Giải tiếng việt 5 VNEN bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 25C: Chúng mình cùng sáng tạo. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Thi đặt câu nhanh về đồ vật.

Mỗi em đặt hai câu về một đồ vật mà em thích, trong đó câu thứ hai có chứa từ ngữ thay thế cho từ ngừ chí đồ vật ở câu thứ nhất.

M: Đầu năm học, mẹ mua cho em một chiếc đồng hồ báo thức. Nhờ có người bạn ấy mà em luôn đi học đúng giờ.

Trả lời:

  • Vào năm học mới, mẹ tặng em một chiếc xe đạp mới. Nhờ có nó mà em có thể tự đi học mỗi ngày.
  • Em có chiếc cặp rất đẹp và bền. Người bạn đồng hành ấy đã gắn bó cùng em hơn bốn năm nay. 
  • Em có chiếc bút máy được bố mua từ hồi năm trước. Nó giúp em có những nét chữ đẹp hơn, tròn trịa hơn.

2. Tìm hiểu về liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ.

a. Đọc thầm đoạn văn sau:

Đã mấy năm vào Vương phủ Vạn Kiếp, sống gần Hưng Đạo Vương, chàng thư sinh họ Trương thấy Ông luôn điềm tĩnh. Không điều gì khiến vị Quốc công Tiết chế có thể rồi trí. Vị Chủ tướng tài ba không quên một trong những điều hệ trọng để làm nên chiến thắng là phải cố kết lòng người. Chuyến này, Hưng Đạo Vương lai kinh cùng nhà vua dự Hội nghị Diên Hồng. Từ đấy, Ông sẽ đi thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.

b. Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về ai? Nhừng từ ngữ nào cho biết điều đó

Trả lời:

  • Các câu trong đoạn văn trên cùng nói về Trần Quôc Tuấn.
  • Những từ ngữ cho biết điều đó: Hưng Đạo Vương, Ông, vị Quốc công Tiết chế, Vị Chủ tướng tài ba, Người. 

B. Hoạt động thực hành

1. Cùng đọc đoạn văn sau:

Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật (1). Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ (2). Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhât (3). Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy (4). Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng (5).

(Hữu Mai)

b. Trả lời câu hỏi:

  • Mỗi từ ngữ được in đậm trong đoạn vàn trên thay thế cho từ ngừ nào?

M: từ anh ở câu (2) thay thế cho Hai Long ở câu (1).

  • Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?

Trả lời:

Mỗi từ ngữ in đậm thay thế cho:

  • "anh" (câu 2) thay thế cho "Hai Long" (câu 1).
  • "người liên lạc" (câu 4) thay thế cho "người đặt hộp thư" (câu 2).
  • "anh" (câu 4) thay thế cho "Hai Long" (câu 1).
  • "Đó" (câu 5) thay thế cho "những vật gợi ra hình chữ V" (câu 4).

=> Cách thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng liên kết câu. 

2. Cùng đọc lại đoạn trích vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai” mà em đã học ở lớp 4.  

3. Tập viết đoạn đối thoại

Dựa theo đoạn đối thoại ở hoạt động 1, em hãy cùng các bạn trong nhóm viết một đoạn đối thoại nói về việc cả nhóm cùng sáng chế ra một vật làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn (ví dụ: chiếc bút mảy mà mực viết mãi không hết, cái máy hút bụi có thể hút được hết bụi trong không khí để môi trường luôn trong sạch, ...).

Trả lời:

Trong câu lạc bộ phát minh

Trưởng nhóm tham quan A dẫn đoàn bước vào công xưởng và hỏi:

- Ồ! Các bạn đang làm gì thế?

Nhóm trưởng nhóm phát minh B trả lời:

- Chúng mình đang sáng chế ra một vật làm cho cuộc sống của con người hạnh phúc hơn.

Một bạn trong nhóm A hỏi ngay:

- Đó là vật gì vậy?

Nhóm phó nhóm B đáp:

- Vật đó nhỏ gọn như cây bút thôi.

Một bạn khác ở nhóm A hỏi tiếp:

- Thế “Cây bút thần kì ấy có công dụng gì?”

Nhóm B cùng đáp:  

- Vật ấy dò tìm nhằm phát hiện sớm bệnh của con người; sau đó, nó sẽ phát ra những tia sáng để tiêu diệt mầm bệnh, giúp con người luôn khỏe mạnh.

C. Hoạt động ứng dụng

Nghe người thân kể hoặc tìm đọc một câu chuyện nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Trả lời:

Ví dụ: Câu chuyện về truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam

Năm 1954, các cán bộ đang dự hội nghị tổng kết ở Bắc Giang thì có lệnh Trung ương rút bớt một số người đi học lớp tiếp quản Thủ đô. Ai nấy đều háo hức muốn đi. Nhất là những người quê Hà Nội. Bao năm xa nhà, nhớ Thủ đô, nay được dịp trở về công tác, anh em bàn tán sôi nổi. Nhiều người đề nghị cấp trên chiếu cố nỗi niềm riêng đó và cho được toại nguyện. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có chiều phân tán...

Giữa lúc đó, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Bác bước lên diễn đàn, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu... Khi tiếng vỗ tay đã ngớt, Bác hiền từ nhìn khắp hội trường và nói chuyện về tình hình thời sự. Nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng trong lúc này, Bác bỗng rút trong túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt và hỏi:

-  Các cô chú có trông thấy cái gì đây không?

Mọi người đồng thanh:

-  Cái đồng hồ ạ.

-  Thế trên mặt đồng hồ có những chữ gì?

-  Có những con số ạ.

-  Cái kim ngắn, kim dài để làm gì?

-  Để chỉ giờ chỉ phút ạ.

-  Cái máy bên trong dùng để làm gi?

-  Để điều khiển cái kim chạy ạ.

Bác mỉm cười, hỏi tiếp:

-  Thế trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người còn đang suy nghĩ thì Bác lại hỏi:

-  Trong cái đồng hồ, bỏ đi một bộ phận có được không?

-  Thưa không được ạ.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ chiếc đồng hồ lên cao và kết luận:

-  Các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà Nước, như các nhiệm vụ cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, đều cần phải làm. Các cô chú thử nghĩ xem: trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ... cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?

Chỉ trong ít phút ngắn ngủi, câu chuyện Chiếc đồng hồ của Bác đã khiến cho ai nấy đều thấm thía, tự đánh tan được những thắc mắc riêng tư.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com