng

- Nhận diện được cách tính các khoản thu trong năm. 

1

1

C11

 
Vận dụng cao

- Nêu cách thực hiện mục tiêu tiết kiệm tài chính.

   

C2 (TL)

Tìm kiếm google: Đề thi HĐTN 11 KNTT, bộ đề thi ôn tập theo kì Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra học kì 1 hoạt đông trải nghiệm - hướng nghiệp 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Bộ đề thi, đề kiểm tra hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net