Giải tiếng việt 5 VNEN bài 21B: Những công dân dũng cảm

Giải chi tiết, cụ thể tiếng việt 5 VNEN bài 21B: Những công dân dũng cảm. Tất cả bài tập được trình bày cẩn thận, chi tiết. Mời các em cùng tham khảo để học tốt môn tiếng việt lớp 5.

A. Hoạt động cơ bản

1. Quan sát tranh và cho biết những người trong tranh đang làm gì?

Trả lời:

Quan sát bức tranh ta thấy: Trong tranh có một nhóm người, người phị nữ đang bê trên tay một em bé. Những người còn lại đỡ người đàn ông, có vẻ người đàn ông ấy bị đau chân, và nam thanh niên đang cứu chữa cho người đàn ông ấy. Phía xa xa, ta thấy có một nhóm người đang cố gắng dập tắt đám cháy.

2. Nghe thầy cô (hoặc bạn) đọc bài sau: "Tiếng rao đêm"

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với từ ngừ ở cột A

Trả lời:

5. Thảo luận, trả lời câu hỏi

(1) Đám cháy xảy ra lúc nào?

(2) Người đã dũng cảm cứu em bé là ai? Con người và hành động của anh có gì đặc biệt?

Trả lời:

(1) Đám cháy xảy ra vào ban đêm.

(2) Người đã dũng cảm cứu em bé là người bán bánh giò. Đó là một thương binh, chỉ còn một chân khi rời quân ngũ, làm nghề bán bánh giò.

Tuy chỉ là một người bán bánh giò bình thường nhưng anh có hành động dũng cảm: không chỉ hô hoán, báo hiệu cho mọi người xung quanh về đám cháy mà anh còn xả thân lao vào đám cháy cứu gia đình bị nạn.

(3) Những chi tiết nào trong câu chuyện gây bất ngờ cho người đọc? 

(4) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sổng ?

Trả lời:

(3) Chi tiết trong câu chuyện gây bất ngờ nhất cho người đọc là “Ai đó thảng thốt kêu:”ô… này!”, rồi cầm cái chân cứng ngắc của nạn nhân giơ lên: thì ra là một cái chân gỗ!”. 

Sau đó mọi người tìm tung tích nạn nhân và tìm giấy tờ thì biết anh là thương binh. Để ý tới chiếc xe đạp nằm lăn ở góc đường và những chiếc bánh giò tung tóe mới biết anh chính là người bán bánh giò.

(4) Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi công dân, cần giúp đỡ những người đang trong hoàn cảnh hiểm nguy, khó khăn. Chúng ta không nên so đo tính toán thiệt hơn quyền lợi với người mình vừa giúp đỡ. Sống hòa thuận, đoàn kết như anh em một nhà với mọi người xung quanh.

B. Hoạt động thực hành

1. Lập chương trình cho một trong các hoạt động dưới đây (hoặc cho một hoạt động khác mà trường em dự kiến tổ chức) rồi dán lên tường lớp: Khi xây dựng chương trình công tác cua liên đội trong năm học. Ban chỉ huy liên đội trường em dự kiến tổ chức một số hoạt động sau:

(1) Hội trại Chúng em tiến bước theo Đoàn (nhân kỉ niệm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26-3).

(2) Thi nghi thức Đội.

(3) Làm vệ sinh nơi công cộng.

(4) Giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ.

(5) Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.

Trả lời:

Đề 2: Thi nghi thức đội

TRƯỜNG TIỂU HỌC QUANG TRUNG TỔ CHỨC THI NGHI THỨC ĐỘI NGÀY 19/5

1. Mục địch:

  • Tìm hiểu rõ hơn về các nghi thức hoạt động đội...
  • Tổ chức hoạt động chào mừng ngày sinh nhật Bác Hồ

2. Phân công công việc chuẩn bị:

  • Tất cả các lớp luyện tập các hoạt động nghi thức đội mà nhà trường đã phổ biến
  • Các lớp chuẩn bị trang phục, phụ kiện đầy đủ.
  • Đội văn nghệ trường chuẩn bị 3 tiết mục về đội và về Bác Hồ
  • Ban chỉ huy liên đội chuẩn bị nước uống, bảng điểm cho ban giám khảo và giải thưởng cho các lớp đạt giải.
  • Mỗi lớp căm một chậu hoa tươi để trang trí sân khấu và phân công 5 bạn mang 5 cây cờ đỏ sao vàng.

