Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 6: CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY QUANH TRỤC

CỦA TRÁI ĐẤT VÀ HỆ QUẢ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Mô tả được chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
  • Trình bày được hiện tượng ngày đếm luân phiên nhau.
  • Nhận biết được giờ địa phương, giờ khu vực.
  • So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái Đất.
  • Mô tả được sự lệch hướng chuyển động của vật thể theo chiều kinh tuyến.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: So sánh được giờ của hai địa điểm trên Trái đất: ở cùng một thời điểm, một sự kiện xảy ra thì giờ các nơi trên thế giới là bao nhiêu.
  1. Phẩm chất

Tôn trọng và thích ứng với các quy luật tự nhiên: quy luật ngay đêm,...

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Quả địa cầu
  • Các video, ảnh về chuyển động tự quay của Trái đất.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hai người đang nói chuyện điện thoại với nhau, một người ở thời điểm ban ngày, người kia ở thời điểm ban đêm, tại sao lại có hiện tượng đó?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ và trả lời câu hỏi (HS có thể trả lời chưa đúng, GV khuyến khích HS trả lời): Có hiện tượng hai người nói chuyện điện thoại nhưng một người ở thời điểm ban ngày, một người ở thời điểm ban đêm do Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa.

- GV dẫn dắt vấn đề: Trái đất luôn vận động không ngừng. Sự vận động của Trái đất đã sinh ra nhiều hiện tượng địa lí có ảnh lưởng sâu sắc đến cuộc sống của con người. Sự luân phiên ngày đêm, giờ trên Trái đất, sự lệch hướng chuyển động của các vật thể... là những hiện tượng sinh ra từ chuyên động tự quay quanh trục của Trái đất. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất và hệ quả.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Chuyển động tự quay quanh trục

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được Trái đất tự quay quanh một trục tưởng tượng; thời gian Trái đất quay quanh một vòng quanh trục là khoảng 24 giờ (một ngày đêm).
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I Chuyển động tự quay quanh trục và quan sát Hình 6.1 SHS trang 128, trả lời câu hỏi:

+ Xác định hướng tự quay quanh trục của Trái đất?

+ Xác định góc nghiêng của Trái đất khi tự quay?

+ Cho biết thời gian Trái đất quay một vòng quanh trục?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Chuyển động tự quay quanh trục

 - Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất: từ tây sang đông (ngược chiều kim đồng hồi).

- Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay: không đổi, nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo một góc 66°33’.

- Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng: 24 giờ (1 ngày đêm).

Hoạt động 2:Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được: Tại sao cùng một thời điểm xác định có nơi là ngày có nơi lại là đêm; các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến sẽ có cùng một giờ , đó là giờ địa phương; giờ được tính theo múi giờ gốc làm giờ giao dịch chung trên thế giới là giờ quốc tế (GMT); Trái đất tự quay đã sinh ra một lực làm cho các vật đang chuyển động trên Trái đất đều bị lệch hướng so với ban đầu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục 1 Sự luân phiên ngày đêm và quan sát Hình 6.2, Hình 6.3 SHS trang 129, trả lời câu hỏi:

+ Hãy cho biết vị trí điểm A có phải luôn là ban ngày, điểm B luôn là ban đêm? Tại sao?

+ Trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái đất.

- GV hướng dẫn và cùng HS làm thí nghiệm: sử dụng quả địa cầu và bóng đèn giả làm Mặt trời. Sau đó, quay chậm quả địa cầu từ tây sang đông, khi đó các địa điểm trên quả địa cầu được chiếu sáng và đi vào bóng tối lần lượt từ đông sang tây.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đọc nội dung mục 2 và quan sát Hình 6.4 SHS trang 129, 130, trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Giờ địa phương là gì? Giờ khu vực là gì? Bề mặt Trái đất được chia ra làm bao nhiêu múi giờ?

+ Nhóm 2: Giờ GMT là gì? Múi giờ nước ta muộn hay sớm hơn giờ GMT?

+ Nhóm 3: Hãy cho biết múi giờ của các thành phố: Hà Nội, Oa-sinh-tơn, Mát-xco-va, To-ky-o.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục 3 SHS trang 131 và trả lời câu hỏi: Nguyên nhân nào khiến các vật chuyển động trên bề mặt Trái đất đều bị lệch hướng?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 6.5 và cho biết:

+ Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động theo hướng từ A đến B và từ C đền D bị lệch về phía bên trái hay bên phải so với hướng ban đầu?

+ Ở bán cầu Nam, vật chuyên động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái hay bên phải so với hướng ban đầu?

+ Rút ra kết luận về hướng lệch của các vật thể chuyên động ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam theo chiều kinh tuyến.

- Để mở rộng kiến thức, GV ho HS biết về ảnh hưởng của lực Cô-ri-ô-lít trên thực tế, đó là làm cho các hiện tượng tự nhiên như gió, sông, dòng biển,... bị lệch hướng khi chuyển động. Ví dụ, nếu không có lực Cô-ri-ô-lít thì Tín phong (loại gió thường xuyên trong vùng nhiệt đới) sẽ di chuyển theo chiều bắc - nam từ chí tuyến Bắc về xích đạo, nhưng trong thực tế gió có hướng đông bắc.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái đất

a. Sự luân phiên ngày đêm

- Vị trí điểm A không phải luôn là ban ngày, điểm B luôn là ban đêm vì: Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa.

- Hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau trên Trái đất: Tại một thời điểm xác định, trên Trái đất có nơi đang là ngày, có nơi lại là đêm. Nguyên nhân là do Trái đất có dạng hình cầu nên Mặt trời chỉ chiếu sáng được một nửa, nửa được chiếu sáng là ngày, nửa không được chiếu sáng là đêm. Do Trái Đất tự quay quanh trục từ tây sang đông nên ở mọi nơi trên bề mặt Trái đất đều lần lượt có ngày và đêm. Đây là hiện tượng ngày, đêm luân phiên nhau.

b. Giờ trên Trái đất

- Nhóm 1:

+ Giờ địa phương (giờ Mặt trời): Các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến có cùng một giờ.

+ Giờ khu vực: Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực.

+ Bề mặt Trái đất được chia ra làm 24 khu vực giờ khác nhau. Mỗi khu vực giờ là một múi giờ, tương ứng với 15° kinh tuyến.

- Nhóm 2:

+ Giờ GMT: giờ được tính theo múi giờ gốc làm giờ giao dịch chung trên thế giới.

+ Múi giờ nước ta là GMT+7, sớm hơn so với giờ GMT.

- Nhóm 3: Múi giờ của các thành phố:

+ Hà Nội: GMT +7

+ Oa-sinh-tơn: GMT -7

+ Mát-xco-va: GMT +3

+ To-ky-o: GMT GMT +9.

c. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể tự di chuyển trên bề mặt Trái đất

- Trái Đất tự quay đã sinh ra một lực làm cho các vật đang chuyển động trên Trái Đất đều bị lệch so với hướng ban đầu. Lực làm lệch hướng này được gọi là lực Cô-ri-ô-lít.

- Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động theo hướng từ A đến B và từ C đền D bị lệch về phía bên phải so với hướng ban đầu.

- Ở bán cầu Nam, vật chuyên động theo hướng từ E đến F và từ O đến P bị lệch về phía bên trái so với hướng ban đầu.

- Rút ra kết luận:

+ Ở bán cầu Bắc: vật thể chuyển động bị lệch về bên phải so với hướng chuyển động ban đầu.

+ Ở bán cầu Nam: vật thể chuyển động bị lệch về bên trái so với hướng chuyển động ban đầu.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 6: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay