Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 14: NHU CẦU SỐNG CỦA ĐỘNG VẬT VÀ CHĂM SÓC VẬT NUÔI
(4 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 1 – TỪ MỞ ĐẦU ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 1 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi. - GV dẫn dắt và đặt câu hỏi: + Những động vật nào sống dưới nước? Những động vật nào sống trên cạn? + Đâu là yếu tố cần thiết cho mỗi động vật này sống và phát triển? - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân, khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình.
- GV nhận xét, tuyên dương. - GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 14 – Nhu cầu sống của động vật và chăm sóc vật nuôi. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu nhu cầu sống của động vật a. Mục tiêu: - Quan sát thí nghiệm nhu cầu sống của động vật, dự đoán kết quả thí nghiệm, so sánh kết quả với dự đoán và nêu nguyên nhân kết quả thí nghiệm. - Đưa ra được dẫn chứng cho thấy động vật cần ánh sáng, không khí, nước, nhiệt độ và thức ăn để sống và phát triển. - Trình bày được động vật không tự tổng hợp được các chất dinh dưỡng, phải sử dụng các chất dinh dưỡng của thực vật và động vật khác để sống và phát triển. b. Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu nhu cầu về ánh sáng, không khí, nước và thức ăn của động vật. - GV tổ chức HS làm việc nhóm 4 HS. - GV yêu cầu HS quan sát thí nghiệm và thực hiện theo yêu cầu trong logo quan sát trang 58, 59 SGK. 1. Mỗi con chuột ở các hình sau đây sống trong điều kiện như thế nào? 2 Dự đoán điều gì sẽ xảy ra với con chuột tròn mỗi điều kiện trên và giải thích theo gợi ý sau.
3. Từ đó, em rút ra kết luận gì? - GV lưu ý HS: Các yếu tố trong các hình bao gồm đầy đủ như nước, thức ăn, không khí, ánh sáng. Các hình khác nhau có thể thiếu một trong các yếu tố trên. - GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả chính xác và rút ra kết luận: + Trong các yếu tố kể trên, không khí là yếu tố sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đối với con chuột, tiếp theo là nước rồi đến thức ăn. Còn yếu tố ánh sáng sẽ ảnh hưởng đến con chuột tìm thức ăn và nước uống. + Do đó, con chuột ở hình thiếu không khí sẽ nhanh chóng suy yếu, tiếp theo là con chuột thiếu nước rồi đến con chuột thiếu thức ăn, còn con chuột thiếu ánh sáng sẽ duy trì sức khoẻ lâu hơn các con chuột khác. Con chuột được cung cấp đầy đủ không khí, nước và thức ăn sẽ sống khoẻ mạnh. + Các yếu tố cần cho động vật sống và phát triển là: nước, thức ăn, không khí, ánh sáng, ngoài ra còn có nhiệt độ thích hợp. + Khác với thực vật có khả năng tự tổng hợp chất dinh dưỡng từ năng lượng ánh sáng. Động vật là sinh vật sống dị dưỡng, chúng cần lấy thức ăn từ thực vật, động vật hoặc cả thực vật và động vật. Do đó, nếu cung cấp đủ ánh sáng, nước, không khí mà không có thức ăn thì động vật vẫn chết. - GV yêu cầu HS đọc nội dung logo con ong trang 59 SGK. Đa số động vật cần ánh sáng để sưởi ấm, di chuyển và kiếm ăn; cần không khí, nước, chất dinh dưỡng để sống và phát triển. Động vật sử dụng nguồn thức ăn là thực vật hoặc động vật khác để tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài các yếu tố trên thì nhiệt độ phù hợp là điều kiện cần thiết để động vật sống và phát triển. Nhiệm vụ 2. Tìm hiểu nhu cầu về nhiệt độ của động vật. - GV dẫn dắt, tổ chức HS làm việc theo cặp đôi thảo luận: Nêu một số dẫn chứng động vật cần nhiệt độ môi trường thích hợp để sống. - GV gọi 5 cặp trình bày trước lớp, mỗi cặp một dẫn chứng. Các cặp khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có kết quả chính xác. GV kết luận: Nhiệt độ môi trường có ảnh hưởng đến các nhóm động vật. Động vật cần nhiệt độ thích hợp để sống và phát triển. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - Ôn tập kiến thức đã học. - Đọc và chuẩn bị trước tiết sau. |
- HS chia thành các nhóm đôi. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- HS xung phong trả lời: + Một số động vật sống dưới nước: Cá, rùa, tôm, cua, lươn, ... → Những yếu tố cần thiết cho những động vật này phát triển: ánh sáng, nước, nhiệt độ, chất dinh dưỡng. + Một số động vật sống trên cạn: Chó, mèo, chuột, gà, lợn, ... → Những yếu tố cần thiết cho những động vật này phát triển: ánh sáng, không khí, nhiệt độ, thức ăn.
- HS theo dõi, ghi bài mới.
- HS chia thành các nhóm. - HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS chú ý lắng nghe GV lưu ý.
- Đại diện các nhóm xung phong trình bày: 1. Hình 1. Ánh sáng (ban ngày), nước, thức ăn, không khí Hình 2. Ánh sáng (ban ngày), nước, không khí. Hình 3. Ánh sáng (ban ngày), thức ăn, không khí. Hình 4. Ánh sáng (ban ngày), nước, thức ăn, không cung cấp không khí. Hình 5. Nước, thức ăn, không khí. 2.
3. Từ đó em rút ra kết luận: một con chuột muốn tồn tại và phát triển cần có điều sống bao gồm các yếu tố: ánh sáng, nước, không khí, chất dinh dưỡng. - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS đọc theo yêu cầu, ghi nhớ.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS trả lời: + Vào mùa rét, chim đi cư từ phương Bắc đến phương Nam. + Hiện tượng ngủ đông của dơi, gấu,... khi trời quá rét. + Ở nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao, cá rô phi sẽ chết. + Ngoài khoảng nhiệt độ 18 đên 34oC này, tôm sẽ không thể phát triển hoặc chết. … - HS lắng nghe, sửa bài.
- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.
- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.
- HS thực hiện theo yêu cầu. | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
TIẾT 2 – HOẠT ĐỘNG 2 | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG Hoạt động 2: Luyện tập, vận dụng kiến thức về nhu cầu sống của động vật a. Mục tiêu: Ôn tập kiến thức về nhu cầu sống của động vặt. b. Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 1. Trả lời các câu trắc nghiệm - GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Nhu cầu về thức ăn của các loại động vật khác nhau thì A. Giống nhau B. Chỉ giống nhau một phần C. Khác nhau D. Không thể xác định Câu 2: Động vật cần quan sát môi trường xung quanh để tìm thức ăn và tránh nguy hiểm. Điều này chứng tỏ A. Động vật cần ánh sáng. B. Động vật cần không khí. C. Động vật cần nước. D. Động vật cần thức ăn. Câu 3: Khi thiếu bất kì yếu tố nào về thức ăn, nước, khí ô-xi, nhiệt độ và ánh sáng thích hợp, động vật sẽ A. Bị ảnh hưởng đến sự phát triển hoặc sự sống. B. Không bị ảnh hưởng. C. Bị ảnh hưởng đến cân nặng. D. Ảnh hưởng đến khả năng săn mồi. Câu 4: Động vật không có khả năng A. Tự săn mồi. B. Tự tổng hợp chất dinh dưỡng. C. Ăn thịt động vật khác. D. Đẻ trứng. Câu 5: Khi động vật được cung cấp không khí, nước và ánh sáng nhưng vẫn có biểu hiện sức khoẻ suy yếu dần, điều này chứng tỏ sự khác biệt nào ở động vật so với thực vật? A. Động vật không thể tự tổng hợp chất dinh dưỡng B. Sự khác biệt về điều kiện sống cần thiết ở động vật so với thực vật C. Động vật cần nhiều ánh sáng hơn thực vật D. Cả A và B - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng. Nhiệm vụ 2. Luyện tập, vận dụng kiến thức về nhu cầu sống của động vật - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS. - GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm thảo luận thực hiện yêu cầu:
|
- HS chú ý lắng nghe.
- HS chọn đáp án:
- HS chia theo nhóm. - HS thực hiện theo yêu cầu.
- HS xung phong trình bày. 1. Một số động vật và thức ăn của chúng:
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác