Câu 1: Những cơ quan nào của con người tham gia vào quá trình tiếp nhận hình ảnh, âm thanh?
Trả lời:
Hình ảnh: mắt, dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác ở não bộ.
Âm thanh: tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ.
1. Cấu tạo và chức năng của hệ thần kinh
Câu 1: Quan sát hình 34.1, nêu tên các bộ phận cấu tạo nên hệ thần kinh. Mỗi bộ phận đó gồm những cơ quan nào?
Trả lời:
Bộ phận thần kinh:
Trung ương: não bộ
Ngoại biên: dây thần kinh và tủy sống.
Câu 2: Lấy các ví dụ thể hiện vai trò của hệ thần kinh đối với cơ thể người.
Trả lời:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động: nhịp tim tăng, mạch máu giãn, thở nhanh và sâu, mồ hôi tiết nhiều… chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
2. Một số bệnh về hệ thần kinh
Câu 3: Nêu tên và cách phòng một số bệnh về hệ thần kinh.
Trả lời:
Bệnh về hệ thần kinh:
Đột quỵ (tai biến mạch máu não)
Bệnh parkinson...
Động kinh.
Bệnh alzheimer, sa sút trí tuệ
Đau nửa đầu migraine
Đa xơ cứng.
U não...
Phòng ngừa:
Chế độ ăn uống lành mạnh
Tập luyện cho bộ não
Bảo vệ vùng đầu
Ngủ đủ giấc
Tập luyện đều đặn
Không rượu bia
Không thuốc lá
Chế độ thư giãn và nghỉ ngơi hợp lý,...
3. Tác hại của chất gây nghiện đối với hệ thần kinh
Vận dụng 1: Nêu ý nghĩa của việc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển phương tiện giao thông và mũ bảo hộ khi tham gia lao động ở một số công trường, nhà máy.
Trả lời:
Điều khiển phương tiện giao thông: giảm thiểu hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, giảm số ca tử vong do chấn thương sọ não khi bị TNGT
Lao động ở công trường: tránh phải những tác động từ môi trường bên ngoài lên bộ não dẫn đến va chạm trong khi làm việc, giảm nguy cơ chấn thương khi có sự va đập mạnh rơi từ trên cao xuống.
1. Cơ quan thị giác
Câu 4: Quan sát hình 34.2 cho biết
a) Cấu tạo của cơ quan thị giác gồm những bộ phận nào?
b) Vẽ sơ đồ đơn giản quá trình thu nhận ánh sáng từ vật đến võng mạc trong cầu mắt
Trả lời:
a) Cầu mắt, dây thần kinh thị giác và trung khu thị giác.
b) Ánh sáng từ vật => Giác mạc => Thủy dịch => Đồng tử => Thủy tinh thể => Dịch thủy tinh => Võng mạc.
Câu 5: Nêu thêm tên một số bệnh, tật ở mắt.
Trả lời:
Dị ứng mắt.
Tật khúc xạ
Viêm bờ mi mắt.
Lẹo mắt.....
2. Cơ quan thính giác
Câu 6: Dựa vào hình 17.8 trang 88 cho biết
a) Cấu tạo của cơ quan thính giác.
b) Tên các bộ phận cấu tạo của tai.
c) Viết sơ đồ truyền âm thanh từ nguồn phát âm đến tế bào thụ cảm âm thanh ở ốc tai.
Trả lời:
a) Tai, dây thần kinh thính giác và trung khu thính giác ở não bộ
b)
- Tai ngoài: gồm vành tai hứng sóng âm, ống tai hướng sóng âm, được giới hạn với tai giữa bởi màng nhĩ (có đường kính khoảng 1cm).
- Tai giữa: là một khoang xương, gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp với nhau. Xương búa gắn vào màng nhĩ, xương bàn đạp áp vào một màng giới hạn tai giữa với tai trong (gọi là màng cửa bầu dục – có diện tích nhỏ hơn màng nhĩ 18 – 20 lần).
- Khoang tai giữa thông với hầu nhờ có vòi nhĩ, đảm bảo áp suất hai bên màng nhĩ được cân bằng.
c)
Sóng âm vành tai hứng => ống tai ngoài => rung màng nhĩ => chuỗi xương tai giữa => ốc tai => xung thần kinh từ tế bào thụ cảm âm thanh theo dây thần kinh thính giác lên trung khu thính giác ở não bộ => não bộ phân tích cho ta cảm nhận âm thanh.
Câu 7: Nêu thêm tên và cách phòng một số bệnh về tai.
Trả lời:
Tên: Chàm tai, viêm sụn vành tai, ù tai, điếc,…
Cách phòng:
Vệ sinh tai đúng cách, tránh dùng các vật nhọn, sắc để ngoáy tai
Giữ vệ sinh để tránh viêm họng, nhiễm khuẩn gây viêm tai.
Hạn chế tiếng ồn, âm thanh có cường độ cao.
Vận dụng 2: Giải thích tại sao những người làm việc hoặc sống trong môi trường có âm thanh cường độ cao thường xuyên như công nhân nhà máy dệt, người sống gần đường tàu,… dễ bị giảm thính lực?
Trả lời:
Âm thanh với cường độ cao thường xuyên làm tổn thương các tế bào cảm thụ âm thanh nằm ở ốc tai, tùy mức độ tổn thương, sẽ hạn chế hoặc làm mất khả năng hình thành xung thần kinh để truyền tới trung khu thính giác, dẫn đến việc giảm thính lực.