Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI MỞ ĐẦU: TẠI SAO CẦN HỌC ĐỊA LÍ?

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Hiểu được ý nghĩa và sự lí thú của việc học môn Địa lí. Hiểu được rằng môn Địa lí gắn với cuộc sống thực tế, lí giải các hiện tượng của tự nhiên và đời sống xã hội.
  • Biết được các nội dung cơ bản của phân môn Địa lí ở lớp 6; Hiểu được tầm quan trọng của việc nắm được các khái niệm cơ bản, các kĩ năng địa lí trong học tập và sinh hoạt.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Hình thành các kiến thức, kĩ năng địa lí, giúp HS có cái nhìn khách quan về thế giới xung quanh và giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
  • Sử dụng các sơ đồ, hình ảnh, thông tin để trình bày được nội dung kiến thức.
  • Liên hệ được với thực tế, bản thân.
  1. Phẩm chất

Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với việc tìm hiểu các sự vật, hiện tượng địa lí nói riêng và trong cuộc sống nói chung.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Hình ảnh, video về thiên nhiên, các hiện tượng và đối tượng địa lí.
  • Một số công cụ địa lí học thường sử dụng: quả địa cầu, sơ đồ, bản đồ, mô hình, bảng số liệu,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu hình ảnh thời tiết nắng, bản đồ:

 

 

 

Nắng Bản đồ

- GV dẫn dắt vấn đề: Các hiện tự nhiên quen thuộc như mưa, nắng, tuyết rơi,…các em đã được học ở chương trình Tiểu học. Lên THCS, những câu hỏi như tại sao lại có mưa, tại sao lại có nắng? Tại sao Việt Nam thường không có tuyết rơi nhưng ở các nước khác trên thế giới, đặc biệt là Nam Cực tuyết lại phủ đầy quanh năm? Bản đồ là gì, cách xem bản đồ hay quả địa cầu như thế nào? Tất cả các câu hỏi này, các em sẽ có được những câu trả lời qua các bài học môn Địa lí. Những mong muốn, khó khăn hay sự tò mò, thắc mắc của các em về môn Địa lí chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp. Chúng ta cùng vào bài học đầu tiên: Bài mở đầu - Tại sao cần học Địa lí?

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Sự lí thú của việc học môn Địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu môn số lí thú của việc môn địa lí như: biết được tại sao người dân vùng biển lại ra khơi vào chiều muộn, các hiện tượng địa lí được giải thích qua những câu ca dao, tục ngữ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV mời 1 HS đứng dậy đọc nội dung mục I Sự lí thú cuả việc học môn Địa lí SHS trang 111.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Tại sao người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn?

+ Từ những câu ca dao, tục ngữ được đề cập trong bài học, em hãy nêu những điều lí thú của việc học Địa lí?

- GV trình bày thêm một số điều lí thú khác trên khắp thế giới như: Trên Trái Đất có những nơi mưa nhiều quanh năm, thảm thực vật xanh tốt; có những nơi khô nóng, vài năm không có mưa, không có loài thực vật nào có thể sinh sống. Trong cùng một thời điểm ở hai địa điểm khác nhau có cảnh sắc khác nhau, trong khi tháng 6 ở Pháp là mùa hạ thời tiết nóng, cây cối xanh tốt, mùa các loài hoa nở, thì ở Ô-xtrây-li-a thời tiết lại lạnh giá.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Sự lí thí của việc học môn Địa lí

- Người dân vùng biển thường ra khơi vào chiều muộn vì: họ đã quen với “nhịp điệu” của thiên nhiên. Họ ra khơi vào chiều muộn và trở về với thuyền đầy ắp cá vào sáng sớm hôm sau.

- Từ kinh nghiệm cuộc sống hàng ngày và sự hiểu biết về kiến thức địa lí, cha ông ta đã đúc kết, rút ra được những bài học kinh nghiệm và thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ như: “Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa” hay “Cơn mưa đằng đông vừa trông vừa chạy”...