3. Chương trình cụ thể:

  • Toàn liên đội tập trung, chào cờ, hát quốc ca và nghe cô tổng phụ trách đội nói rõ quy trình buổi thi nghi thức đội.
  • Diễn các tiết mục văn nghệ để mở đầu buổi thi nghi thức đội cũng như chúc mừng sinh nhật Bác
  • Các lớp trưởng lên bốc thăm số thứ tự thi cho lớp
  • Sau khi thi xong, ban giám khảo tổng kết điểm và công bố kết quả
  • Trao giải cho các lớp đạt giải
  • Tất cả học sinh dọn sạch sân trường rồi về lớp.

Đề 5. Quyên góp ủng hộ thiếu nhi và nhân dân các vùng bị thiên tai.

QUYÊN GÓP, ỦNG HỘ THIẾU VÀ NHÂN DÂN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG BỊ THIÊN TAI 

                         (Lớp 5D, trường TH Hoàng Hoa Thám)

1. Mục đích

  • Thể hiện tinh thần sẻ chia, thông cảm với nỗi cơ cực của thiếu nhi và nhân dân vùng bị thiên tai.
  • Thể hiện tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”.

2. Các việc cụ thể, phân công nhiệm vụ

  • Họp lớp thông báo kế hoạch và thời gian nhận quà ủng hộ: Lớp trưởng chủ trì.
  • Chịu trách nhiệm nhận quà ủng hộ: Tổ trưởng của 4 tổ.
  • Phân loại quà ủng hộ: Bạn Lan, Ngọc Anh, Hạnh
  • Đóng gói, chuyển quà: Các bạn Sơn, Tùng, Mạnh, Ngọc.

3. Chương trình cụ thể

  • Họp phổ biến nội dung: Tiết sinh hoạt lớp, thứ 6 ngày 20/12
  • Dự kiến thời gian nhận quà ủng hộ: sáng thứ 2 ngày 23/12
  • Phân loại quà ủng hộ để đóng gói: gồm quần áo, đồ dùng học tập, sách vở, tiền bỏ ống... vào chiều thứ 2 ngày 23/12.
    • Tổ trưởng tổ 1: Nhận quần áo, giày dép.
    • Tổ trưởng tổ 2: Đồ dùng học tập
    • Tổ trưởng tổ 3: Sách báo, truyện
    • Tổ trưởng tổ 4: Nhận tiền ủng hộ
  • Sáng thứ 3 ngày 24/12: Nộp danh sách và toàn bộ quà ủng hộ lên Ban chỉ huy liên đội của Trường.

6. Chọn một trong các đề bài sau để chuẩn bị kể chuyện:

Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhờ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa.

Đề 2: Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ.

Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

Trả lời:

Đề 1: Kể một việc làm của những công dân nhờ thể hiện ý thức bảo vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hóa.

Trái đất này không phải của riêng bạn, riêng mình mà là của chúng ta. Sống trong một cộng đồng, mỗi người cần có nếp sống văn minh lịch sự. Câu chuyện xảy ra ngày cuối tuần vừa rồi đã giúp em nhận ra trách nhiệm của cá nhân trong xã hội. Đó là câu chuyện về một việc làm tốt thể hiện nếp sống văn minh nơi công cộng.

Chủ nhật, nhóm chúng em tổ chức dã ngoại ngoài công viên. Công viên rợp bóng cây xanh, bãi cỏ mơn mởn mượt mà làm cả nhóm vô cùng thích thú. Chúng em trải những tấm thảm nhỏ, bày đủ loại đồ ăn, nước uống, cùng nhau chơi trò chơi. Sau đó, khi mặt trời đã lên cao chót vót, từng ánh nắng lọt qua kẽ lá chói chang cả lũ mới mệt phờ ngồi xuống ăn uống. Chúng em vừa cười đùa vừa nói chuyện vui vẻ. Chợt có bạn nhìn thấy phía xa một em bé đang bán vé số và kẹo cao su. Không hiểu thế nào mà bạn khác cười phá lên:

- Trông cái mặt và bộ quần áo lấm lem của con bé đó kìa. Thật mắc cười quá đi!

