Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHƯƠNG 6: TRÁI ĐẤT VÀ SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

BÀI 19: LỚP ĐẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ HÌNH THÀNH ĐẤT

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nêu được các tầng đất và các thành phần chính của đất.
  • Trình bày được một số nhân tố hình thành đất.
  • Kể được tên một số nhóm đất điển hình trên thế giới.
  • Xác định được trên bản đồ một số nhóm đất ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Kể được tên một số nhóm đất điển hình trên thế giới.
  • Xác định được trên bản đồ một số nhóm đất ở vùng nhiệt đới hoặc ở vùng ôn đới.
  1. Phẩm chất

Có ý thức sử dụng hợp lí và bảo vệ đất.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Hình vẽ các tầng đất, các nhân tố hình thành đất
  • Biểu đồ thành phần đất
  • Một số mẫu đất hoặc hình ảnh đất tại địa phương

Tranh ảnh, video về các tầng đất, thành phần đất, nhân tố hình thành và các nhóm đất điển hình trên Trái Đất

  • Bản đồ các nhóm đất chính trên Trái Đất
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu ý nghĩa của câu ca dao sau: Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang/Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời: Ý nghĩa của câu ca dao: Ruộng đất bao la, mỗi tấc đất là mỗi tấc vàng. Nhưng vàng không tự nhiên mà lấy được, chúng ta phải bỏ công chăm sóc, làm lụng thì mới mong có ngày nhận được quả ngọt xứng đáng.

- GV dẫn dắt vấn đề: Câu ca dao mà chúng ta vừa phân tích cho thấy vai trò vô cùng quan trọng của đất đai. Trên thực tế, khoảng 3⁄4 điện tích bê mặt Trái đất là đại dương, phần còn lại là lục địa. Lớp đất trên Trái đất là môi trường sống của con người và các sinh vật sống. Vậy đất bao gồm những thành phần chính nào? Có những nhóm đất điển hình nào? Những nhân tố nào góp phần hình thành đất? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay - Bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất. Một số nhóm đất điển hình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Lớp đất và các thành phần chính của đất và tầng đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được lớp đất là gì; các thành phần chính của đất; các tầng đất khác nhau về độ dày, màu sắc, cấu tạo.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.1 SHS trang 178 và trả lời câu hỏi: Lớp đất là gì?

- GV trình chiếu hai hình về sự phát triển của thực vật. GV hướng dẫn cho HS, người ta dựa vào độ phì để xác định đất tốt hay đất xấu.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Độ phì là gì?

+ Độ phì phụ thuộc vào yếu tố nào?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục I.2 và quan sát Hình 19.1 SHS trang 178, 179 và trả lời câu hỏi:

+ Cho biết các thành phần chính của đất?

+ Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất, bao gồm những gì?

+ Thành phần nào quan trọng nhất, bao gồm những gì?

- GV giải thích cho HS: Tỉ trọng các thành phần khác nhau trong đất sẽ quy định loại đất tốt hay xấu.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I.3 và quan sát Hình 19.2, trả lời câu hỏi: Có mấy tầng đất chính?

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Em hãy nối ý ở cột A với ý ở cột B, sao cho phù hợp về đặc điểm của các tầng đất:

A. Tầng đất

B. Đặc điểm

1. Tầng hữu cơ

a. do các vật chất bị hòa tan và tích tụ lại

2. Tầng đất mặt

b. là nơi chứa các sản phẩm phong hóa

3. Tầng tích tụ

c. tạo nên chất mùn, tơi xốp, chứa nhiều chất dinh dưỡng

4. Tầng đá mẹ

d. bao gồm các tàn tích hữu cơ còn gọi là tầng thảm mục

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Lớp đất và các thành phần chính của đất và tầng đất

a. Lớp đất

- Lớp đất là lớp vật chất mỏng, tơi xốp bao phủ trên bề mặt các lục địa và đảo, được đặc trưng bởi độ phì.

- Độ phì là khả năng cung cấp nước, nhiệt, khí và các chất dinh dưỡng giúp cho thực vật sinh trưởng và phát triển. Mỗi loại đất khác nhau được đặc trưng bởi độ phì tương ứng. Độ phì cao thì đất tốt, thực vật phát triển nhanh chóng, thuận lợi và ngược lại.

- Độ phì cao hay thấp tuỳ thuộc vào nhiều điều kiện, nhưng vai trò của con người trong việc canh tác là quan trọng nhất. Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã có nhiều biện pháp làm tăng độ phì của đất.

b. Các thành phần chính của đất

- Các thành phần chính của đất: chất vô cơ, chất hữu cơ, nước, không khí.

- Thành phần chất vô cơ chiếm tỉ lệ nhiều nhất, bao gồm các hạt cát, hạt sét.

- Thành phần chất hữu cơ là quan trọng nhất, bao gồm xác động vật, thực vật được phân hủy.

c. Tầng đất

- Có 4 tầng đất chính: Tầng hữu cơ, tầng đất mặt, tầng tích tụ, tầng đất mẹ.

- Kết quả Phiếu học tập số 1:

1-d, 2-c, 3-a, 4-b.

Hoạt động 2:Các nhân tố hình thành đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được quá trình hình thành đất chịu ảnh hưởng của những nhân tố chính nào; những ảnh hưởng của con người theo hướng tích cực và tiêu cực.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV chia HS làm các nhóm, yêu cầu HS thảo luận, đọc nội dung mục II SHS trang 178 và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: Quá trình hình thành của đất chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? (HS hoàn thành câu trả lời vào bảng theo mẫu sau):

Nhân tố

Vai trò, tác động vào quá trình hình thành đất

Đá mẹ

 

Sinh vật

 

Khí hậu

 

Nhân tố khác

 

- GV giải thích cho HS: Con người không phải là nhân tố hình thành đất nhưng con người có ảnh hưởng rất lớn đến việc làm biến đổi tính chất của đất (làm đất xấu đi hay tốt lên).

- GV yêu cầu HS quan sát Hình 19.3 SHS trang 179 và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết những ảnh hưởng của con người đến đất theo hướng tích cực và tiêu cực:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Các nhân tố hình thành đất

 Kết quả Phiếu học tập số 2:

Nhân tố

Vai trò, tác động vào quá trình hình thành đất

Đá mẹ

Là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần khoáng vật, ảnh hưởng đến màu sắc và tính chất của đất

Sinh vật

Đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành đất; góp phần tích tụ, phân huỷ và biến đổi chất hữu cơ. Thực vật tổng hợp chất hữu cơ từ những chất vô cơ. Vi sinh vật phân giải xác sinh vật cung cấp nguồn chất hữu cơ cho đất. Động vật (giun, dế, kiến,...) làm đất tơi xốp hơn.

Khí hậu

Tham gia vào quá trình hình thành đất được biểu hiện qua lượng mưa và nhiệt độ. Lượng mưa quyết định mức độ rửa trôi; nhiệt độ thúc đẩy quá trình hoà tan và tích tụ chất hữu cơ.

Nhân tố khác

Nơi có địa hình cao đất thường bị rửa trôi, bào mòn; ở đồng bằng tầng đất thường dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Thời gian hình thành đất và hoạt động sản xuất của con người có tác động rất mạnh đối với quá trình hình thành đất.

- Những ảnh hưởng của con người đến đất theo hướng tích cực và tiêu cực:

+ Hướng tích cực: Khai thác, chăm bón, cày cấy đào xới cho đất tơi xốp.

+ Hướng tiêu cực: Lạm dụng nguồn tài nguyên đất và tác động xấu đến đất như sử dụng phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật đã gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Chặt phá rừng làm mất đi lớp phủ thực vật cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, làm rửa trôi, xói mòn đất.,...

Hoạt động 3:Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số nhóm đất điển hình trên thế giới; các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giải thích cho HS: Do phụ thuộc vào các nhân tố hình thành và tính chất của đất nên người ta chia đất thành các nhóm khác nhau. Các nhóm đất có sự khác biệt rất lớn về màu sắc, thành phần, độ xốp và bề dày.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục III và quan sát Hình 19.4 và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số nhóm đất điển hình trên thế giới.

+ Kể tên các nhóm đất điển hình ở lục địa Á-Âu và lục địa Phi.

- GV giải thích cho HS: Mối tương quan giữa nhiệt độ và độ ẩm dẫn tới việc hình thành các đới khí hậu, tạo nên sự khác biệt của các nhóm đất trên thế giới theo vĩ tuyến, theo độ cao địa hình. Ví dụ: ở châu Âu, thảm thực vật chủ yếu là rừng lá kim, đất điển hình là đất pốtdôn. Ở châu Á có khí hậu nóng ẩm, rừng thường xanh chiếm ưu thế, hình thành các loại đất đỏ vàng (feralit). Phía bắc châu Phi có khí hậu khô, hình thành sa mạc nên đất xám hoang mạc và bán hoang mạc chiếm ưu thế.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 181 để biết thêm về quá trình hình thành và phân bố của đất đỏ vàng và đất pốt-dôn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Một số nhóm đất điển hình trên thế giới

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất Pốt-dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc, đất khác.

- Các nhóm đất điển hình ở:

+ Lục địa Á-Âu: đất pốt-dôn (Châu Âu), đất vàng (Châu Á).

+ Lục địa Phi: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 19: Lớp đất và các nhân tố hình thành đất

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Lớp đất và các nhân tố hình thành đất, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay