Giải tiếng việt 5 VNEN bài 31C: Ôn tập về tả cảnh

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 31C: Ôn tập về tả cảnh. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát và nói vẻ đẹp của cảnh trong bức tranh trên

Trả lời:

Tranh 1: Bình minh ở Vịnh Hạ Long thật đẹp. Trong không gian tĩnh lặng và tối tăm, từ phía chân trời ông mặt trơi từ từ nhô lên cao mang theo những sắc vàng ấm áp.

Tranh 2: Ánh trăng như ngọn đèn cao áp soi rọi lên sông Hương tình mịch. Trong không gian trầm lắng ấy, hình ảnh cầu Tràng Tiền kẻ một đường trắng bạc như sợi dây chuyền bạch kim vắt qua dòng sông tĩnh lặng, nên thơ trong đêm trăng đẹp.

Tranh 3: Công viên văn hoá Đầm Sen nhiều trò chơi và đủ màu sắc sặc sỡ. Trong công viên, mọi người cười nói, vui chơi náo nhiệt.

2. Lập dàn ý miêu tả một trong các cảnh sau:

  • Một ngày mới bắt đầu ở quê em
  • Một đêm trăng đẹp
  • Trường em trước buổi học
  • Một khu vui chơi, giải trí mà em thích

Trả lời:

Dàn ý bài: Một ngày mới bắt đầu ở quê em

A. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sớm ở quê em (tiếng gà gáy ò ó o o.... báo bình minh đến).

B. Thân bài:

  • Tả cảnh bao quát:
    • Không gian yên tĩnh, tất cả như còn đang uể oải sau một giấc ngủ dài…
  • Tả cảnh chi tiết:
    • Cảnh vật trong buổi màn sương sớm: tiếng gà gáy, làn khói bếp.
    • Cảnh vật khi mặt trời lên có sự thay đổi:
    • những giọt sương đọng trên cỏ cây dần tan biến, cây cối rực rỡ hơn bởi ánh nắng ban mai.
    • Bầy gà mái mẹ lục tục dẫn con đi ăn. Chú gà trống bỗng chốc gáy vang ò ó o o... giục giã rồi lục tục gọi mấy cô gà mái bới giun.
    • Sinh hoạt của gia đình em và của mọi người xung quanh vào buổi sáng:
    • Học sinh nô nức đến trường
    • Tiếng các bác nông dân ra đồng buối sớm
    • Các phương tiện qua lại ngày một nhiều hơn trên đường làng.
    • Nhà nhà trở dậy dọn dẹp, giặt giũ, cho gia cầm, gia súc ăn.

C. Kết luận: Nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở làng quê

  • Em yêu quê, gắn bó với quê và yêu từng buổi sáng, từng cảnh vật quen thuộc của làng quê em.
  • Em tự nhủ sẽ cố gắng học tập thật tốt, để sau này góp sức xây dựng quê hương.

Dàn ý bài: Một đêm trăng đẹp

A. Mở bài: Giới thiệu đêm trăng định tả vào khoảng thời gian nào? (ví dụ: đêm rằm trung thu), ở đâu? (làng quê hay thành thị)

B. Thân bài

Tả bao quát cảnh đẹp dưới ánh trăng: ánh trăng tỏa sáng khắp muôn nơi, cảnh vật hiện ra như một bức tranh huyền ảo...

Tả chi tiết:

  • Trước khi trời tối:
    • Hoàng hôn buông xuống, ông mặt trời dần khuất núi.
  • Mọi người trở về nhà sau một ngày làm việc vất vả
  • Khi trời tối:
    • Trăng bắt đầu nhô lên, tỏa ánh sáng lên khắp không gian.
    • Xuất hiện những ngôi sao dày đặc trên bầu trời, sáng lấp lánh
    • Tả cảnh vật, mặt đất, con sông, cây cối, con người dưới trăng
  • Khi trời về khuya:
    • Không gian trở nên tĩnh lặng, chỉ còn tiếng côn trùng
    • Mọi người đã chìm sâu trong giấc ngủ

C. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về đêm trăng

  • Em yêu vẻ đẹp thiên nhiên và cảnh sắc làng quê mỗi đêm trăng sáng.
  • Mong rằng đất nước mãi bình yên, để ánh trăng sẽ mãi là một kí ức đẹp của tuổi thơ chúng em.

Dàn ý bài: Trường em trước buổi học

A. Mở bài: Giới thiệu khái quát khung cảnh trường trước buổi học

B. Thân bài: tả bao quát và tả chi tiết

  • Tả bao quát: Mới sáng sớm, trường giống như tòa lâu đài cổ kính, núp mình trong những lùm cây xanh, làn sương mờ ảo và ánh nắng ban mai tuyệt đẹp.
  • Tả chi tiết:
    • Sân trường lác đác một số bạn làm trực nhật, vừa quét sân vừa nói chuyện rôm rả.
    • Trên những tán cây bàng, chú chim chào mào và chim chích choè đua nhau hót líu lo.
    • Những lớp học đóng kín và hành lang im lặng
    • Những bông hoa thược dược vươn mình lên đón ánh nắng mặt trời.
    • Mặt trời lên cao, thầy cô và bạn bè đến lớp, sân trường bỗng nhộn nhịp và đông vui hẳn lên.
    • Chiếc trống trường được bác bảo vệ kéo ra nằm chiễm chệ trước hành lanh, báo hiệu bắt đầu vào học.
    • Ngoài cổng trường, một số bạn đang chạy hớt hải cho kịp giờ vào học...

C. Kết bài:

  •  Ấn tượng về cảnh trường lúc sáng sớm trước giờ vào học
  • Tình cảm yêu mến mái trường thân thương

Dàn ý bài: Một khu vui chơi, giải trí mà em thích

A. Mở bài: Giới thiệu chung về khu vui chơi mà em định tả: tên gọi, địa điểm

B. Thân bài: Tả khái quát và tả chi tiết

  • Tả cảnh khái quát
    • Hoàn cảnh ghé thăm
    • Tả khu vui chơi khi nhìn từ xa: như một lâu đài rực rỡ, cổng vào như thế nào, sau cánh cổng là thế giới đầy màu sắc
  • Tả cảnh chi tiết:
    • Khi đến gần, tả cảnh vật hiện ra ngay trước mắt
    • Tả những trò chơi có trong khu vui chơi đó: hình ảnh đoàn tàu, đu quay, xe mô hình, âm thanh của con người và trò chơi
    • Tả hồ nước trong xanh của khu vui chơi: cây cầu bắc qua hồ, mọi người đi xung quanh hồ để làm gì?
    • Tả vườn bách thú trong khu vui chơi (công viên): Các loài động vật, hành động và hình dáng của chúng, thái độ của mọi người khi nhìn thấy nhiều loài vật.
    • Tả những hành động khác cũng diễn ra trong khu vui chơi
    • Tả những món đồ chơi, đồ ăn: tò he, bóng bay, kem,...
    • Tả thiên nhiên xung quang và không khí trong lành của khu vui chơi ấy.

C. Kết bài:

  • Cảm xúc, ấn tượng của mình về khu vui chơi, giải trí
  • Có muốn quay lại đó lần nữa không?

3. Dựa vào dàn ý đã lập, nói về cảnh em chọn để tả

Lưu ý: Em nên trình bày sát theo dàn ý, trình bày cần ngắn gọn, rõ ràng, diễn đạt thành câu

Trả lời:

a. Một ngày mới bắt đầu ở quê em

=> Xem chi tiết tại đây

b. Một đêm trăng đẹp

=> Xem chi tiết tại đây

c. Trường em trước buổi học

=> Xem chi tiết tại đây

d. Một khu vui chơi, giải trí em thích

=> Xem chi tiết tại đây

B. Hoạt động thực hành

1. Đọc các đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

a. Từ nhũng năm 30 của thế kỉ XX, chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo dài tắn thời (1). Chiếc áo tân thời là sự kết hợp hài hoà giữa phong cách dân tộc tế nhị, kín đáo với phong cách phương Tây hiện đại, trẻ trung (2).

Áo dài trở thành biểu tượng cho y phục truyền thống của Việt Nam. Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn (3).

b.  Cơn bão dữ dội bất ngờ nổi lên. Những đợt sóng khủng khiếp phá thùng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng (4). Hai tiếng đồng hồ trôi qua... Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lớn. Quang cảnh thật hỗn loạn (5).

  • Nêu tác dụng của dấu phẩy được dùng trong các đoạn văn trên?

Trả lời:

(1) => Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ.

(2) => Dấu phẩy dùng để ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

(3) => Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngữ, ngăn cách các bộ phận cùng chức vụ trong câu.

(4) => Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

(5) => Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu trong câu ghép.

2. a. Đọc mẩu chuyện vui dưới đây

Anh chàng láu lỉnh

Ngày trước, bò nuôi chỉ để cày ruộng, con nào không cày được mới đem làm thịt. Một hôm, có anh hàng thịt viết đơn xin xã cho thịt một con bò. Thấy con bò còn khoẻ, lại đang giữa vụ cày nên cán bộ xã phê vào đơn : "Bò cày không được thịt."

Anh kia về cứ đem bò ra mổ. Xã gọi lên phạt, anh chàng liền chìa đơn ra cãi :

-  Bò cày không được, xã đã cho phép tôi thịt rồi.

b. Trả lời câu hỏi trong bảng sau:

Lời phê của xãBò cày không được làm thịt

a. Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò ?

 
b. Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng ?a

Trả lời:

Lời phê của xãBò cày không được làm thịt

a. Anh hàng thịt đã thêm dấu câu gì vào chỗ nào trong lời phê của xã để hiểu là xã đồng ý cho làm thịt con bò ?

a. Anh hàng thịt đã thêm dấu phẩy vào lời phê của xã  "Bò cày không được thịt." thành "Bò cày không được, thịt."
b. Lời phê trong đơn cần được viết như thế nào để anh hàng thịt không thể chữa một cách dễ dàng ?Lời phê trong đơn cần dùng dấu phẩy ngăn cách:  "Bò cày, không được thịt." để anh hàng thịt không để chữa được.

3. Trong đoạn văn sau có 3 dấu phẩy đặt sai vị trí. Em hãy sửa lại cho đúng. Viết câu đã điền đúng dấu phẩy vào vở

Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn (1960 - 1994) là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Ca-rôn nặng gần 700kg nhưng lại mắc bệnh còi xương. Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ỏ thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ. Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

Trả lời:

Câu văn dùng sai dấu phẩySửa lại
Sách Ghi-nét ghi nhận, chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. Sách Ghi-nét ghi nhận chị Ca-rôn là người phụ nữ nặng nhất hành tinh. 
Cuối mùa hè, năm 1994 chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ỏ thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.Cuối mùa hè năm 1994, chị phải đến cấp cứu tại một bệnh viện ỏ thành phố Phơ-lin, bang Mi-chi-gân, nước Mĩ.
Để có thể, đưa chị đến bệnh viện người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.Để có thể đưa chị đến bệnh viện, người ta phải nhờ sự giúp đỡ của 22 nhân viên cứu hoả.

C. Hoạt động ứng dụng

1. Nói với người thân về cảnh đẹp mà em thích

Trả lời:

Các em có thể lựa chọn một trong những cảnh đẹp dưới đây để kể với người thân

=> Xem chi tiết

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com