Hoạt động 2:Vai trò của Địa lí trong cuộc sống

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết câu chuyện cậu bé Tiu-li Xmit tránh được sóng thần nhờ kiến thức Địa lí; một số vai trò quan trọng của địa lí trong cuộc sống.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV mời 1HS đứng dậy đọc câu chuyện Tiu-li Xmit – thiên thần bãi biển trong mục Em có biết SHS trang 111.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Dựa vào câu chuyên trên, em hãy cho biết, Tiu-li Xmit đã tránh được sóng thân nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí nào?

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SHS trang 112 và trả lời câu hỏi: Vai trò của kiến thức Địa lí trong cuộc sống là gì ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Vai trò của Địa lí trong cuộc sống

- Tiu-li Xmit đã tránh được sóng thân nhờ có kiến thức và kĩ năng địa lí :

+ Cô bé đã phát hiện những thay đổi kì lạ của biển, bài học về thảm họa sóng thần trong giờ địa lí đã lóe lên trong đầu cô bé.

+ Cô bé phát hiện: đại dương nổi lên một cơn sóng trắng rất lớn, nước biển đột nhiên rút xuống để lộ ra khoảng trống lớn, bong bóng sủi lên. Đây là dấu hiệu của sóng thần. Cô bé đã nhờ cha mẹ liên lạc với nhân viên bờ biển nhanh chóng yêu cầu du khách rời đi.

- Vai trò của kiến thức Địa lí trong cuộc sống:

+ Giúp HS có cơ hội hiểu thêm về thế giới, những thách thức mà thế giới phải đối mặt.

+ Nội dung từng bài học sẽ hướng HS tìm hiểu về các quá trình thay đổi của các sự vật, hiện tượng địa lí, làm sáng tỏ những tác động và sự thay đổi trong mối quan hệ giữa con người và môi trường,...

+ Giúp HS phát triển nhiều kĩ năng như sử dụng bản đồ và xác định phương hướng, phân tích và xử lí thông tin, giải quyết vấn đề,...

+ Đặc biệt, Địa lí còn giúp HS trở thành những công dân toàn cầu, có hiểu biết và quan tâm đến môi trường sống xung quanh. |

Hoạt động 3:Tầm vai trò của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được việc hiểu biết và cách vận dụng các kĩ năng địa lí vào cuộc sống là rất cần thiết và hữu ích.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV nhắc lại câu chuyện của cô bé Tiu-li Xmit trong hoạt động trước. Sóng thần là một khái niệm, cách phòng tránh sóng thần là một kĩ năng. Câu chuyện cho thấy Tiu-li đã vận dụng được kiến thức và kĩ năng phòng tránh sóng thần từ bài học vào cuộc sống.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục III Tầm vai trò của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí trong SHS trang 112 và trả lời câu hỏi:

+ Việc nắm được các khái niệm và kĩ năng địa lí có vai trò quan trọng như thế nào trong cuộc sống?

+ Em hãy cho ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Tầm vai trò của việc nắm các khái niệm và kĩ năng địa lí

- Việc nắm được các khái niệm và kĩ năng địa lí là rất cần thiết và hữu ích.

+ Giúp lí giải các hiện tượng trong cuộc sống: hiện tượng nhật thực, nguyệt thực, mùa, mưa đá, mưa phùn, chênh lệch giờ giữa các nơi, năm nhuận, biến đổi khí hậu....

+ Hướng dẫn cách giải quyết các vấn đề trong cuộc sống: làm gì khi xảy ra động đất, núi lửa, lũ lụt, biến đổi khí hậu, sóng thần, ô nhiễm môi trường....

+ Định hướng thái độ, ý thức sống: trách nhiệm với môi trường sống, yêu thiên nhiên, bảo vệ môi trường tự nhiên,...

- Ví dụ về việc vận dụng kiến thức và kĩ năng địa lí vào cuộc sống: Nơi vùng lạnh giá, con người (E-xki-mô) đã tìm cách thích nghỉ bằng việc dùng vật liệu làm nhà bằng băng (vật liệu sẵn có) để chống chọi lại cái lạnh.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài mở đầu: Tại sao cần học địa lí?, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay