Giải tiếng việt 5 VNEN bài 19B: Người công dân số Một (Tiếp)

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 19B: Người công dân số Một (Tiếp). Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát bức tranh sau và cho biết tranh vẽ cảnh gì?

Trả lời:

Quan sát bức tranh trên ta thấy: Dưới ngọn đèn dầu lù mù trong một căn phòng đơn sơ nhưng ngăn nắp, có hai thanh niên hình như đang nói chuyện, trao đổi công việc gì đó với nhau thì có một ạ thanh niên khác gõ cửa rồi bước vào. 

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài: Người công dân số một (tiếp)

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngữ ở cột A (Trang 11)

Trả lời:

4. Cùng luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

a. Anh Lê, anh Thành đều là những thanh niên yêu nước, nhưng giữa họ có gì khác nhau'?

b. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ nào?

Lời nóiCử chỉ
  

Trả lời:

a. Anh Lê và anh Thành đều là những thanh niên yêu nước nhưng giữa họ có điểm khác nhau

  • Anh Lê thấy rất nhiều khó khăn khi tìm đường cứu nước (súng của ta kém địch xa, đi sang nước Pháp rất khó vì ở xa, không có phương tiện, tiền nong đi lại…). Có tâm lí tự ti, cam chịu vì cảm thấy mình yếu đuối, nhỏ bé trước sức mạnh vật chất của kẻ xâm lược.
  • Ngược lại anh Thành đầy quyết tâm và luôn sáng tạo (muốn sang Pháp để học cái trí khôn, cách làm ăn của họ về cứu dân mình, dùng hai bàn tay lao động kiếm tiền để sang Pháp…). Anh Thành rất tin tưởng vào quyết định mình đã chọn, ra nước ngoài học cái mới để về cứ nước, giúp dân.

b. Quyết tâm của anh Thành đi tìm đường cứu nước được thể hiện qua những lời nói, cử chỉ 

Câu nóiCử chỉ

- Tôi muốn sang nước họ, xem cách làm ăn của họ, học cái trí khôn của họ để về cứu dân mình…

- Làm thân nô lệ mà muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi làm đầy tớ cho người ta…

- Đi ngay có được không, anh?"

- Xòe hai bàn tay ra để trả lời câu hỏi của anh Lê: Tiền đây chứ đâu?

c. "Người công dân số Một" trong đoạn kịch là ai? Vì sao có thể gọi như vậy?

Trả lời:

Người công dân số Một trong đoạn kịch là người thanh niên Nguyễn Tất Thành, là bác Hồ kinh yêu của dân tộc. Có thể gọi như vậy vì ý thức là công dân của một nước độc lập dã sớm hình thành trong tư tưởng của Người. Từ còn rất trẻ, Người đã ấp ủ và mong muốn xóa kiếp nô lệ, đưa đất nước Việt Nam độc lập.

B. Hoạt động thực hành

1. Trong hai đoạn văn mở bài bài văn tả một người thân sau đây, đoạn nào mở bài trực tiếp? Đoạn nào mở bài gián tiếp? Hai đoạn văn có điểm nào giống và khác nhau?

a. Nếu có ai hỏi rằng: “Em yêu ai nhất?” thì không cần suy nghĩ, em có thể trả lời ngay: “Em yêu bà nhất.”

b. Đã gần Tết rồi. Năm nay, em lại được về quê nội ăn Tết, thật là vui. Em sẽ được đi chơi, được mừng tuổi. Nhưng vui nhât là được về với bà nội, người em yêu quý nhất.

Trả lời:

Trong hai đoạn văn mở bài bài văn tả một người thân ta thấy:

  • Cách mở bài ở ý (a) là cách mở bài trực tiếp
  • Cách mở bài ở ý (b) là cách mở bài gián tiếp

Điểm giống nhau và khác nhau trong hai đoạn văn mở bài trên:

  • Giống nhau: Cả hai đoạn mở bài đều giới thiệu người thân được tả đó chính là người bà
  • Khác nhau
    • Mở bài ý a: Trả lời trực tiếp người em yêu quý chính là bà
    • Mở bài ý b: Giới thiệu về hoàn cánh, niềm vui khi về quê rồi mới giới thiệu đến người bà

2. Viết vào vở phần mở bài cho một trong các đề bài dưới đây theo hai cách: mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp.

a. Tả một người thân trong gia đình em.

b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Trả lời:

a. Tả một người thân trong gia đình em.

Cách mở bài trực tiếp: Nếu được hỏi ai là người em yêu quý nhất, thì đó chính là người mẹ của em. Mẹ cho em cuộc sống quý giá, nuôi nấng em từng thuở lọt lòng. Mẹ như vầng trăng đêm khuya, ru em vào những giấc ngủ bình yên. Với em, hình ảnh của mẹ luôn khắc sâu trong tâm trí và trái tim của mình.

Cách mở bài gián tiếp: Những đêm đông lạnh giá đang về với miền Bắc, từng cơn gió thấm lạnh da thịt khiến ai đi đường cũng nhanh chóng để trở về căn nhà ấm áp của mình.Thế nhưng…. người đường phố tiếng rao bán ngô nướng vẫn ngân vang khắp con phố dài, để mong kiếm thêm chút tiền cho em ngày mai kịp đóng học. Đó chính là mẹ của em, người đã không quản ngại bao vất vả, gian khó để nuôi nấng em từ thuở lọt lòng.

b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

Cách mở bài trực tiếp: Trong số bạn bè của em, người mà em thân nhất đó chính là Mai Anh. Với em, Mai Anh như là người bạn tri kỉ để em có thể chia sẻ mọi chuyện vui buồn trong cuộc sống.

Cách mở bài gián tiếp: Thời gian trôi qua thật nhanh, mới đó mà em sắp sửa tròn 10 tuổi. Chỉ mười năm ấy, em đã có rất nhiều người bạn. Nhưng có lẽ thân nhất chính là bạn Mai Anh, người bạn cạnh nhà cách nhau một bức tường rào với hàng dây leo.

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

Cách mở bài trực tiếp: Trong số những ca sĩ em được xem biểu diễn, em thích nhất là chị Hương Tràm. Tuy chị còn trẻ nhưng chị lại có phong cách biểu diễn rất thu hút và có giọng hát rất khỏe.

Cách mở bài gián tiếp: Trong các môn nghệ thuật, em yêu thích nhất là âm nhạc. Mỗi khi giai điệu của những bài hát yêu thích vang lên, em cảm thấy cuộc sống của mình thật tươi vui và tràn ngập sắc màu. Trong các ca sĩ, người em yêu thích nhất là chị Hương Tràm. Em đã được xem chị hát trong chương trình Giọng hát Việt tối hôm qua và buổi biểu diễn đã để lại cho em thật nhiều cảm xúc.

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Cách mở bài trực tiếp: Trong các nghệ sĩ hài trên truyền hình, em thích nhất là nghệ sĩ hài Xuân Bắc. Mỗi khi có các tiểu phẩm do chú trình diễn, cả nhà em cùng chăm chú theo dõi trên tivi, và có những tiếng cười sảng khoái sau một ngày làm việc, học tập căng thẳng.

Cách mở bài gián tiếp: Vào những thời gian rảnh rỗi em thường xem các chương trình trên tivi, nó mang lại cho em những kiến thức bổ ích, hấp dẫn và thú vị. Trong đó, em yêu thích nhất là chương trình “Gặp nhau cuối tuần”. Những tiết mục hài được các cô, chú nghệ sĩ chuẩn bị vừa mang lại tiếng cười sảng khoái đồng thời là những tiếng nói phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội. Nghệ sĩ hài để lại ấn tượng nhiều nhất với em là chú Xuân Bắc.

4. Nghe thầy cô kể chuyện chiếc đồng hồ.

5. Dựa vào tranh và câu hỏi gợi ý, em kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện "chiếc đồng hồ"

Trả lời:

  • Tranh 1: Được tin Trung ương rút một số đồng chí cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô, mọi người đang dự hội nghị bàn tán sôi nổi. Ai lấy đều háo hức muốn đi.
  • Trang 2: Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ùa ra đón Bác.
  • Tranh 3: Bác mượn câu chuyện về chiếc đồng hồ, Bác đả thông tư tưởng cho các đồng chí cán bộ một cách hóm hỉnh.
  • Tranh 4: Thông qua câu chuyện của Bác Hồ, mọi người đều thấm thía lời dạy của Bác.

Kể lại toàn bộ câu chuyện

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ Đô, nay được dịp về công tác, vì vậy anh em cán bộ bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán...

Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu... Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:

- Các cô chú có trông thấy cái gì đây không ?

Mọi người đồng thanh:

- Cái đồng hồ ạ.

- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì ?

- Có những con số ạ.

- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì ?

- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.

- Cái máy bên trong dùng để làm gì ?

- Để điều khiến cái kim chạy ạ.

Bác mím cười, hỏi tiếp:

- Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng ?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không ?

- Thưa không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

- Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đà khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.

C. Hoạt động ứng dụng

Kể cho người thân nghe câu chuyện "Chiếc đồng hồ". Chia sẻ với người thân điều em học được từ câu chuyện

Trả lời:

Câu chuyện: "Chiếc đồng hồ"

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ Đô, nay được dịp về công tác, vì vậy anh em cán bộ bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán...

Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Các đại biểu ra đón Bác. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đầm hai bên vai áo nâu... Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi áo ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:

- Các cô chú có trông thấy cái gì đây không ?

Mọi người đồng thanh:

- Cái đồng hồ ạ.

- Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì ?

- Có những con số ạ.

- Cái kim ngắn, kim dài để làm gì ?

- Để chỉ giờ, chỉ phút ạ.

- Cái máy bên trong dùng để làm gì ?

- Để điều khiến cái kim chạy ạ.

Bác mím cười, hỏi tiếp:

- Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng ?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

- Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không ?

- Thưa không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

- Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ, cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì có còn là cái đồng hồ được không?
Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện chiếc đồng hồ của Bác đà khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.

Điều em rút ra từ câu chuyện là: mỗi người lao động trong xã hội đều gắn với một công việc và công việc nào cũng đáng quý. Không nên suy bì ai hơn ai kém vì nếu chúng ta đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình thì dù ở đâu hay làm công việc gì đều có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống và sự phát triển của đất nước..

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com