Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 18: Biển và đại dương

Soạn mới Giáo án Địa lí 6 Chân trời Sáng tạo bài 18: Biển và đại dương. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 18: BIỂN VÀ ĐẠI DƯƠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ, yêu cầu cần đạt
  • Xác định trên bản đồ các đại dương thế giới.
  • Nêu được sự khác biệt giữa nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùng biển ôn đới.
  • Trình bày được các hiện tượng sóng, thủy triều, dòng biển.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
  • Năng lực riêng:
  • Sử dụng lược đồ, bản đồ để xác định vị trí các đại dương, dòng biển.
  • Nhận biết hiện tượng thủy triều qua hình ảnh.
  1. Phẩm chất

Có ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGV, SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Bản đồ biển và đại dương trên thế giới.
  • Video tranh, ảnh về một số biển và đại dương nổi tiếng trên thế giới, hiện tượng sóng, thủy triều.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 6.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV dẫn dắt vấn đề: Theo đề xuất của Tổ chức Thủy văn quốc tế thì Trái đất bao gồm năm đại dương. Sự “xuất hiện” thêm đại đương thứ năm - Nam Đại Dương (Nam Băng Dương) đã gây ra nhiễu cuộc tranh luận của các nhà Địa lí. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng hiện nay cũng chỉ có một “Đại đương thế giới”, bởi vì trong thực tế các đại dương đều nối liền với nhau. Em có đồng ý không? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm câu trả lời cho bài học ngày hôm nay - Bài 18: Biển và Đại dương.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1:Các đại dương trên thế giới

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được đại dương chiếm 71% tổng diện tích bề mặt Trái đất; tên các đại dương trên thế giới.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV nhắc lại kiến thức bài trước để HS nhớ: Nước biển và đại dương bao phủ 70% diện tích Trái Đất, nó là nguồn cung cấp hơi nước chính cho khí quyển, giúp điều hoà khí hậu trên bề mặt Trái Đất.

- GV giải thích cho HS vì sao chúng ta gọi là đại dương thế giới: nhà thám hiểm Ma-gien-lăng đã đi vòng quanh Trái Đất trên đại dương; điều này chứng tỏ các đại dương liên thông với nhau. Mặc dù các đại dương liên thông với nhau nhưng con người lại chia thành các đại dương bộ phận.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 1: Dựa vào Hình 18.1 SHS trang 173, em hãy kể tên các đại dương trên thế giới và cho biết mỗi đại dương tiếp giáp với lục địa nào?

Đại dương

Tiếp giáp các châu lục và đại dương

Phía Bắc

Phía Đông

Phía Nam

Phía Tây

Thái Bình Dương

    

Đại Tây dương

    

Ấn Độ Dương

    

Bắc Băng Dương

    

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới.

1. Các đại dương trên thế giới

- Kết quả Phiếu học tập số 1:

Đại dương

Tiếp giáp các châu lục và đại dương

Phía Bắc

Phía Đông

Phía Nam

Phía Tây

Thái Bình Dương

Giáp Bắc Băng Dương

Giáp bờ tây lục địa Mỹ

Giáp lục địa Nam Cực

Giáp bờ đông lục địa Á - Âu

Đại Tây dương

Giáp Bắc Băng Dương

 Giáp bờ tây lục địa Á - Âu và lục địa Phi

 Giáp lục địa Nam Cực

 Giáo bờ đông lục địa Mỹ

Ấn Độ Dương

 Giáp lục địa Á - Âu

 Giáp lục địa Á - Âu, lục địa Ô-xtray-li-a

 Giáp lục địa Nam Cực

 Giáp bờ đông lục địa Phi và Đại Tây Dương

Bắc Băng Dương

 Bao quanh Bắc cực và giáp với Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, lục địa Á - Âu, lục địa Mỹ.

Hoạt động 2:Nhiệt độ, độ muối của biển và đại dương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương; nhiệt độ thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và một số điều kiện tự nhiên khác; độ muối trung bình của nước biển và đại dương; độ muối của biển và đại dương có xu hướng giảm dần từ vùng có vĩ độ thấp đến vùng có vĩ độ cao.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II SHS trang 174 và trả lời câu hỏi:

+ Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương là bao nhiêu? Nhiệt độ đó thay đổi hay giữ nguyên?

+ Đơn vị đo độ muối là gì? Độ muối của nước biển và đại dương là bao nhiêu?

+ Độ muối của biển và đại dương có đặc điểm gì?

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, trả lời câu hỏi: Cho biết sự khác biệt về nhiệt độ và độ muối giữa vùng biển nhiệt đới và vùmg biển ôn đới. Giải thích tại sao có sự khác biệt như vậy?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

2. Nhiệt độ, độ muối của biển và đại dương

- Nhiệt độ trung bình của nước biển và đại dương là 17 độ. Nhiệt độ đó thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa lí, điều kiện khí hậu và một số điều kiện tự nhiên khác.

- Đơn vị đo độ muối là %o. Độ muối của nước biển và đại dương là 35%o.

- Độ muối của biển và đại dương có đặc điểm: có xu hướng giảm dần từ vùng có vĩ độ thấp đến vùng có vĩ độ cao.

- Nước biển vùng nhiệt đới có độ muối cao hơn so với nước biển vùng ôn đới.

- Nguyên nhân do vùng nhiệt đới có độ bốc hơi cao hơn cho nên hàm lượng muối trong nước biển sẽ cao hơn so với vùng ôn đới.

Hoạt động 3:Sự vận động của nước biển và đại dương

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết được nước biển và đại dương có 3 sự vận động là: sóng, thủy triều và dòng biển.
  2. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS lắng nghe, đọc SHS, trả lời câu hỏi và tiếp thu kiến thức.
  3. Sản phẩm học tập: HS thảo luận cá nhân, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao NV học tập

- GV giới thiệu với HS: Nước biển và đại dương có 3 sự vận động là: sóng, thủy triều và dòng biển.

- GV giải thích cho HS: Mặt biển không bao giờ yên tĩnh. Nước luôn luôn nhấp nhô, dao động. Ở bờ biển, người ta thấy sóng từ ngoài khơi xô vào bờ, nhưng thực ra, nước không chuyển động theo chiều ngang mà chỉ dao động tại chỗ.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục III.1 và quan sát Hình 18.2 SHS trang 174, 175, trả lời câu hỏi: Em hãy trình bày khái niệm sóng biển và sóng thần. Cho biết nguyên nhân hình thành hai loại sóng này.

- GV cho HS quan sát 2 bức ảnh và yêu cầu HS nhận xét về sự thay đổi mực nước ở hai thời điểm khác nhau:

- GV giới thiệu cho HS: Sự khác nhau mà các em vừa phân tích chính là hiện tượng thủy triều.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II.2 SHS trang 175 và trả lời câu hỏi:

+ Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều là gì?

+ Trình bày biểu hiện của hiện tượng thủy triều.

- GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu HS thảo luận và trả lời câu hỏi vào Phiếu học tập số 2: Quan sát Hình 18.3, em hãy cho biết:

+ Thế nào là triều cường? Thế nào là triều kém?

+ Xác định thời điểm xảy ra triều cường và thời điểm xảy ra triều kém.

- GV mở rộng kiến thức cho HS:

+ Ngay từ thế kỉ XI - XII ở bờ biển các nước Pháp, Anh và Xcốt-len, người ta đã biết lợi dụng thuỷ triều để làm chuyển động cối xay bột. Hiện nay, nhiều nước đã xây dựng những trạm điện thuỷ triều. So với thuỷ điện trên sông, điện thuỷ triều có một số ưu việt, thuỷ triều cho ta nguồn điện năng tương đối ổn định.

+ Tuy nhiên, hoạt động của nhà máy điện dùng năng lượng thuỷ triều cũng có những phức tạp riêng, vì thuỷ triều liên quan đến quy luật vận hành của Mặt trăng. Ngoài ra, sóng to, gió lớn, bão cũng ảnh hưởng đến nguồn năng lượng này.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc nội dung mục III.3 và quan sát Hình 18.4 và trả lời câu hỏi:

+ Dòng biển là gì? Dòng biển có mấy loại? Cho biết hướng chảy của các dòng biển?

+ Dòng biển được hình thành do đâu?

+ Vai trò của dòng biển?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc sgk, quan sát hình và thực hiện yêu cầu.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS, nhóm trả lời câu hỏi.

- GV gọi HS, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

3. Sự vận động của nước biển và đại dương

a. Sóng

- Khái niệm và nguyên nhân hình thành sóng biển và sóng thần:

+ Sóng biển: Được sinh ra chủ yếu là do gió. Gió càng mạnh thì sóng càng lớn.

+ Sóng thần: Được sinh ra do động đất hoặc núi lửa hoạt động ngầm dưới đáy biển. Loại sóng này có thể cao vài chục mét, gây nhiều tác hại nghiêm trọng.

b. Thủy triều

- Sự thay đổi mực nước ở hai thời điểm khác nhau:

+ Bãi biển lúc mở rộng, lúc thu hẹp.

+ Nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, lúc lại rút xuống, lùi ra xa.

 

 

 

 

- Nguyên nhân sinh ra hiện tượng thủy triều: nhờ sức hút của Mặt trời và Mặt trăng mà nước trong nước biển có sự vận động lên xuống tạo ra thủy triều.

- Biểu hiện của hiện tượng thủy triều:

+ Có nơi, mỗi ngày thuỷ triều lên - xuống hai lần, gọi là bán nhật triều.

+ Có nơi thủy triều chỉ lên xuống mỗi ngày một lần, gọi là nhật triều.

- Kết quả Phiếu học tập số 2:

+ Triều cường (thuỷ triều dao động nhiều nhất) xảy ra vào ngày trăng tròn (giữa tháng) và ngày không trăng (đầu tháng) khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất nằm thẳng hàng.

+ Triều kém (thuỷ triểu dao động ít nhất) xảy ra vào những ngày trăng lưỡi liềm đầu tháng và cuối tháng khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất ở vị trí vuông góc.

 

 

 

 

 

c. Dòng biển

- Dòng biển là các dòng nước chảy trong biển và đại dương.

+ Có hai loại dòng biển: Dòng biển nóng chảy từ vĩ độ thấp lên vĩ độ cao và dòng biển lạnh chảy từ vĩ độ cao xuống vĩ độ thấp. Dòng biển nóng hay lạnh là so với nhiệt độ nước biển xung quanh.

- Nguyên nhân chính tạo nên các dòng biển là gió. Gió luôn thay đổi, nhưng các dòng biển tương đối ổn định.

- Dòng biển có vai trò quan trọng đối với việc điều hoà khí hậu, giao thông vận tải trên biển, đánh bắt hải sản.

-----------Còn tiếp --------

Soạn mới giáo án Địa lí 6 CTST bài 18: Biển và đại dương

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Địa lí 6 chân trời sáng tạo mới, soạn giáo án lịch sử 6 mới CTST bài Biển và đại dương, giáo án soạn mới địa lí 6 chân trời

Soạn mới giáo án Địa lí 6 chân trời


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay