Hướng dẫn giải nhanh Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn khoa học tự nhiên 8 bộ sách cánh diều bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Kéo một xô nước từ giếng lên (hình 15.1). Vì sao khi xô nước còn chìm trong nước ta thấy nhẹ hơn khi nó đã được kéo lên khỏi mặt nước?

Hướng dẫn trả lời:

Khi xô còn trong nước thì ngoài trọng lực phương thẳng đứng hướng xuống thì còn lực đẩy Acsimet hướng lên, còn khi ra khỏi nước thì lực đẩy không còn nữa.

I. LỰC ĐẨY CỦA CHẤT LỎNG LÊN VẬT ĐẶT TRONG NÓ 

Câu 2: Nêu ví dụ về lực đẩy Acsimet trong thực tế. 

Hướng dẫn trả lời:

  • Nhấc hòn đá trong nước thấy nhẹ hơn khi ngoài không khí.

  • Giúp thuyền nổi lên, là cơ chế hoạt động chìm nổi của tàu ngầm hay cá.

Luyện tập 1: Biểu diễn lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng (hình 15.4). 

Hướng dẫn trả lời:

Vật lơ lửng =>  FA=P.

Biểu diễn lực đẩy Acsimet tác dụng vào vật đặt trong chất lỏng (hình 15.4).

Câu 3: Trong trường hợp nào sau đây, nhấn vật xuống đáy bể nước dễ dàng hơn?

  • Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 500 ml được nút kín.

  • Nhấn một chai nhựa rỗng có thể tích 5l được nút kín.

Hướng dẫn trả lời:

Thể tích càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ ⇒ d500ml > d5l 

Mà khối lượng riêng càng lớn thì càng dễ chìm xuống nước hơn

⇒ chai nhựa 500 ml 

Luyện tập 2: Thả hai vật hình hộp có kích thước giống nhau, một vật bằng gỗ và một vật bằng sắt vào trong nước (hình 15.6). So sánh lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai vật.

Hướng dẫn trả lời:

Hình a, FA > P (vật nổi)

Hình b, FA < P (vật chìm).

II. ĐIỀU KIỆN ĐỊNH TÍNH ĐỂ MỘT VẬT NỔI HAY CHÌM TRONG MỘT CHẤT LỎNG 

Câu 4: Vì sao một khúc gỗ lớn nổi được trong nước trong khi một viên bi thép nhỏ hơn nhiều lại bị chìm.

Hướng dẫn trả lời:

Viên bi thép có khối lượng riêng lớn hơn nước và thể tích nhỏ nên bị chìm. Còn khúc gỗ có khối lượng riêng nhỏ hơn nước và thể tích lớn nên nổi.

Câu 5: Thả một miếng đất nặn vào nước thì bị chìm, hình 15.7a. Vì sao cũng số lượng đất nặn ấy được nặn thành vật như hình 15.7b thì lại nổi trên nước?

Hướng dẫn trả lời:

Vì phần thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ (thể tích phần bị chìm của vật) tỉ lệ thuận với lực đẩy Acsimet của nước lên vật, mà thể tích phần chìm của hình 15.7a nhỏ hơn thể tích phần chìm (bao gồm cả phần không khí) trong cục đất nặn hình 15.7b

Vận dụng: Chứng minh rằng khi thả một khối đặc trong chất lỏng thì:

  • Vật chìm xuống nếu trọng lượng riêng của nó lớn hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

  • Vật nổi lên nếu trọng lượng riêng của nó nhỏ hơn trọng lượng riêng của chất lỏng.

Hướng dẫn trả lời:

  • Vật chìm xuống khi: FA < P, nếu khối lượng riêng của vật này nặng hơn nước thì nó sẽ chìm xuống, do lực đẩy Acsimet lớn nhất có được khi vật chìm hoàn toàn cũng không đủ thắng trọng lực tác dụng vào vật.
  • Vật nổi lên khi: FA > P do trọng lực của vật kéo nó xuống nhỏ hơn lực đẩy Acsimet.

Tìm kiếm google: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 cánh diều , giải KHTN 8 CD, Giải KHTN 8 bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật đặt trong nó

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 Cánh diều mới

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com