Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 12: Lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên trái đất

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 12: Lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên trái đất. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 4: KHÍ HẬU VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

BÀI 12: LỚP VỎ KHÍ. KHỐI KHÍ. KHÍ ÁP VÀ GIÓ TRÊN TRÁI ĐẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Mô tả được các tầng khí quyển, đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu.
  • Hiểu được vai trò của khí oxy, khí carbonic và hơi nước.
  • Kể tên và nêu được đặc điểm về nhiệt độ và độ ẩm của một số khối khí.
  • Biêt cách sử dụng khí áp kế.
  • Trình bày được sự phân bố các đai khí áp và các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Biết cách sử dụng khí áp kế.
  • Sử dụng được sơ đồ để miêu tả được các tầng khí quyển, các đai khí áp, gió thường xuyên của Trái đất.
  1. Phẩm chất

Có ý thức bảo vệ tầng khí quyển và tầng ô-dôn.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Sơ đồ các tầng khí quyển. Quả địa cầu.
  • Tranh, ảnh, video về tầng khí quyển và tầng ô-dôn.
  • Sơ đồ các đai khí áp và gió trên Trái đất.
  • Khí áp kế.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Khí quyển là lớp vỏ khi bao quanh và bảo vệ sự sống trên Trái đất. Càng lên cao không khí càng loãng. Khoảng một nửa khối lượng khí quyển tập trung từ mặt đất đến độ cao 5km. Từ độ cao 20km trở lên chỉ còn lại 1/10 khối lượng toàn bộ khí quyển. Đến độ cao khoảng 20 000 km, mật độ không khí đã giảm gần hết. Đây là giới hạn trên của khí quyển. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Lớp vỏ khí, khối khí. Khí áp và gió trên Trái đất.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Các tầng khí quyển và thành phần không khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các tầng khí quyển gồm có tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng không khí cực loãng; không khí không màu sắc, không mùi vị; các thành phần chủ yếu của không khí gồm có khí ni-tơ, khí ô-xy, hơi nước, khí carbonic.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Gv yêu cầu HS đọc nội dung mục I và quan sát Hình 12.1 SHS trang 151, trả lời câu hỏi:

+ Khí quyển gồm những tầng nào?

+ Lập sơ đồ mô tả đặc điểm các tầng khí quyển.

- GV giải thích: Dựa vào sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao và sự khuếch tán của không khí vào vũ trụ, khí quyển được chia thành 3 tầng. 

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục II và quan sát Hình 12.2, Hình 12.3 SHS trang 152, trả lời câu hỏi:

+ Nêu đặc điểm của không khí.

+ Nêu tỉ lệ các thành phần của không khí.

+ Khí oxy, hơi nước và khí carbonic có vai trò gì đối với tự nhiên trên Trái đất.

 

 

- GV lưu ý cho HS:

+ Các thành phần của không khí không phải thành phần chung của cả lớp vỏ khí mà chỉ là thành phần của không khí gần bề mặt đất.

+ Thành phần của không khí ở độ cao trên 80km khác với thành phần ở mặt đất.

+ Các chất khí khác chỉ chiếm 1%.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Các tầng khí quyển và thành phần không khí

a. Các tầng khí quyển

- Khí quyển gồm có tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng không khí cực loãng.

- Lập sơ đồ mô tả đặc điểm các tầng khí quyển:


b. Thành phần không khí

- Không khí có đặc điểm: không màu sắc, không mùi vị.

- Tỉ lệ các thành phần của không khí:

+ Khí ni-tơ chiếm 78% thể tích không khí.

+ Khí oxy chiểm 21% thể tích không khí.

+ Khí carbonic chiếm 1% thể tích không khí.

- Vai trò của các thành phần không khí đối với tự nhiên trên Trái đất:

+ Khí oxy: cần thiết cho sự cháy và hô hấp của sinh vật và con người.

+ Hơi nước: là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như sương mù, mưa, mây,...

+ Khí carbonic: kết hợp với nước, ánh sáng và năng lượng Mặt trời để cây xanh quang hợp, tạo nên chất hữu cơ và khí oxy – những dưỡng chất cần thiết cho sự sống trên Trái đất.

