Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biển đổi khí hậu

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biển đổi khí hậu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 14: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIỂN ĐỔI KHÍ HẬU

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Nêu được một số biểu hiện của biến đổi khí hậu.
  • Trình bày được một số biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng: Sử dụng được hình ảnh, biểu bảng về biến đổi khí hậu và phòng tránh thiên tai.
  1. Phẩm chất
  • Có lối sống tích cực để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ bầu khí quyển.
  • Tuyên truyền cho những người xung quanh về tác hại và biện pháp phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, video về các thiên tai và biến đổi khí hậu trên Trái đất.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Em có biết Trái đất đã từng trải qua những thời kì băng hà rét lạnh với những thời kì ấm lên không? Chẳng hạn như: cách đây khoảng 200 000 năm, Trái đất lạnh đi; cách đây khoảng 130 000 năm Trái đất âm lên; nhưng rồi cách đây khoảng 80 000 năm thì Trái đất lại lanh đi. Còn hiện nay, Trái đất đang nóng lên hay lạnh đi? Chúng ta sẽ “ứng phó" với điều đó như thế nào? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho bài học ngày hôm nay – Bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu biến đổi khí hậu là gì; tác động tích cực và tiêu cực của biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục I SHS trang 160, 161 và trả lời câu hỏi:

+ Biến đổi khí hậu là gì?

+ Nêu những tác động tích cực và tiêu cực của biến đổi khí hậu?

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết SHS trang 161 để biết thêm về những biểu hiện của biến đổi khí hậu trên Trái đất.

- GV giải thích thêm cho HS:

+ Biến đổi khí hậu luôn luôn diễn ra, trong quá khứ, hiện tại và tương lai, biến đối khí hậu ngày nay diễn ra với mức độ nhanh hơn rất nhiều so với trước kia. Nguyên nhân do loài người sử dụng nhiên liệu hoá thạch, tàn phá rừng và các hoạt động kinh tế,...

+ Theo các chuyên gia khí hậu, đã đến lúc các nước cần hợp lực để ngăn chặn Trái đất ấm lên trước khi mọi việc trở nên quá muộn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Biến đổi khí hậu

- Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái

của khí hậu so với trung bình nhiều năm.

- Những tác động của biến đổi khí hâu:

+ Tác động tích cực: mở ra các tuyến đường thương mại mới trên Bắc Băng Dương, nhiều vùng đất lạnh giá trước đây đã canh tác được, sản lượng nông nghiệp tăng ở một vài nơi trên thế giới.

+ Tác động tiêu cực: nhiệt độ không khí tăng, khí hậu Trái đất nóng lên; biến động trong chế độ mưa, lượng mưa; gia tăng tốc độ tan băng,...; gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan: báo, lũ lụt, hạn hán,.. ; mực nước biển dâng cao;... dẫn đến số lượng các loài sinh vật suy giảm, các hệ sinh thái và hoạt động của con người có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Hoạt động 2:Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được các loại thiên tai trên Trái đất; hậu quả mang tới cho con người của các loại thiên tai; cách phòng tránh với các loại thiên tai và giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục II SHS trang 162 và trả lời câu hỏi:

+ Trên Trái đất có những loại thiên tai nào?

+ Thiên tai gây ra hậu quả gì cho con người?

+ Nêu các biện pháp phòng tránh thiên tai?

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số thiên tai (lũ lụt, hạn hán, mưa đá) của nước ta để thấy được sức tàn phá và thiệt hại do thiên tai gây ra:

Mưa lũ, sạt lở miền Trung

Hạn hán ở Ninh Thuận

Mưa đá

- GV giải thích cho HS: Thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường, do đó, bên cạnh các biện pháp chống thiên tai, con người cần phải biết ứng phó với biến đổi khí hậu,

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, quan sát Hình 14.3 và đọc nội dung SHS trang 162, trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Phòng tránh thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

- Trên Trái đất có nhiều loại thiên tại như: bão, lốc xoáy, lũ lụt, hạn hán, mưa đá,...

- Thiên tai thường gây ra nhiều thiệt hại về người và tài sản, làm ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Để phòng tránh thiên tai, cần thực hiện đầy đủ các biện pháp theo ba giai đoạn sau:

+ Trước khi xảy ra thiên tai: dự báo thời tiết, trồng và bảo vệ rừng, sơ tán người dân,...

+ Trong khi xảy ra thiên tai: ở nơi an toàn, hạn chế di chuyển, sử dụng nước và thực phẩm tiết kiệm, theo dõi thông tin thiên tai.

+ Sau khi xảy ra thiên tai: khắc phục sự cố, vệ sinh nơi ở vệ sinh môi trường, giúp đỡ người khác.

- Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu:

+ Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng: Tắt thiết bị điện khi không sử dụng, thiết kế các công trình tận dụng ánh sáng tự nhiên và nguồn gió tự nhiên, sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng, cùng nhau xem ti vi thay vì mỗi người một chiếc.

+ Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế dùng túi ni-lông, tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 14: Biến đổi khí hậu và ứng phó với biển đổi khí hậu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Biến đổi khí hậu và ứng phó với biển đổi khí hậu, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay