Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 13: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ bề mặt Trái đất theo vĩ độ.
  • Mô tả được quá trình hình thành mây và mưa.
  • Biết sử dụng nhiệt kế và ẩm kế.
  • Phân biệt thời tiết và khí hậu.
  • Trình bày được khái quát đặc điểm của một đới khí hậu.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Biết cách sử dụng nhiệt kế, ẩm kế.
  • Sử dụng được các bản đồ, sơ đồ, hình ảnh để khai thác kiến thức.
  • Quan sát và ghi chép được một số yếu tố thời tiết đơn giản.
  1. Phẩm chất

Có lối sống tích cực để giảm nhẹ và thích ứng với sự thay đổi của thời tiết, khí hậu, bảo vệ bầu khí quyển.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Nhiệt kế. Bản đồ các đới khí hậu trên Trái đất,...
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh: Vùng cực và vùng xích đạo.

Vùng cực Xích đạo

- GV dẫn dắt vấn đề: Vùng cực quanh năm giá lạnh, trong khi vùng xích đạo lại quanh năm nắng nóng và mưa nhiều, thiên nhiên phát triển phong phú. Vậy điều gì đã tạo nên sự khác biệt trên bề mặt Trái đất như vậy? Chúng ta cùng giải đáp những điều lí thú này qua bài học ngày hôm nay - Bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên Trái đất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Nhiệt độ không khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nhiệt độ của không khí là gì, dụng cụ để đo nhiệt độ không khí, cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SHS trang 155 và trả lời câu hỏi:

+ Nhiệt độ không khí là gì? Nêu dụng cụ để đo nhiệt độ của không khí?

+ Nêu cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày?

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 13.1 và thông tin trong bài, hãy cho biết: Nhiệt kế Hình 13.1 chỉ bao nhiêu độ?

- Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi sau vào Phiếu học tập số 1: Ở trạm khí tượng Láng (Hà Nội), kết quả đo nhiệt độ ở bốn thời điểm trong ngày 25 tháng 7 năm 2019 lần lượt là 27°C, 27°C, 32°C, 30°C. Hãy cho biết nhiệt độ không khi trung bình của ngày hôm đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Nhiệt độ không khí

- Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ chủ yếu cho Trái đất. Mặt đất hấp thu năng lượng nhiệt của Mặt trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Độ nóng hay lạnh đó là nhiệt độ của không khí.

+ Dụng cụ để đo nhiệt độ của không khí là nhiệt kế.

- Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày là: được tính bằng trung bình cộng của những lần đo trong ngày.

+ Số lần đo nhiệt độ không khí trong ngày phổ biến là bốn lần đo vào lúc 1h, 7h, 13h, 19h.

- Nhiệt kế Hình 13.1 chỉ 25 độ.

- Nhiệt độ không khí trung bình ngày 25 tháng 7 năm 2019 tại trạm Láng là: (27 + 27 + 32+ 30)/4 = 29°C

Hoạt động 2:Sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nhiệt độ của không khí là gì, dụng cụ để đo nhiệt độ không khí, cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SHS trang 156 và trả lời câu hỏi: Góc chiếu của tia sáng Mặt trời chiếu xuống bề mặt cong của Trái đất làm thay đổi nhiệt độ của không khí như thế nào?

- GV hướng dẫn và yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm để hiểu hơn về sự thay đổi của nhiệt độ không khí theo vĩ độ: GV cầm đèn pin chiếu lên quả địa cầu để thấy được sự thay đổi của góc nhập xạ (là góc hợp bởi tia sáng mặt trời và tiếp tuyến với bề mặt Trái đất tại điểm đó).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, dựa vào Bảng 13.1 và thông tin trong bài học hãy:

+ So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới.

+ Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ

- Tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt cong của Trái Đất. Ở vùng vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt Trái đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt. Ở vùng vĩ độ thấp, góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt hơn.

- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới: Nhiệt độ trung bình năm của Xing-ga-po là cao nhất (28,3), nhiệt độ trung bình năm của Na Uy là thấp nhất (2,5).

- Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ: không khí ở vùng có vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.

Hoạt động 3:Độ ẩm không khí, mây và mưa

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa, sương,... ; trạng thái bão hòa hơi nước là như thế nào; dụng cụ dùng để đo độ ẩm không khí.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III SHS trang 157 và trả lời câu hỏi:

+ Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa.

+ Trạng thái bão hòa hơi nước là gì? Nêu nhiệt độ dùng để đo độ ẩm không khí.

- GV giới thiệu ẩm kế cho HS: Sử dụng nhiệt ẩm kế điện tử theo dõi thường xuyên nhiệt độ và độ ẩm trong nhà - ngoài trời rất quan trọng đến tình trạng sức khỏe của mọi người trong gia đình đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ do nước ta nằm trọn trong khu vực nhiệt đới gió mùa (kiến thức này chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sau), nhiệt độ và độ ẩm thay đổi thường xuyên và có độ chênh lệch lớn giữa các mùa. Khi có được những thông tin về nhiệt độ và độ ẩm sẽ giúp chúng ta điều chỉnh các thông số vật lý, làm chủ được môi trường sống và điều kiện làm việc lý tưởng để bảo vệ sức khỏe của con người dưới sự khắc nghiệt của thời tiết.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

3. Độ ẩm không khí, mây và mưa

- Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa là hơi nước.

+ Hiện tượng mây: Mây được tạo thành khi hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh rồi ngưng tụ thành những hạt nước li ti tạo ra những đám mây.

+ Hiện tượng mưa: hơi nước trong các đám mây tiếp tục ngưng tụ, các hạt nước to dần và đủ nặng thì hạt nước rơi trở lại mặt đất tạo thành mưa.

- Không khí chứa hơi nước. Ở mỗi nhiệt độ khác nhau, 1m3 không khí chứa được một lượng hơi nước tối đa khác nhau. Khi không khí đã chứa một lượng hơi nước tối đa thì không khí đã đạt đến trạng thái bão hoà hơi nước.

+ Ẩm kế là dụng cụ dùng để đo độ ẩm không khí.

Hoạt động 4:Thời tiết và khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được thời tiết là gì; Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục IV SHS trang 157 và trả lời câu hỏi:

+ Thời tiết là gì?

+ Khí hậu ở mỗi địa phương có đặc điểm gì?

+ Việt Nam thuộc kiểu khí hậu gì?

- Để mở rộng kiến thức, GV chia HS thành nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: Trình bày điểm giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

4. Thời tiết và khí hậu

- Thời tiết là các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ,... xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

- Khí hậu ở một địa phương là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật nhất định.

- Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình năm cao. Hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô.

- Điểm giống và khác nhau của thời tiết và khí hậu:

+ Giống nhau:

· Đều là biểu hiện của các hiện tượng khí tượng tự nhiên như nắng, mưa, bão, sét, sương mù, mây,… 

  • Đều là những hiện tượng khí tượng xảy ra ở một địa phương cụ thể, một vùng nhất định trên Trái đất.

- Khác nhau:

· + Thời gian: Những hiện tượng khí tượng của thời tiết diễn ra trong một thời gian ngắn, còn khí tượng của khí hậu thì chúng diễn ra trong một khoảng thời gian dài, lặp đi lặp lại theo một chu kỳ nhất định.

· + Về quy mô ảnh hưởng: thời tiết có phạm vi nhỏ, hẹp còn với khí hậu thì có phạm vi phân bố lớn hơn, rộng hơn gấp nhiều lần.

· + Thời tiết dễ thay đổi còn đối với khí hậu thì luôn ổn định ở một vùng, miền nhất định.

Hoạt động 5:Các đới khí hậu trên Trái đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa khí hậu và hình thành các đới khí hậu; các đới khí hậu trên Trái đất.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục V, quan sát Hình 13.4 SHS trang 158 và trả lời câu hỏi:

+ Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa khí hậu và hình thành các đới khí hậu.

+ Kể tên các đới khí hậu trên Trái đất.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 3:

+ Nhóm 1: Trình bày đặc điểm khái quát của đới khí hậu nhiệt đới.

+ Nhóm 2: Trình bày đặc điểm khái quát của đới khí hậu ôn đới.

+ Nhóm 3: Trình bày đặc điểm khái quát của đới khí hậu hàn đới.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 159 để biết thêm về hiện tượng những cơn mưa dông ở nước ta và cách phòng tránh.

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

5. Các đới khí hậu trên Trái đất

- Nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa khí hậu và hình thành các đới khí hậu: sự phân bố nhiệt và ánh sáng Mặt trời trên bề mật Trái đất không đều.

- Các đới khí hậu trên Trái đất: 1 đới khí hậu nhiệt đới, 2 đới khí hậu ôn đới, 2 đới khí hậu hàn đới.

- Nhóm 1: Đới khí hậu nhiệt đới là khu vực nằm giữa hai đường chí tuyến Bắc và Nam, hấp thụ được lượng nhiệt lớn từ Mặt trời. Thời gian chiếu sáng trong năm ít chênh lệch nên quanh năm nóng. Gió thổi thường xuyên là gió mậu dịch, lượng mưa trung bình năm từ 1.000 mm đến 2.000 mm.

- Nhóm 2: Đới khí hậu ôn đới ở hai nửa cầu nằm giữa các đường chí tuyến đến vòng cực. Đây là khu vực có lượng nhiệt nhận được từ Mặt trời ở mức trung bình. Thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau nhiều nên có các mùa rõ rệt. Gió thổi thường xuyên là gió tây ôn đới, lượng mưa trung bình năm từ 500 mm đến 1.500 mm.

- Nhóm 3: Đới khí hậu hàn đới kéo dài từ hai vòng cực đến cực. Do nhận được lượng nhiệt ít nên đây là khu vực quanh năm lạnh giá, băng tuyết bao phủ, chênh lệch giữa ngày và đêm lên đến 24 giờ. Gió đông cực là gió thối thường xuyên; lượng mưa trụng bình năm thấp (dưới 500 mm).

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 13: Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Thời tiết và khí hậu. Các đới khí hậu trên trái đất, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay