Giải tiếng việt 5 VNEN bài 27A: Nét đẹp xưa và nay

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 27A: Nét đẹp xưa và nay. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

  • Mỗi bức tranh vẽ gì?
  • Em thích bức tranh nào nhất? Vì sao?

Trả lời:

Các bức tranh vẽ:

  • Tranh 1: Cậu bé ôm con gà
  • Tranh 2: Con gà trống
  • Tranh 3: Đấu vật
  • Tranh 4: Lợn mẹ và lợn con

Trong các bức tranh trên, em thích nhất là bức tranh con gà trống. Vì đó là một bức tranh vẽ con gà trống rất đẹp, rất uy nghi, hùng dũng...

2-3-4. Đọc, giải thích và luyện đọc

5. Thảo luận, thực hiện các nhiệm vụ sau:

(1) Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.

(2) Nêu những đặc điểm của kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ.

Trả lời:

(1) Một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam: Đàn lợn, mẹ con đàn gà, cưỡi trâu thả diều, Đám cưới chuột, Hứng dừa, đánh ghen...

(2) Những đặc điểm của kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ là: màu đen không pha thuốc mà luyện bằng bột than của rơm bếp, cói chiếu, lá tre mùa thu. Còn màu trắng điệp thì làm bằng vỏ sò trộn với hồ nếp, nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn.

(3) Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.

(4) Nêu lí do vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?

Trả lời:

(3) Những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ là

  • Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
  • Đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mái mẹ.
  • Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
  • Cái màu trắng điệp cũng là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. 

(4) Tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ vì họ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, hóm hỉnh và tươi vui và những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống người dân  Việt Nam.

(5) Mỗi bạn chọn một đoạn mình thích và đọc trước nhóm, giải thích vì sao mình thích đoạn văn đó.

Trả lời:

Em thích tất cả các đoạn văn trong bài, tuy nhiên em thích nhất là đoạn thứ ba. Vì khi đọc đoạn thứ ba, em mới trầm trồ và hiểu được nét đặc biệt trong các pha màu của tranh làng Hồ. Chính sự đặc biệt đó đã tạo ra được những bức tranh tinh tế, thể hiện cuộc sống người dân Việt Nam.

B. Hoạt động thực hành

1. Nhớ viết "Cửa Sông" (4 khổ thơ cuối)

Trả lời:

Nơi biển tìm về với đất

Bằng con sóng nhớ bạc đầu

Chất muối hòa trong vị ngọt

Thành từng vùng nước lợ nông sâu

 

Nơi cá đối vào đẻ trứng

Nơi tôm rảo đến búng càng

Cần câu uốn cong lưỡi sóng

Thuyền ai lấp lóa đêm trăng

 

Nơi con tàu chào mặt đất

Còi nhân lên khúc giã từ

Cửa sông tiễn người ra biển

Mây trắng lành như phong thư

 

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng... nhớ một vùng núi non...

2. Tìm các tên riêng có trong đoạn trích sau và viết vào vở:

Đỉnh E-vơ-rét trong dãy Hi-ma-lay-a là đỉnh núi cao nhất thế giới. Những người đầu tiên chinh phục được độ cao 8848 mét này là Ét- mân Hin-la-ri (người Niu Di-lân) và Ten-sinh No-rơ-gay (một thổ dân vùng Hi-ma-lay-a). Ngày nóc nhà thế giới này bị chinh phục là 29-5-1953.

(Theo từ điển bách khoa toàn thư)

Trả lời:

Các tên riêng có trong đoạn trích trên là:

  • Tên người: Ét- mân Hin-la-ri; Ten-sinh No-rơ-gay
  • Tên địa danh, địa lí: E-vơ-rét; Hi-ma-lay-a; Niu Di-lân

3. Trao đổi về cách viết hoa các tên riêng trong đoạn trích.

Trả lời:

Khi ta viết hoa các tên riêng trong đoạn trích bằng tiếng nước ngoài mà phiên âm không qua âm Hán - Việt thì với mỗi bộ phận tạo thành tên riêng, ta viết hoa chữ cái đầu và có gạch nối giữa các âm tiết.

Ví dụ: Ô-xtrây-li-a, Ca-na-da....

4. a. Chọn câu ca dao/ tục ngữ ở cột B nêu được truyền thông quý báu của dân tộc ta ở cột A

b. Trao đổi nội dung, ý nghĩa của mỗi câu tục ngữ, ca dao

Trả lời:

a. Nối:

b. Nội dung, ý nghĩa của mỗi câu ca dao, tục ngữ:

  • Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao: Câu này có ý nghĩa khuyên chúng ta nên sống đoàn kết một lòng đề tạo nên sức mạnh chống lại mọi khó khăn, nguy hiểm.
  • Anh em như thể tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần: Câu ca dao khuyên bảo mỗi người phải biết quan tâm, yêu thương và đùm bọc lần nhau, nhất là lúc gian nan, hoạn nạn.
  • Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh: Đây là câu nói thể hiện truyền thống yêu nước của Phụ nữ Việt Nam đã được kiểm chứng qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 
  • Có công mài sắt, có ngày nên kim: Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên biết cố gắng, chăm chỉ, kiên trì thực hiện thỉ dù là công việc hay thử thách gian nan nhất ta cũng có thể vượt qua được một cách dễ dàng.

5. Chọn từ ngữ trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống trong các câu sau cho thích hợp (thương, cầu kiều, khác giống, ăn cơm, cá ươn)

(1) Muốn sang thì bắc .....
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.


(2) Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng ........ nhưng chung một giàn.


(3) Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải ...... nhau cùng.


(4) Cá không ăn muôi ........
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.


(5) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
....... nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.

Trả lời:

(1) Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.


(2) Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.


(3) Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.


(4) Cá không ăn muôi cá ươn
Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư.


(5) Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn cơm nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.

C. Hoạt động ứng dụng

1. Tìm hiểu một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Trả lời:

Một số câu ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc:

  • Lá lành đùm lá rách
  • Ăn quả nhớ kẻ trông cây
  • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
  • Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
  • Nhiều điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước thì thương nhau cùng
  • Nghèo cho sạch, rách cho thơm
  • Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

2. Nói với người thân cảm nghĩ một bức tranh làng Đông Hồ mà em thich

Trả lời:

Bức tranh Đông Hồ em yêu thích nhất đó chính là tranh "Gà mẹ gà con".

Theo em thấy, bức "Gà mẹ gà con" được coi là một trong những tranh gà đẹp nhất của dòng tranh Đông Hồ còn giữ lại cho đến nay. Các nghệ nhân đã tạo nên một bức tranh sinh động, có sức hấp dẫn đặc biệt với người xem. 10 chú gà con đứng quanh gà mẹ nhưng đều có những nét chuyển động khác nhau: Con đang rỉa lông, con đùa chạy, con nấp dưới bụng gà mẹ, con lại trèo lên lưng gà mẹ…. Mỗi con mỗi vẻ khác nhau nhưng hầu hết đều hướng mắt về phía miếng mồi mà gà mẹ vừa kiếm được. Ngoài ý nghĩa tượng trưng cho sự giàu có, no đủ, bức tranh này biểu trưng cho mong ước con đàn cháu đống, tình mẫu tử thiêng liêng, gia đình đoàn tụ, sum vầy.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com