- Hahaha…!

Vậy rồi cả lũ cười phá lên. Em chỉ im lặng nhìn cô bé đó. Vừa thương cảm sự bất hạnh của em ấy vừa tức giận thái độ của các bạn khác. Cô bé hình như nghe thấy tiếng cười bên này nhưng chỉ cúi mặt nhẹ nhàng hỏi các cô chú xung quanh xem có ai mua kẹo, mua vé số không. Các bạn em cứ cười mãi, cho tới khi một tiếng nói non nớt từ bên cạnh vang lên:

- Mẹ ơi, chị ấy đáng thương quá. Con lấy tiền tiết kiệm mua kẹo cho chị ấy được không ạ?

Thì ra là một em bé gái khoảng năm tuổi. Em nhìn tiền trong tay rồi nghiêng đầu hỏi mẹ. Mẹ em nhìn thoáng qua đám chúng em rồi dịu dàng xoa đầu con gái mình:

- Được chứ. Con ngoan lắm.

Em bé dường như chỉ chờ có vậy, nó lon ton chạy lại chỗ cô bé kia, chìa những tờ tiền lẻ trong đôi bàn tay bé xíu ra. Cô bé ngạc nhiên rồi mỉm cười tươi tắn, sợ làm bẩn tay em bé, cẩn thận lấy giấy gói những chiếc kẹo mút lại. Sau đó em nói cảm ơn người mẹ của em bé kia rồi quay đi, vừa đi vừa cúi xuống nhặt rác. Chúng em ngẩn ngơ nhìn cô bé bán vé số bất hạnh ấy nhặt từng vỏ trai, vỏ kẹo, rác rưởi trên đường trong công viên bỏ vào sọt rác. Một bác lao công đang quét lá nói:

- Con bé nhỏ tuổi, phải đi bán hàng rong phụ mẹ mà ngoan lắm. Ngày nào nó cũng tới, nhặt xong rác thì mới về. Nhiều người bây giờ còn không ý thức bằng nó.

Chúng em xấu hổ nhìn đống vỏ bánh kẹo mà mình mang đến và những lần xả rác vô ý thức trước kia thầm hối lỗi lời nói xúc phạm cô bé. Hành động của em bé 5 tuổi cũng phần nào thức tỉnh chúng em về hành động thiếu văn minh nơi công cộng. Chúng em trở về nhà với tâm trạng rối bời, lòng hiểu ra nhiều điều ý nghĩa.

Một ngày cuối tuần, một câu chuyện nhỏ nhưng là hai việc làm của nếp sống văn minh nơi công cộng. Trong cuộc sống, có những mảnh đời khác nhau, tôn trọng hoàn cảnh của người khác cũng là một nếp sống văn minh. Đặc biệt, mỗi chúng ta cần có ý thức với môi trường sống của chính mình.

Đề 3: Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ.

Chiến tranh đã lùi xa vào quá khứ nhưng hậu quả của nó vẫn còn ghi dấu mãi. Để có được độc lập tự do hôm nay, bao thế hệ đã hi sinh. Họ là những thương binh, liệt sĩ. Học sinh chúng em luôn biết ơn những người anh hùng đó. Để tri ân các thương binh, liệt sĩ, em đã tham gia hoạt động tưởng niệm hàng năm.

Quê hương em là quê hương những anh hùng Cách mạng. Bao người con nơi đây đã ra đi để chiến đấu, để rồi hòa bình lập lại, người trở về người lại mãi mãi nằm  tại chiến trường. Hàng năm, địa phương em đều tổ chức hoạt động tri ân ngày 27 tháng 7, Em vẫn nhớ như in lần đầu tiên mình được tham gia hoạt động ý nghĩa đó. Chiều ngày 26 chúng em đã có mặt để làm cỏ, phát quang nghĩa trang liệt sĩ – nơi nhân dân xây dựng để tưởng niệm. Chúng em thắp hương, nhìn những bức ảnh và tên tuổi của họ, nỗi xúc động không thể kìm nén. Có những người hi sinh khi tuổi còn rất trẻ. Họ ra đi để lại cả tuổi trẻ còn đang dang dở.

Tối hôm ấy, cả nghĩa trang uy nghiêm và thiêng liêng biết mấy. Tốp học sinh chúng em được phân công cầm cờ, đốt nến và hương. Các anh trong Đoàn xã đọc diễn văn tưởng nhớ công ơn các anh hùng, liệt sĩ. Sau đó là văn nghệ. Ca khúc “Biết ơn chị Võ Thị Sáu” năm nào cũng vang lên như lời nhắc nhở thế hệ sau. Phần quan trọng nhất là lễ thắp nến tri ân. Trong không gian thiêng liêng, từng ánh nến lần lượt thắp lên, lung linh sáng rực. Đó là lời tri ân của tất cả những người đang sống tới những người đã ngã xuống cho độc lập tự do hôm nay. Họ ra đi để bảo vệ quê hương, để chiến đấu cho Tổ quốc thân yêu. Những người còn sống luôn biết ơn và ghi nhớ công lao của họ. Giây phút tưởng niệm, ai nấy đều xúc động cúi đầu. Có những giọt nước mắt không kìm nén được lặng lẽ rơi. Những người nằm tại nơi đây còn là người thân trong gia đình họ.

Buổi tượng niệm kết thúc, trên đường về lòng em vẫn bâng khuâng mãi. Sáng hôm sau đó, địa phương em tổ chức đến thăm và giúp đỡ những thương binh. Em cũng xin được tham gia. Men theo những con đường nhỏ, em cùng đoàn đến từng ngôi nhà nhỏ của các cựu chiến binh năm xưa, những người đã chịu tàn phá từ chiến tranh khốc liệt. Chúng em trao đi những món quà, giúp họ dọn dẹp nhà cửa, sân vườn và cùng nghe những câu chuyện kháng chiến. Mỗi câu chuyện lại gợi lên niềm xúc động, lòng biết ơn tha thiết với bao thế hệ cha anh đi trước. Họ không ngại mất mát, không ngại đau thương. Họ cho ra đi với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Hiện tại, chiến tranh vẫn in hằn trên cơ thể họ với những nỗi đau thể xác và tinh thần không thể xóa nhòa. Nhưng họ nói không bao giờ hối hận vì sự lựa chọn năm xưa.

Hoạt động tri ân kết thúc để lại nhiều dư âm trong trái tim em. Từ tận đáy lòng mình, mỗi lần tri ân là một lần em thêm biết ơn những thương binh liệt sĩ. Không chỉ trân trọng quá khứ anh hùng mà em còn có ý thức hơn với tương lai của mình, tương lai của cả đất nước.

C. Hoạt động ứng dụng

Trao đổi với người thân về một việc làm để giúp đỡ gia đình thương bình, liệt sĩ

Trả lời:

Ví dụ mẫu:

Ở gần nhà em có cụ Nguyễn Thị Tới là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Cụ có 3 người con, nhưng không may các anh đã hi sinh tại mặt trận miền Bắc. Vì vậy, cụ sống một mình và được sự quan tâm và chăm sóc của anh em, hàng xóm láng giềng. 

Nhân dịp ngày 27/7 sắp tới, gia đình em sẽ mua một món quà ý nghĩa đến tặng cụ. Đồng thời, gia đình em sẽ cùng rủ thêm một số gia đình thân cận, gần nhà cụ đến sửa chữa lại mái nhà bị dột cho cụ và cùng nấu một bữa cơm ấm cúng, ngồi quây quần với nhau trò chuyện để cụ cảm thấy ấm lòng hơn.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Giải Tiếng Việt 5 tập 2 VNEN


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com