Hoạt động 2:Khối khí

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các khối khí gồm có: khối khí nóng, khối khí lạnh, khối khí lục địa, khối khí đại dương.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV hướng dẫn HS: Lớp không khí ở đáy tầng đối lưu chịu ảnh hưởng trực tiếp của bề mặt Trái đất nên hình thành các khối khí khác nhau về nhiệt độ và độ ẩm. Tuỳ thuộc vào tính chất và vị trí hình thành có thể chia ra các loại khối khí: nóng, lạnh, lục địa, đại dương.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Trình bày nơi hình thành và đặc điểm của các khối khí theo mẫu sau:

Khối khí

Nơi hình thành

Đặc điểm

   

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Khối khí

Nơi hình thành và đặc điểm của các khối khí:

Khối khí

Nơi hình thành

Đặc điểm

Nóng

Vùng vĩ độ thấp

Nhiệt độ tương đối cao

Lạnh

Vùng vĩ độ cao

Nhiệt độ tương đối thấp

Lục địa

Vùng đất liền

Tương đối khô

Đại dương

Các biển và đại dương

Độ ẩm lớn

Hoạt động 3:Khí áp và gió trên Trái đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được khí áp là gì, dụng cụ để đo khí áp là áp kế, các đai khí áp cao và đai khí áp thấp phân bố xen kẽ nhau từ xích đạo đến hai cực; các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.1 và quan sát Hình 12.4, Hình 12.5, trả lời câu hỏi:

+ Khí áp là gì? Dụng cụ để đo khí áp là gì, những loại dụng cụ đo nào là phổ biến?

+ Thế nào là khí áp cao, thế nào là khí áp thấp?

+ Khí áp trên Trái đất được phân bố như thế nào?

- GV giải thích thêm: Sự khác biệt về khí áp cao và khí áp thấp tùy thuộc vào hai nguyên nhân chính: nhiệt hoặc động lực.

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 12.4 thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Đọc trị số khí áp đang hiển thị trên khí áp kế kim loại?

+ Trị số ấy là khí áp thấp hay khí áp cao?

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.2 SHS trang 154 và trả lời câu hỏi:

+ Gió được sinh ra từ đâu?

+ Nêu tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: Quan sát Hình 12.5, trình bày phạm vi hoạt động và hướng gió của các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất theo bảng sau:

Tên gió

Mậu dịch

Tây ôn đới

Đông cực

Phạm vi hoạt động

   

Hướng gió

   

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 154 và mở rộng kiến thức:

+ Gió mậu dịch là loại gió có hướng và tốc độ tương đổi ổn định Từ. xa xưa, con người đã biết lợi đụng nó để di chuyển thuyền buồm, phụm dịch.

+ Gió tây ôn đới là gió ẩm ẩm, gây mưa cho khu vực nó tác động,

+ Gió đông cực thường khô và lạnh.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Khí áp và gió trên Trái đất

a. Khí áp

- Không khí tuy nhẹ nhưng vẫn có trọng lượng, tạo ra một sức ép lên bế mặt Trái Đất. Sức ép đó gọi là khí áp. Dụng cụ để đo khí áp gọi là khí áp kế. Khí áp kế phổ biến là khí áp kế kim loại và khí áp kế điện tử.

- Khí áp ở mặt nước biển trung bình bằng 760 mmHg, tương ứng 1013,1 mb; khí áp nhỏ hơn 1013,1 mb là khí áp thấp; khí áp lớn hơn 1 013,1 mb là khí áp cao.

- Khí áp trên Trái đất được phân bố xen kẽ nhau từ xích đạo đến hai cực.

- Trị số khí áp đang hiển thị trên khí áp kế kim loại: 1,2 bar, tương đương 1200 mb, cao hơn mức trung bình 1013,1 mb nên trị số này là khí áp cao.

b. Gió trên Trái đất

- Không khí luôn chuyển động từ nơi khí áp cao về nơi khí áp thấp. Sự chuyển động ấy sinh ra gió.

- Tên các loại gió thổi thường xuyên trên Trái đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.

- Kết quả Phiếu học tập số 2:

Tên gió

Mậu dịch

Tây ôn đới

Đông cực

Phạm vi hoạt động

Rìa áp cao cận chí tuyến về áp thấp xích đạo

Từ áp cao cận chí tuyến đến áp thấp ôn đới

Từ áp cao cực đến áp thấp ôn đới

Hướng gió

Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam

Tây nam ở bán cầu Bắc, tây bắc ở bán cầu Nam

Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 12: Lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên trái đất

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Lớp vỏ khí. Khối khí. Khí áp và gió trên trái đất, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay