Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: KÍ HIỆU VÀ CHÚ GIẢI TRÊN MỘT SỐ BẢN ĐỒ THÔNG DỤNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt

Biết đọc các kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.

  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Đọc được các kí hiệu và chú giải trên bản đồ hành chính, bản đồ địa hình.
  1. Phẩm chất

Yêu thích môn học, có niềm hứng thú với một số bản đồ thông dụng.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6. Phiếu học tập.
  • Một số bản đồ địa hình, bản đồ hành chính.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu hình ảnh Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội (Việt Nam) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhìn vào bản đồ, em đọc - hiểu đươc những nội dung gì?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi: Nhìn vào bản đồ, em đọc - hiểu đươc những nội dung: Hà Nội có 30 quận, huyện, thị xã; ranh giới với các tỉnh khác,...

- GV dẫn dắt vấn đề: Bản đồ địa lí được sử dụng để thể hiện nhiều loại thông tin khác nhau. Làm sao chúng ta có thể đọc và hiểu hết được những nội dung cơ bản trong bản đồ? Ví dụ, làm sao để biết được đâu là thành phố, đâu là công viên, rừng cây hay dòng sông? Những câu hỏi này chúng ta sẽ giải đáp trong bài học ngày hôm nay - Bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Kí hiệu bản đồ và chú giải

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được kí hiệu bản đồ là gì, ý nghĩa của kí hiệu bản đồ; đọc bảng chú giải trên bản đồ.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I Kí hiệu bản đồ và chú giải, Hình 2.1 SHS trang 117 và trả lời câu hỏi:

+ Kí hiệu bản đồ là gì?

+ Kí hiệu bản đồ có ý nghĩa gì?

+ Dựa vào Hình 2.1, em hãy cho biết các kí hiệu a,b,c,d tương ứng với nội dung các hình nào (1,2,3,4).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, quan sát Hình 2.2, Hình 2.3:

+ Xác định các yêu tố sau: bảng chú giải, kí hiệu.

+ Cho biết, kí hiệu nào thể hiện các mỏ sắt, mỏ than? Kí hiệu nào thể hiện ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Kí hiệu bản đồ và chú giải

a. Kí hiệu

- Kí hiệu bản đồ là những hình vẽ, màu sắc, chữ viết,... mang tính quy ước dùng để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

- Kí hiệu bản đó giúp người đọc phân biệt được sự khác nhau của các thông tin thể hiện trên bản đó. Ý nghĩa của các kí hiệu được giải thích rõ ràng trong chủ giải của bản đồ.

- Các kí hiệu tương ứng với nội dung hình:

1-c, 2-b, 3-a, 4-d.

b. Chú giải

- Các yếu tố bảng chú giải, kí hiệu:

+ Hình 2.2:

· Bảng chú giải thể hiện: phân tầng địa hình, độ cao, độ sâu, được bố trí ở phía dưới bản đồ.

· Kí hiệu: Gồm 6 kí hiệu.

+ Hình 2.3:

· Bảng chú giải thể hiện tên tỉnh, tên quận huyện, thị, xã,... là những đối tượng hành chính, sân bay quốc tế,...là những đối tượng giao thông. Bảng chú giải được bố trí ở phía dưới bản đồ.

· Kí hiệu: 3 kí hiệu.

- Kí hiệu thể hiện mỏ sắt Δ, mỏ than ☐, ranh giới của thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận -----.

Hoạt động 2:Các loại kí hiệu bản đồ

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được kí hiệu bản đồ có nhiều loại khác nhau; hệ thống kí hiệu bản đồ thường chia làm 3 loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II Các loại kí hiệu bản đồ SHS trang 119 và trả lời câu hỏi:

+ Kí hiệu bản đồ có những loại nào?

+ Hệ thống kí hiệu bản đồ thường chia làm mấy loại?

- Để mở rộng kiến thức, GV yêu cầu HS chia thành 3 nhóm, các nhóm thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Kể tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu điểm.

+ Nhóm 2: Kể tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu đường.

+ Nhóm 3: Kể tên một số đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu diện tích.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Các loại kí hiệu bản đồ

- Kí hiệu bản đố có nhiều loại khác nhau:

+ Kí hiệu tượng hình.

+ Kí hiệu hình học.

+ Màu sắc.

- Hệ thống kí hiệu bản đồ thường chia làm 3 loại:

+ Kí hiệu điểm: dùng để biểu hiện những sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo những điểm riêng biệt.

+ Kí hiệu đường: thường được dùng để biểu hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo chiếu dài.

+ Kí hiệu diện tích: thường được dùng để thể hiện các sự vật, hiện tượng địa lí phân bố theo diện tích.

- Nhóm 1: Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu điểm như thủ đô, thành phố, mỏ quặng, điểm du lịch, di tích,...

- Nhóm 2: Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu đường như tuyến đường biển, dòng biển, hướng gió, dòng sông....

- Nhóm 3: Đối tượng địa lí được thể hiện bằng kí hiệu diện tích như vùng trồng lúa, khu vực phân bố các loại đất, rừng....

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 2: Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng

PHÍ GIÁO ÁN:

Toán, Văn mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 400k/kì, 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 500k - 550k/cả năm

Các môn còn lại mỗi môn:

  • Word phí 300k/kì, 350k/cả năm
  • Powerpoint 300k/kì, 400k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k - 450k/cả năm

Cách tải:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Kí hiệu và chú giải trên một số bản đồ thông dụng, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay