Hướng dẫn giải nhanh Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều bài 20: Sự nhiễm điện

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn khoa học tự nhiên 8 bộ sách cánh diều bài 20: Sự nhiễm điện. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Trong những ngày thời tiết hanh khô, nếu dùng một mảnh giấy bóng kính cọ xát 5 - 7 lần vào tóc, sau đó nhấc nhẹ ra thì có thể thấy một số sợi tóc được hút lên theo tờ giấy bóng kính (hình 20.1). Vì sao lại có hiện tượng như vậy?

Hướng dẫn trả lời:

Khi cọ xát làm cho chúng nhiễm điện và hút những vật nhẹ như bụi, tóc

I. SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ SÁT

2. Nguyên nhân các vật có thể nhiễm điện do cọ xát

Câu 1: Sử dụng dấu cộng (+) để mô tả điện tích dương và dấu trừ (-) để mô tả điện tích âm, em hãy vẽ vào vở hai vật có hình dạng bất kì để mô tả: Sau khi cọ xát, một vật trở nên nhiễm điện dương, vật kia trở nên nhiễm điện âm.

Hướng dẫn trả lời:

Chiếc thước nhựa nhận thêm electron từ mảnh vải chuyển sang nên thước nhựa sẽ nhiễm điện âm.

Sử dụng dấu cộng (+) để mô tả điện tích dương và dấu trừ (-) để mô tả điện tích âm, em hãy vẽ vào vở hai vật có hình dạng bất kì để mô tả: Sau khi cọ xát, một vật trở nên nhiễm điện dương, vật kia trở nên nhiễm điện

3. Một số hiện tượng thực tế liên quan đến sự nhiễm điện do cọ xát

Câu 2: Giải thích hiện tượng nhiễm điện ở quả bóng bay khi cọ xát với áo len và nhiễm điện ở áo len khi cởi áo len.

Hướng dẫn trả lời:

Áo len bị cọ xát nên đã nhiễm điện, khi quả bóng bay cọ xát với áo len thì điện từ áo khi cọ xát chuyền sang quả bóng bay.

Câu 3: Nêu và giải thích một số ví dụ về hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tiễn.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bụi bám vào quạt: cánh quạt quay sẽ cọ xát với không khí tạo ra điện nên hút bụi

  • Khi chải đầu, lược nhựa cọ xát với tóc và bị nhiễm điện, hút tóc kéo thẳng ra

II. DÒNG ĐIỆN

Câu 4: Nêu ví dụ về các thiết bị hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

Hướng dẫn trả lời:

  • Bóng đèn 

  • Nồi cơm điện 

  • Quạt điện

III. VẬT DẪN ĐIỆN VÀ VẬT CÁCH ĐIỆN

Câu 5: Nêu ví dụ về vật cách điện và vật dẫn điện trong cuộc sống.

Hướng dẫn trả lời:

  • Cách điện: túi nilon, thước nhựa, gậy gỗ, cốc thủy tinh...

  • Dẫn điện: dây điện, thìa sắt, ruột bút chì,....

Luyện tập: Chỉ ra những bộ phận dẫn điện và bộ phận cách điện ở công tắc điện, cầu chì, đèn điện.

Hướng dẫn trả lời:

Dẫn điện

  • Đèn điện : dây trục, dây tóc, 2 đầu ở đuôi đèn.

  • Công tắc điện: lõi dây 

  • Cầu chì : thanh kéo, lõi dây.

Cách điện

  • Đèn điện : thủy tinh đen ở đuôi đèn, bóng thủy tinh, trụ thủy tinh.

  • Công tắc điện: vỏ phích cắm, vỏ dây kim loại.

  • Cầu chì :vỏ phích cắm, vỏ dây kim loại.

Vận dụng: Xe chở xăng khi di chuyển thường kéo theo một đoạn dây xích (hình 20.6). Cách làm này để tránh sự phóng tia lửa điện từ các chi tiết trên thùng chở xăng. Em hãy cho biết:

a) Vì sao trên bề mặt xe có thể nhiễm điện?

b) Vì sao phải sử dụng dây xích kim loại?

Hướng dẫn trả lời:

a) Khi di chuyển, mặt ngoài xe sẽ cọ xát với không khí nên dễ bị nhiễm điện,

b) Để truyền điện tích từ xe xuống mặt đường, làm cho xe không còn bị nhiễm điện nữa.

Tìm kiếm google: Giải siêu nhanh khoa học tự nhiên 8 cánh diều , giải KHTN 8 CD, Giải KHTN 8 bài 20: Sự nhiễm điện

Xem thêm các môn học

Giải KHTN 8 Cánh diều mới

BÀI MỞ ĐẦU

PHẦN 1. CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

PHẦN 2. NĂNG LƯỢNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI

CHỦ ĐỀ 3: KHỐI LƯỢNG RIÊNG VÀ ÁP SUẤT

PHẦN 3. VẬT SỐNG

CHỦ ĐỀ 7: CƠ THỂ NGƯỜI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com