Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Năng lực chung:
-Năng lực riêng:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
-GV trình bày vấn đề: Ngày xưa, trong những cuộc hành trình, các tàu biển thường xuyên bị mất phương hướng. Ví dụ, một cơn bão có thể đưa tàu ra xa hơn nơi nó muốn đến. Để khắc phục điều này, con người đã nổ lực tìm kiếm cách xác định chính xác vị trí, các tìm đường đi đến mọi điểm trên bề mặt Trái Đất. Vì thế, một mạng lưới kinh, vĩ tuyến tưởng tượng bao phủ toàn bộ quả Địa Cầu đã ra đời, giúp họ làm được điều này.
- Để giúp các em biết được, họ đã tìm ra những điều thú vị gì, chúng ta cùng đến với bài 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến và tọa độ địa lí.
Hoạt động 1: Hệ thống kinh, vĩ tuyến
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hiện nhiệm vụ học tập trong SGK: + Dựa vào hình 1.1 và thông tin trong bài, em hãy xác định các đối tượng sau: Kinh tuyến gốc, các kinh tuyến đông, các kinh tuyến Tây, vĩ tuyến Bắc, vĩ tuyến Nam, Xích đạo. - GV hướng dẫn HS dựa vào kênh chữ trong mục I trao đổi với bạn hoạc để hoàn thành phiếu BT ghép nối. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận theo nhóm nhỏ. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV mời đại diện 1 cặp HS xác định các yếu tố trên hình 1.1 bằng cách chỉ trên hình vẽ màn chiếu. + Các HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới | I. Hệ thống kinh, vĩ tuyến - PBT- Ghép nối: + Kinh tuyến gốc kinh tuyến số 0 độ, đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh) + Vĩ tuyến gốc: vĩ tuyến số 0 độ (Xích đạo) + Kinh tuyến tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc. + Kinh tuyến đông: những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc + Vĩ tuyến bắc: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc. + Vĩ tuyến nam: những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam. + Xích đạo là đường chia Trái Đất thành Bắc bán cầu và Nam bán cầu. |
Hoạt động 2: Tọa độ địa lí
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu 2 HS đọc nội dung kênh chữ trong mục II sgk để trả lời 2 câu hỏi: + Câu 1: Tọa độ địa lí của một điểm trên quả Địa Cầu hoặc bản đồ được xác định như thế nào? + Câu 2: Khi xác định tọa độ địa lí của một điểm cần lưu ý điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận -GV mời đại diện 1 đến 2 HS trả lời đáp án cho các câu hỏi và giảng giải thêm về cách xác định tọa độ địa lí. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau sẽ kiểm tra kết quả bài tập cho nhau dựa vào đáp án GV cung cấp. | 2. Tọa độ địa lí - CH1: Tọa độ địa lí của một điểm được xác định là số kinh độ và vĩ độ của điểm đó trên bản đồ hay quả Địa cầu. - CH2: A. (400B, 800T) B.(200B, 400Đ) C.(400N, 200Đ) D.(200N, 400T) Lưu ý: + Khi nêu vĩ độ của một địa điểm, cần chỉ rõ địa điểm đó nằm ở phía Bắc hay phía Nam của Xích đạo. + Khi nêu kinh độ của một địa điểm cần chỉ rõ địa điểm đó nằm ở phía Đông hay phía Tây của kinh tuyến gốc. |
Hoạt động 3: Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS thành nhóm nhỏ gồm 4 – 5 em tùy vào số lượng. - GV yêu cầu các nhóm HS hoàn thành nhiệm vụ học tập trong SGK: + Dựa vào nội dung mô tả lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới (hình 1.3a), hãy mô tả đặc điểm lưới kinh, vĩ tuyến của các hình còn lại. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. - GV quan sát HS thực hiện nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận -GV mời đại diện các nhóm HS trình bày kết quả thảo luận. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV kiểm tra mức độ hoàn thành nhiệm vụ và chất lượng bài tập qua phiếu thảo luận nhóm. | III. Lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới - Mô tả đắc điểm lưới kinh, vĩ tuyến: Hình b: + Kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy nhau ở 1 điểm tại cực Bắc. + Vĩ tuyến là những vòng tròn đồng tâm Hình c: + Kinh tuyến và vĩ tuyến gốc là những đường thẳng + Các kinh tuyến vĩ tuyến còn lại là những đường cong. |
-----------Còn tiếp --------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác