Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước Nước ngầm, băng hà

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước Nước ngầm, băng hà. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 5: NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT

BÀI 16: THỦY QUYỂN. VÒNG TUẦN HOÀN NƯỚC

NƯỚC NGẦM, BĂNG HÀ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Kể tên được các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
  • Mô tả được vòng tuần hoàn lớn của nước.
  • Nêu được tầm quan trọng của nước ngầm và băng hà.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Sử dụng biểu đổ để biết các thành phần của thủy quyển.
  • Biết sử dụng sơ đồ để miêu tả vòng tuần hoàn lớn của nước.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên nước.
  • Tôn trọng các quy luật tự nhiên trong thủy quyển.
  • Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ nước ngầm, băng hà.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Biểu đồ phân bố nước trên Trái đất (SHS).
  • Hình ảnh vòng tuần hoàn lớn của nước.
  • Các hình ảnh về nước ngầm và băng hà.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Theo em, nước có ở những nơi nào trên Trái đất?

+ Nước ngọt hiện này là vấn đề thời sự được rất nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm. Đã có rất nhiều nước xảy ra tranh chấp nguồn nước ngọt. Nguồn nước ngọt chính là an ninh quốc gia. Em có biết, nước ngọt cần cho đời sống và sản xuất từ đâu mà có không ?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi (HS có thể trả lời không đầy đủ, tuy nhiên GV khuyến khích HS trả lời):

+ Theo em, trên Trái đất nước có ở: sông, hồ, ao, biển,....

+ Nước ngọt cần cho đời sống và sản xuất có từ hồ, nước ngầm,...

- GV dẫn dắt vấn đề: Trái đất không giống với bất kì một hành tinh nào trong hệ Mặt trời vì Trái đất có nước. Nhờ có nước, Trái đất trở thành một hành tinh có sự sống. Vậy nước trên Trái đất gồm những thành phần nào? Các thành phần ấy liên quan với nhau ra sao? Nước bao bọc khắp hành tinh, vì sao nhân loại vẫn lo thiếu nước? Chúng ta sẽ tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài học ngày hôm nay - Bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước. Nước ngầm, băng hà.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Thủy quyển, thành phần chủ yếu của thủy quyển

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết khái niệm thủy quyển, các thành phần chủ yếu của thủy quyển.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục I, quan sát Hình 16.1, Hình 16.2 SHS trang 166, 167, trả lời câu hỏi:

+ So sánh tỉ lệ diện tích lục địa và đại dương ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

+ Thủy quyển là gì?

+ Nêu thành phần chủ yếu của thủy quyền.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Thủy quyển, thành phần chủ yếu của thủy quyển

- So sánh tỉ lệ diện tích lục địa và đại dường ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam:

+ Bán cầu Bắc: tỉ lệ diện tích lục địa chiếm 39.4%, đại dương chiếm 60,6%.

+ Bán cầu Nam: tỉ lệ diện tích lục địa chiếm 19%, đại dương chiếm 81%.

Như vậy, trên bề mặt Trái đất, đại dương chiếm gần ¾ diện tích, trong khi đó lục địa chỉ chiếm trên ¼ diện tích.

- Thủy quyển là lớp nước bao phủ trên Trái đất.

- Thành phần chủ yếu của thủy quyền: Nước có trong các biển, các đại dương, nước trên lục địa (sông, hồ, băng tuyết, nước ngầm,...) và hơi nước trong khí quyển.

Hoạt động 2:Vòng tuần hoàn nước

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết khái niệm vòng tuần hoàn nước; vòng tuần hoàn nước gồm vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SHS trang 167 và trả lời câu hỏi:

+ Vòng tuần hoàn nước là gì?

+ Vòng tuần hoàn nước bao gồm những gì?

- GV chia HS làm các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Quan sát Hình 16.3 và đọc thông tin trong bài, em hãy mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước.

- GV mở rộng kiến thức: Ngoài nước bốc hơi, nước có thể thoát hơi từ sinh vật. Phần lớn lượng nước mà rễ cây đưa lên lá sẽ bốc hơi và thoát vào khí quyển. Cơ thể động vật và con người cũng bài tiết nước thông qua nước tiểu, thông qua tuyến mồ hôi và hơi nước thoát vào trong khí quyển. Tuy nhiên, lượng hơi thoát từ sinh vật không đáng kể mà chủ yếu bốc hơi từ đại dương vì đại dương chiếm đến 70% diện tích của bề mặt Trái Đất.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Vòng tuần hoàn nước

- Vòng tuần hoàn nước là: Nước luôn chuyển động trên Trái Đất theo những chu trình khép kín.

- Vòng tuần hoàn nước gồm: vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn.

- Mô tả vòng tuần hoàn lớn của nước: Nước tong hồ, đại dương ở trạng thái lỏng. Nước luôn luôn bốc hơi ở mọi nhiệt độ tạo thành hơi nước trong khí quyển. Ở mọi nơi trong tầng thấp của khí quyển luôn luôn có hơi nước. Khi bốc hơi lên cao gặp lạnh, ngưng tụ, hơi nước chuyển sang trạng thái lỏng hoặc rắn (mưa, tuyết). Nước mưa rơi xuống bề mặt đất tồn tại ở đại dương, sông, hồ,... ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm và độ ẩm trong đất.

Hoạt động 3:Nước ngầm và băng hà

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nước ngầm là gì, nước ngầm phân bố ở những đâu trên Trái đất; băng hà phân bố ở những đâu trên Trái đất và tác dụng của băng hà.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.1, quan sát Hình 16.4 SHS trang 168 và trả lời câu hỏi:

+ So sánh tỉ lệ giữa nước mặn và nước ngọt trên Trái đất.

+ Nước ngầm là gì?

+ Cho biết tỉ lệ nước ngầm trong tổng lượng nước ngọt trên Trái đất.

+ Nêu tầm quan trọng của nước ngầm

- GV mở rộng kiến thức: Nước ngầm hiện nay được khai thác thiếu quy hoạch và sử dụng lãng phí, khai thác quá mức dẫn đến hạ mực nước ngầm gây ngập úng, sụt lún, nước ngầm cũng bị ô nhiễm. Sử dụng nguồn nước ngầm theo hướng phát triển bền vững đang là vấn đề cần sự quan tâm của toàn nhân loại.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Làm cách nào để sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước ngầm.

- GV giới thiệu cho HS: Băng hà là các khối băng di chuyển rất chậm trên bề mặt lục địa do tác động của trọng lực.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III.2 và quan sát Hình 16.4, 16.5 SHS trang 169, trả lời câu hỏi:

+ Kể tên những nơi có băng hà.

+ Xác định tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trái đất.

+ Nêu tầm quan trọng của băng hà.

- GV mở rộng thêm kiến thức: Vào thời kì băng phát triển nhất, mực nước biển thấp hơn hiện nay 120 m, nhưng gần 1/3 diện tích lục địa bị các sông băng che lấp. Nếu toàn bộ băng của Trái Đất tan ra thì mực nước đại dương dâng thêm 65 m. Sông băng chỉ hình thành trên lục địa. Băng trên mặt hổ hay biển, đại dương không có động thái chảy thành sông. Là khối nước lớn nên băng trong tự nhiên phản chiếu màu trời và thường có màu xanh nhạt.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 169 để biết thêm về Gan-gô-tri – một trong những dòng sông băng lớn nhất dãy Hi-ma-lay-a.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Nước ngầm và băng hà

a. Nước ngầm

- So sánh tỉ lệ giữa nước mặn và nước ngọt trên Trái đất: Nước mặn chiếm 97,5%, nước ngọt chiếm 2,5%.

- Nước ngầm là nước nằm dưới bề mặt đất do nước mưa, băng tuyết tan và sông hồ thấm vào mặt đất mà thành.

- Tỉ lệ nước ngầm trong tổng lượng nước ngọt trên Trái đất: 30,1%.

- Tầm quan trọng của nước ngầm: Nước ngầm phân bố khắp nơi, là nguồn nước ngọt quan trọng cho thế giới.

- Một số biện pháp để sử dụng hợp lí và bảo vệ nguồn nước ngầm:

+ Khai thác có quy hoạch.

+ Xử lí chất thải trước khi đổ ra môi trường.

+ Sử dụng tiết kiệm nước.

b. Băng hà

- Những nơi có băng hà: phân bố 99% chủ yếu ở các vùng cực (bắc cực và nam cực), trong đó nam cực chiếm 90% diện tích băng trên thế giới. Phần còn lại được tìm thấy ở các dãy núi vùng ôn đới và các đảo ở vùng vĩ độ cao.

- Tỉ lệ băng hà trong tổng lượng nước ngọt trên Trái đất: 68,7%.

- Tầm quan trọng của băng hà: là nguồn cung cấp nước quan trọng cho các sông ở miền ôn đới hay các sông bắt nguồn từ núi cao. Băng hà còn là nguồn dự trữ nước ngọt lớn nhất trên Trái đất.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 16: Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước Nước ngầm, băng hà

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Thủy quyển. Vòng tuần hoàn nước Nước ngầm, băng hà, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay