Giải tiếng việt 5 VNEN bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 19C: Cách nối các vế câu ghép - Kết bài trong bài văn tả người. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Chơi trò chơi: Ai tài lắp ghép?

Hai bạn chơi, bạn thứ nhất nói một vế câu ghép, bạn thứ hai nói về câu tiếp theo rồi đổi lượt. Ai nói sai hoặc dừng lại thì thua cuộc.

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

  • Nếu em đi học muộn thì mẹ em sẽ đánh em
  • Trời đổ mưa, mọi người vội vã tìm chỗ trú mưa
  • Trong lúc Ngọc làm toán thì Mai lại chơi điện thoại
  • Nếu toán là môn học về tự nhiên thì văn là môn học về xã hội.
  • Em đi học về, con chó chạy sà vào lòng em....

2. Tìm hiểu về cách nối các vế câu ghép

a. Dùng dấu gạch chéo (/) để ngăn cách các vế câu trong mỗi câu ghép dưới đây:

- Súng kíp của ta mới bắn một phát thì súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn, trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

Theo HÀ VĂN CÂU - VŨ ĐÌNH PHÒNG

- Cánh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

- Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre ; đây là mái đình cong cong ; kia nữa là sân phơi.

b. Khoanh tròn vào những từ hoặc dấu câu nối các vế câu

Trả lời:

- Súng kíp của ta mới bắn một phát / (thì) súng của họ đã bắn được năm, sáu mươi phát. Quan ta lạy súng thần công bốn lạy rồi mới bắn/ (,) trong khi ấy, đại bác của họ đã bắn được hai mươi viên.

Theo HÀ VĂN CÂU - VŨ ĐÌNH PHÒNG

- Cánh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn(:) / hôm nay tôi đi học.

(Thanh Tịnh)

- Kia là những mái nhà đứng sau lũy tre(;) /đây là mái đình cong cong (;) / kia nữa là sân phơi.

2. Các vế câu trong câu ghép được nối với nhau bằng cách nào?

Trả lời:

Các vế trong câu ghép được nối với nhau bằng hai cách:

  • Cách 1: Nối bằng từ ngữ có tác dụng nối (ví dụ: và, nên, thì,...)
  • Cách 2: Nối trực tiếp (không dùng từ nối). Trong trường hợp này, giữa các dấu câu cần phải có dấu phẩy, dấu chấm phẩy hoặc dấu hai chấm.

B. Hoạt động thực hành

1. Tìm các câu ghép có trong 3 đoạn văn sau và ghi vào bảng nhóm theo mẫu:

a. (1) Tôi ngắt một chiếc lá sòi đó thắm thả xuông dòng nước. (2) Một chú nhái bén tí xíu như đã phục sần từ bao giờ nhảy phóc lên ngồi chễm chệ trên đó. (3) Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.

(TRẦN HOÀI DƯƠNG)

b. (1) Anh bắt lấy thỏi thóp hồng như bắt lấy một con cá sông. (2) Dưới nhừng nhát búa hăm hở của anh, con cá lửa ấy vùng vầy, quằn quại, giãy lên đành đạch. (3) Nó nghiến răng ken két, nó cường lại anh, nó không chịu khuât phục.

(Theo NGUYÊN NGỌC)

c. (1) Những cánh buồm đi như rong chơi nhưng thực ra nó đang đẩy con thuyền chơ đầy hàng hóa. (2) Từ bờ tre làng, tôi vẫn gặp nhừng cánh buồm lên ngược về xuôi.

(Theo BẢNG SƠN)

Trả lời:

Câu ghépCách nối các vế câu
a. Câu 3Dấu phẩy, từ nối "rồi"
b. Câu 3Dấu phẩy
c. Câu 1Từ nối "nhưng".

2. Viết vào vở đoạn văn từ 3 đến 5 câu tả ngoại hình một người bạn của em, trong đoạn văn có ít nhất một câu ghép.

Trả lời:

Trong số bạn bè của mình, em chơi thân với Lan Anh. Bạn có dáng người mảnh khảnh, làn da trắng hồng, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt tròn đen láy...Mỗi khi em gặp chuyện, Lan Anh luôn động viên và an ủi em. Vì vậy, em rất quý Lan Anh.

Câu ghép trong đoạn văn trên là:

  • Bạn có dáng người mảnh khảnh, làn da trắng hồng, mái tóc dài mềm mại và đôi mắt tròn đen láy => Kết nối bằng dấu phẩy và từ nối "và"
  • Mỗi khi em gặp chuyện, Lan Anh luôn động viên và an ủi em => Kết nối bằng dấu phẩy.

4. Trong hai đoạn văn kết bài của bài văn tả người dưới đây, đoạn nào kết bài mở rộng? Đoạn nào kết bài không mở rộng? Hai đoạn Văn có điểm nào giống và khác nhau?

a. Đến nay, bà đã đi xa nhưng những kỉ niệm về bà vẫn đọng mãi trong tâm trí tôi. (Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.)

b. Nhìn bác Tư cần mẫn cày ruộng giữa buổi trưa hè nắng gắt, em rất cảm phục bác. Em cũng hiểu thêm điều này: có được hạt gạo nuôi tất cả chúng ta là nhờ có công sức lao động vất vả của những người nông dân như bác Tư. (Đề bài: Tả một bác nông dân đang cày ruộng.)

Trả lời:

Trong hai kết bài trên:

  • Đoạn a: Cách kết bài không mở rộng
  • Đoạn b: Cách kết bài mở rộng

Điểm khác nhau và giống nhau của hai đoạn văn kết bài trên:

Giống nhau: Cả hai đoạn đều nêu lên được tình cảm của người viết đối với nhân vật được tả.

Khác nhau: 

  • Đoạn a: Kết bài nói lên tình cảm với người bà
  • Đoạn b: Kết bài nói lên tình cảm với bác, bình luận về vai trò của những người nông dân đối với xã hội.

5. Viết đoạn kết bài cho một trong các đề dưới đây theo hai cách: Mở rộng và không mở rộng

a. Tả một người thân trong gia đình em.

b. Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn ở gần nhà em.

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

Trả lời:

a. Tả một người thân trong gia đình em.

  • Cách kết bài không mở rộng: Em rất yêu quý mẹ. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt và luôn ngoan ngoãn vâng lời để khỏi phụ lòng mong mỏi của mẹ.
  • Cách kết bài mở rộng: Tình thương yêu mẹ dành cho em thực sự không thể đo đếm bằng lời. Mẹ đã cho em một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc. Suốt đời này em sẽ không không bao giờ quên công lao trời bể mẹ đã dành cho em. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người.

b. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

  • Cách kết bài không mở rộng: Càng chơi với Lan Anh, em càng cảm thấy bạn ấy có thật nhiều đức tính tốt mà em có thể học hỏi. Nhờ bạn ấy mà em ngày càng học tốt hơn, biết chăm sóc bản thân hơn và đặc biệt biết trân trọng tình bạn hơn. Em hi vọng chúng em sẽ mãi là bạn tốt của nhau.
  • Cách kết bài mở rộng: Em rất may mắn khi có Lan Anh là bạn. Thông qua Lan Anh, em thực sự hiểu được thế nào là một tình bạn đẹp, tình bạn đáng quý. Và thật may mắn cho những ai có được những người bạn như vậy. Hãy biết trân trọng họ như chính họ đã trân trọng và giúp đỡ mình.

c. Tả một ca sĩ đang biểu diễn.

  • Cách kết bài không mở rộng: Giọng hát và hình ảnh của ca sĩ Hương Tràm trong buổi biểu diễn khiến em càng thêm yêu quý chị, không chỉ có giọng hát ngọt ngào mà những cảm xúc của chị thể hiện khiến em thêm hiểu hơn bài hát. Em mong muốn chị sẽ có nhiều bài hát hay hơn nữa để cống hiến cho khán giả và ngày càng thành công trong sự nghiệp âm nhạc của mình.
  • Cách kết bài mở rộng: Được xem buổi biểu diễn của chị là điều hạnh phúc nhất của em. Từ buổi diễn ấy, chị đã cho em nhìn thấy mộ góc mới của nền âm nhạc Việt Nam. Càng ngày, chúng ta càng  có nhiều ca khúc hay cùng với cách biểu diễn hấp dẫn. Em tin chắc, trong tương lai, nền âm nhạc sẽ phát triển và các anh chị sẽ là những ngôi sao sáng trên bầu trời ấy.

d. Tả một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

  • Cách kết bài không mở rộng: Em rất yêu quý chú Xuân Bắc. Cảm ơn chú và những người nghệ sĩ hài đã luôn mang lại cho mọi người những tiếng cười sảng khoái cho khán giả. Mong rằng chú sẽ có nhiều hơn nữa những tiểu phẩm hay để cống hiến cho sân khấu và những người hâm mộ.
  • Cách kết bài mở rộng: Những tiếng cười giải trí trên sân khấu còn ẩn chứa những bài học ý nghĩa về cuộc sống. Qua những tiểu phẩm hài của chú Xuân Bắc đóng, không chỉ mang lại tiếng cười sảng khoái mà còn giúp em học hỏi được nhiều điều hay lẽ phải, cách đối nhân xử thế. Em thầm cảm ơn những đóng góp của chú đối với nghệ thuật sân khấu và mong muốn chú sẽ có thêm nhiều tiểu phẩm hay hơn nữa để cống hiến tới khán giả.
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 2 VNEN


Copyright @2024 - Designed by baivan.net