Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh các dạng địa hình chính. Khoáng sản. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 10: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ NGOẠI SINH

CÁC DẠNG ĐỊA HÌNH CHÍNH. KHOÁNG SẢN

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Phân biệt được quá trình nội sinh và ngoại sinh.
  • Trình bày được tác động đồng thời của quá trình nội sinh và ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi.
  • Phân biệt được các dạng địa hình chính trên Trái đất.
  • Kể tên được một số loại khoáng sản.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Nhận biết được một số dạng địa hình do quá trình nội sinh, ngoại sinh tạo thành qua hình ảnh.
  • Phân tích hình ảnh để trình bày được hiện tượng tạo núi.
  1. Phẩm chất

Tôn trọng quy luật tự nhiên.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Hình ảnh một số dạng địa hình chịu tác động của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh, hiện tượng tạo núi
  • Video về địa hình do tác động của nội sinh và ngoại sinh, hiện tượng tạo núi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh vùng núi Hi-ma-lay-a với đỉnh cao nhất là đỉnh Ê-vơ-rét, thuộc Nê-pan (độ cao đỉnh núi là 8.848m) và vực biển Ma-ri-an, thuộc Phi-lip-pin (độ cao của đáy vực là -11.524m). GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, điều gì khiến bề mặt Trái Đất lồi, lõm như vậy?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, trả lời câu hỏi: (HS nêu ý kiến, tuy nhiên với câu hỏi này, GV không nhận xét đúng, sai).

- GV dẫn dắt vấn đề: Bề mặt địa hình Trái đất của chúng ta không bằng phẳng, có những nơi được nâng cao lên nhưng cũng có những nơi lại bị bào mòn hay sụp xuống. Tại sao lại có những sự thay đổi như vậy? Có nơi nào trên vỏ Trái đất vừa được nâng cao vừa bị bào mòn hay không? Tại Việt Nam, chúng ta thường nghe đến đấy núi Hoàng Liên Sơn, đồi chè Thái Nguyên, cao nguyên Lâm Liên, đồng bằng sông Cửu Long,... Dựa vào những căn cứ nào phân chia địa hình như vậy? Chúng ta cùng tìm hiếu tất cả những vấn đề này trong bài học ngày hôm nay – Bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình chính. Khoáng sản.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Quá trình nội sinh và ngoại sinh

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS được khái niệm quá trình nội sinh, quá trình ngoại sinh; quá trình nội sinh và ngoại sinh diễn ra đồng thời và đối lập nhau trên bề mặt địa hình, đặc biệt là hiện tượng tạo núi.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- Gv chia HS làm 2 nhóm, yêu cầu HS đọc nội dung mục I SHS, quan sát Hình 10.1 trang 144, 145 và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1:

+ Nhóm 1: Thế nào là quá trình nội sinh, ngoại sinh? Hai quá trình này khác nhau như thế nào? (Trình bày theo hình thức lập bảng).

+ Nhóm 2: Bề mặt địa hình thay đổi như thế nào ở mỗi hình a,b,c. Hình nào là kết quả của quá trình ngoại sinh, hình nào là kết quả của quá trình nội sinh?

- GV mở rộng thêm kiến thức:

+ Đối tượng tác động của quá trình nội sinh là các dạng địa hình có quy mô lớn như châu lục, miền núi, cao nguyên; đối tượng tác động của quá trình ngoại sinh là các dạng địa hình có quy mô nhỏ.

+ Một số ví dụ về tác động của quá trình nội sinh: hiện tượng động đất, núi lửa,...; một số ví dụ về tác động của quá trình ngoại sinh: địa hình trong hang động do nước hoà tan đá vôi, đá bị nứt vỡ do thay đổi nhiệt độ, xói mòn do dòng chảy tạm thời, đá bị rạn nứt do rễ cây.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 145 để biết nguyên nhân hình thành dãy Hi-ma-lay-a hùng vĩ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Quá trình nội sinh và ngoại sinh

- Nhóm 1:

 

QT nội sinh

QT ngoại sinh

Nguồn gốc

Xảy ra do các tác nhân từ bên trong vỏ Trái đất

Xảy ra do các tác nhân bên ngoài vỏ Trái đất

Tác động đến địa hình

Xu hướng làm gia tăng tính gồ ghề của bề mặt Trái đất

Xu hướng phá hủy, san bằng các chỗ gồ ghề, bồi lấp, làm đầy chỗ lõm

- Nhóm 2:

+ Bề mặt địa hình thay đổi theo xu hướng gồ ghề (hình a,c), thay đổi theo xu hướng bào mòn (hình b).

+ Hình a, c là kết quả của quá trình nội sinh, hình b là kết quả của quá trình ngoại sinh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 2:Các dạng địa hình chính

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được một số dạng địa hình chính (đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng), độ cao và đặc điểm của những dạng địa hình đó; biết được sự khác nhau giữa núi và đồi, cao nguyên và đồng bằng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục II và quan sát Hình 10.2 SHS trang 145, 146 và trả lời câu hỏi:

+ Kể tên một số dạng địa hình phổ biến.

+ Nêu một số đặc điểm của dạng địa hình núi.

+ Cho biết sự khác nhau giữa núi và đồi, cao nguyên và đồng bằng.

- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV trình chiếu một số ví dụ hình ảnh tiêu biểu cho các dạng địa hình phổ biến:

+ Núi An-đét:

+ Vùng đồi trung du ở Thái Nguyên:

+ Cao nguyên Tây Tạng:

+ Đồng bằng Hoa Bắc (vào mùa đông):

- GV mở rộng kiến thức: Nội lực là yếu tố chính trong quá trình thành tạo núi, ngoài ra núi cũng chịu các tác động của quá trình ngoại sinh. Qua thời gian, dưới tác động của ngoại sinh (dòng chảy, gió, nhiệt độ,...) làm thay đổi hình dạng của núi: các đỉnh núi tròn hơn, sườn núi bớt dốc, độ cao giảm xuống.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 146 để hiểu thêm về cách tính độ cao địa hình và địa hình các-xto.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

2. Các dạng địa hình chính

- Một số dạng địa hình phổ biến: núi, đồi, cao nguyên, đồng bằng.

- Một số đặc điểm của dạng địa hình núi: cao trên 500m so với mực nước biển; nhô cao rõ rệt so với mặt đất gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Sự khác nhau giữa núi, đồi:

Núi

Đồi

- Độ cao: cao trên 500m so với mực nước biển.

- Nhô cao rõ rệt so với mặt đất gồm đỉnh núi, sườn núi và chân núi.

- Ví dụ: Hi-ma-lay-a, An-đét, An-pơ, Át-lát,...

- Độ cao: không quá 200m so với xung quanh.

- Nhô cao so với xunh quanh, đỉnh tròn, sườn thoải.

- Ví dụ: Vùng đồi trung du ở Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang,...

 - Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng:

Cao nguyên

Đồng bằng

- Độ cao: cao trên 500m so với mực nước biển.

- Là vùng đất tương đối rộng lớn, bề mặt khá bằng phẳng, sườn dốc, chia tách với các vùng xung quanh.

- Ví dụ: Mông Cổ, Tây Tạng,...

- Độ cao: Dưới 200m so với mực nước biển.

- Địa hình thấp, tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng, độ dốc nhỏ.

- Ví dụ: Ấn Hằng, Hoa Bắc, Bắc Âu,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hoạt động 3:Khoáng sản

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết thế nào là khoảng sản, khoáng sản được phân thành 3 loại; mỏ khoáng sản; khoáng sản ở nước ta tương đối phong phú, đa dạng.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS làm việc cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục III SHS trang 147 và trả lời câu hỏi:

+ Khoáng sản là gì?

+ Khoáng sản được phân loại như thế nào?

+ Mỏ khoáng sản là gì?

+ Con người cần làm gì để sử dụng các mỏ khoáng sản một cách hợp lý?

- Để mở rộng kiến thức, GV chia HS làm 2 nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2:

+ Nhóm 1: Em hãy cho biết các đối tượng sau, đối tượng nào là khoáng sản: nhựa, than đá, gỗ, cát, xi măng, thép, đá vôi. Vì sao em chọn đối tượng đó?

+ Nhóm 2: Em hãy kể tên ít nhất 5 vật dụng hàng ngày em thường sử dụng được làm từ khoáng sản.

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 147 để biết về khoảng sản ở Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Khoáng sản

- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích được con người khai thác, sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Dựa vào tính chất và công dụng, khoáng sản thường được chia thành ba loại: khoáng sản năng lượng (than đá, dầu mỏ,...), khoáng sản kim loại (vàng, sắt,...) và khoáng sản phi kim loại (đá vôi, thạch anh,...).

- Mỏ khoáng sản là nơi tập trung số lượng lớn khoáng sản có khả năng khai thác.

- Các mỏ khoáng sản hình thành trong một thời gian rất dài, khi khai thác sẽ cạn kiệt không thể phục hồi lại được. Vì vậy, con người cần có kế hoạch điều tra, thăm dò, khai thác khai thác, chế biến, tiết kiệm và sử dụng khoáng sản một cách hợp lí.

- Nhóm 1: Các đối tượng là khoáng sản: than đá, cát, đá vôi. Vì đây là những khoáng chất thiên nhiên được con người sử dụng trong sản xuất và đời sống.

- Nhóm 2: Vật dụng hằng ngày được làm từ khoáng sản: bút bi, gương, kéo, dao, đồng hồ, tivi,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 10: Quá trình nội sinh và ngoại sinh các dạng địa hình chính. Khoáng sản

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Quá trình nội sinh và ngoại sinh các dạng địa hình chính. Khoáng sản, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay