Giải tiếng việt 5 VNEN bài 26A: Nhớ ơn thầy cô

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 26A: Nhớ ơn thầy cô. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát bức tranh sau và trả lời câu hỏi:

  • Những người trong tranh là ai? Họ đang làm gì?

Trả lời:

Những người trong tranh là người thầy và các học trò thời xưa. Họ đến thăm thầy cũ và mừng thọ cho thầy. 

2-3-4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:

(1) Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để làm gì?

(2) Tìm những chi tiết cho thấy:

  • Các học trò rất tôn kính cụ giáo Chu.
  • Cụ giáo chu tôn trọng thầy cũ của mình

Trả lời:

  • Các môn sinh của cụ giáo Chu đến nhà thầy để mừng thọ thầy, điều đó cho thấy họ rất quý mến, tôn trọng, người thầy giáo đã dạy dỗ họ khôn lớn, trưởng thành.
  • Những chi tiết cho thấy học trò rất tôn kính cụ giáo Chu là:
    • Từ sáng sớm, các môn sinh đã tề tựu trước sân nhà cụ giáo Chu để mừng thọ thầy.
    • Các học trò cũ từ xa về dâng biếu thầy những cuốn sách quý.
    • Khi nghe cụ giáo Chu nói tới thăm một người mà thầy mang ơn rất nặng, họ “đồng thanh dạ ran” và cùng đi theo thầy.
  • Những chi tiết cho thấy cụ giáo Chu tôn kính thầy cũ của mình: 
    • Cụ giáo Chu chắp tay cung kính vái: Lạy thầy, Hôm nay con đem tất cả các môn sinh đến tạ ơn thầy
    • Cụ giáo Chu và các học trò vái tạ cụ đồ già. 

(3) Những thành ngữ, tục ngữ nào dưới dây nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu?

a. Tiên học lễ, hậu học văn

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Tôn sư trọng đạo

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

Trả lời:

Những thành ngữ, tục ngữ nói lên bài học mà các môn sinh nhận được trong ngày mừng thọ cụ giáo Chu:

a. Tiên học lễ, hậu học văn

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Tôn sư trọng đạo

d. Nhất tự vi sư, bán tự vi sư (Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy).

B. Hoạt động thực hành

1. Dựa vào nghĩa của tiếng truyền, xếp các từ sau thành 3 nhóm: 

truyền thống, truyền bá, truyền nghề, truyền tin, truyền máu, truyền hình, truyền nhiễm, truyền ngôi, truyền tụng.

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)

b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.

c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.

Trả lời:

a. Truyền có nghĩa là trao lại cho người khác (thường thuộc thế hệ sau)b. Truyền có nghĩa là lan rộng hoặc làm lan rộng ra cho nhiều người biết.c. Truyền có nghĩa là nhập vào hoặc đưa vào cơ thể người.
truyền nghề, truyền ngôi, truyền thống.truyền bá, truyền tin, truyền hình, truyền tụngtruyền máu, truyền nhiễm

2. Tìm và ghi vào vở những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn sau

Tôi đã có dịp đi nhiều miền đất nước, nhìn thấy tận mắt bao nhiêu dấu tích của tổ tiên để lại, từ nắm tro bếp của thuở các vua Hùng dựng nước, mũi tên đồng Cổ Loa, con dao cắt rốn bằng đá của cậu bé làng Gióng nơi Vườn Cà bên sông Hồng, đến thanh gươm giữ thành Hà Nội của Hoàng Diệu, cả đến chiếc hốt đại thần của Phan Thanh Giản,...Ý thức cội nguồn, chân lí lịch sử và lòng biết ơn tổ tiên truyền đạt qua những di tích, di vật nhìn thấy được là một niềm hạnh phúc vô hạn nuôi dưỡng những phẩm chất cao quý nơi mỗi con người. Tất cả những di tích này của truyền thống đều xuất phát từ những sự kiện có ý nghĩa diễn ra trong quá khứ, vẫn tiếp tục nuôi dưỡng đạo sống của thế hệ mai sau.

Trả lời:

Những từ ngữ chỉ người và sự vật gợi nhớ lịch sử và truyền thống dân tộc có trong đoạn văn trên là:

  • Chỉ người: các vua Hùng, cậu bé làng Gióng, Hoàng Diệu, Phan Thanh Giản.
  • Chỉ sự vật: nắm tro bếp, mũi tên đồng cố Loa, con dao cắt rôn bằng đá, Vườn Cà bên sông Hồng, thanh gươm giữ thành Hà Nội, chiếc hốt đại thần. 

3. Tìm các tên riêng trong bài sau và cho biết các tên riêng đó được viết hoa như thế nào? (trang 88 sgk)

Trả lời:

  • Những tên riêng trong đoạn văn trên là: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ...
  • Ngoài tên riêng Mĩ được viết theo âm Hán Việt, các tên riêng khác viết hoa chữ cái đầu mồi bộ phận của tên. Giữa các tiêng trong mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối. 

C. Hoạt động ứng dụng

Kể cho người thân nghe một kỉ niệm của em về nhà giáo/ thầy giáo cũ?

Trả lời:

Đã hai năm trôi qua, nhưng em nhớ mãi lần mắc lỗi khi em học lớp ba của thầy Nam. Đó là lần mắc lỗi lớn nhất của em từ  khi cắp sách  đền trường. Hôm đó, thầy vào lớp và nói với chúng tôi :

- Các con lấy giấy ra kiếm tra toán.

Rồi thầy viết đề lên bảng. Bài kiểm tra không khó khăn lắm đối với em vì em học cũng khá môn này. Trong chốc lát, em đã hoàn thành bài kiểm tra trong khi các bạn trong lớp vẫn đang cắm cúi làm. Thầy luôn đi lại trong lớp từ lúc viết đề xong nên không đứa nào dám cóp bài. Em liền nghĩ ra là viêt bài giải của mình vào một tờ giấy rồi dán lên sau lưng thầy để cho các bạn trong lớp chép. Khi thầy đi qua, em nhanh chóng và nhẹ nhàng dán tờ giấy đó lên lưng thầy. Các bạn trong lớp vẫn làm bài và thầy giáo không biết gì. Bỗng cả lớp xôn xao nhỏ rồi chép lấy chép để bài giải. Nhưng khổ nỗi, thầy Nam cứ đi đi lại lại nên khó mà có thể chép nổi. Dù vậy, có những đứa nghĩ ra cách hỏi ‘thầy vài câu hỏi cho thầy đứng lâu lâu một chút để những đứa khác chép rồi mình sẽ cóp lại từ chúng. Còn có đứa ngồi bàn đầu, nó giả vò lục lọi ngăn bàn lấy sách ra chép để thầy tới gần nó. Lúc đó, thừa thời gian cho nó chép bài. Nhìn bọn bạn trong lớp làm đủ trò để chép bài giải đó, em thấy buồn cười quá… Cuối cùng, giờ làm bài cũng đã hết. Bài làm của từng đứa được thầy thu nhanh chóng. Giờ ra chơi bọn bạn lớp tôi luôn nhắc tới việc tờ giấy ghi bài giải đó khiến em bất chợt nhớ ra rằng: mình chưa lấy lại nó. Trống vào lớp, thầy Nam vào lớp với vẻ mặt buồn rầu nhưng em còn thấy sự tức giận trên khuôn mặt thầy. Thầy hỏi cả lóp :

- Ai làm chuyện này ? Thầy giơ tờ giấy đó lên cho cả lớp coi – Trong các bài của cả lớp, thầy thấy lời giải đa so ” là giống tờ giấy này. Vậy ai đã làm việc này ?

Can đảm lắm em mới dám đứng dậy tự nhận lỗi của mình. Tới đây, em mới thực sự nhận ra việc làm của mình là sai trái. Chính vì em làm như vậy đã khiến cả lớp dựa dẫm, không có sự tự tin khi làm bài kiểm tra. Điều đó cũng như em đã hại các bạn mình. Đáng ra, em sẽ phải chịu hình phạt đích đáng nhưng thầy Nam đã tha lỗi cho tôi và nói :

- Con làm như vậy là không đúng. Tất cả các bạn trong lớp ta không ai được làm như thế nhé ! Thầy sẽ cho các con làm bài kiểm tra khác.

Đó là lỗi lầm không thể tha thứ. Và em vẫn chưa thể tha thứ cho mình về việc làm thiếu suy nghĩ đó. Việc duy nhất có thể tha thứ cho mình là phải học thật tốt, cố gắng trở thành người học trò tốt.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com