Soạn mới giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 15: Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn

Soạn mới Giáo án khoa học 4 cánh diều bài Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

CHỦ ĐỀ 4. NẤM

(7 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Nhận thức khoa học tự nhiên
  • Nhận ra được nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau.
  • Vẽ được sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và ghi chú được tên các bộ phận của nấm. - Nêu được tên và một số đặc điểm (hình dạng, màu sắc) của nấm được dùng làm thức ăn.
  • Nhận biết được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm thông qua nghiệm hoặc quan sát tranh ảnh, video.
  1. Tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh
  • Quan sát tranh ảnh và (hoặc) video để tìm hiểu về hình dạng, màu sắc, nơi sống của nấm.
  • Thu thập thông tin, tranh ảnh, vật thật về một số loại nấm được dùng làm thức ăn.
  • Khám phá được ích lợi của một số nấm men trong chế biến thực phẩm (ví dụ: làm bánh mì....) thông qua thí nghiệm thực hành hoặc quan sát tranh ảnh, video.
  1. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
  • Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
  • Vận dụng được kiến thức về nguyên nhân gây hỏng thực phẩm, nêu được một số cách bảo quản thực phẩm (làm lạnh, sấy khô, ướp muối,...).
  • Có ý thức không ăn những thực phẩm bị nhiễm nấm mốc để phòng tránh bệnh.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 15: NẤM VÀ MỘT SỐ NẤM ĐƯỢC DÙNG LÀM THỨC ĂN

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận ra được nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau.
  • Nêu được tên, hình dạng, màu sắc của một số nấm được dùng làm thức ăn.
  • Vẽ được sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và ghi chú được tên các bộ phận của nắm.
  • Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nhận ra được nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau.
  • Nêu được tên và một số đặc điểm (hình dạng, màu sắc) của nấm được dùng làm thức ăn.
  • Vẽ được sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và ghi chú được tên các bộ phận 1 của nấm.
  • Thu thập thông tin, tranh ảnh, vật thật về một số loại nấm được dùng làm thức ăn
  • Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các tranh ảnh. video liên quan đến chủ đề.
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, VBT.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Tiết 1: Từ khởi động đến hết hoạt động 2.
  • Tiết 2: Hoạt động 3 đến hết hoạt động 4.
  • Tiết 3: Hoạt động 5 đến hết hoạt động 6.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 – TỪ MỞ ĐẦU ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 2

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” để thi kể tên một số nấm mà em biết.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Lần lượt từng HS trong nhóm viết lên bảng tên một loại nấm.

+ Các nhóm có 5 phút để thực hiện, hết thời gian nhóm nào có nhiều đáp án đúng nhất là nhóm chiến thắng.

- GV phát tín hiệu bắt đầu trò chơi.

- GV nhận xét, tuyên dương nhóm chiến thắng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới Bài 15 – Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về nấm

a. Mục tiêu:  Nhận ra được nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau qua quan sát hình ảnh và đọc thông tin.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1 – 4, đọc thông tin có ở mỗi hình ở trang 63, 64 trong SGK

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS và yêu cầu các nhóm thảo luận thực hiện: Nêu tên, hình dạng, màu sắc và nơi sống của từng loại nấm có trong mỗi hình trên.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp. Các nhóm nhận xét chéo nhau.

- GV nhận xét, tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác và chốt đáp án:

 (1) Nấm tràm: thân cây màu xám, đầu màu đen, có hình dạng giống chiếc ô. Nấm này mọc trên lớp lá mục dưới tán rừng. 

(2) Nấm tán trắng (tán màu trắng, thân cây màu trắng và có hình dạng giống chiếc ô), nấm tán đỏ (tán màu đỏ, thân cây màu trắng và có hình dạng giống chiếc ô). Chúng mọc trên mặt đất.

(3) Nấm hương: có màu xám, hình dáng giống chiếc ô, mọc trên thân cây khác.

(4) Nấm đông trùng hạ thảo: có hình thù như cây nấm mọc trên đầu con sâu màu nâu sẫm, đầu nấm như lưỡi mác. Nó mọc trên cơ thể động vật. 

- GV giảng thêm:

+ Các nấm như nấm tràm, nấm hương là nấm ăn được.

+ Nấm đông trùng hạ thảo được dùng để làm thuốc

+ Nấm trắng và nấm đỏ đều là nấm độc, nếu ăn phải có thể gây tử vong.

- GV yêu cầu HS quan sát hình 5, 6 và dọc thông tin có ở mỗi hình trang 64 SGK.

Nấm men thường sống trên bề mặt trái cây, quả mọng, trong dạ dày, trên da của động vật (như chó, mèo) và con người,... Nấm men có kích thước rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được. Khi phóng to hình ảnh của nấm men nhiều lần, ta có thể thấy chúng có dạng hình trứng.

Nấm mốc thường sống ở những nơi ẩm ướt; trên thức ăn, hoa quả để lâu ngày,... Nấm mốc chỉ nhìn thấy được bằng mắt thường khi chúng phát triển thành rất nhiều sợi nấm nối liền và đan xen nhau.

- GV gọi một HS đọc nội dung Em có biết? trang 64 SGK.

Để quan sát nấm men, nấm mốc,... có kích thước rất nhỏ mà mắt thường của con người không thể nhìn thấy được, người ta phải sử dụng kính hiển vi.

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi hỏi – đáp về nơi sống của nấm men và nấm mốc.

- GV gọi 1 – 2 cặp thực hiện trước lớp. Cả lớp nhận xét, góp ý.

- GV nhận xét và đặt câu hỏi: Từ những loại nấm trên, em có nhận xét gì về hình dạng, kích thước và nơi sống của nấm?”

- GV gọi một số HS trình bày ý kiến. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

Mỗi loại nấm có hình dạng, kích thước và nơi sống khác nhau. Có loại nhìn thấy được bằng mắt thường như nấm đùi hương, có loại không nhìn thấy được bằng mắt thường ví dụ như nấm men, nấm da.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung logo chìa khóa ở trang 65 SGK.

Mỗi loại nấm có hình dạng, màu sắc, kích thước khác nhau. Nấm men, nấm mốc có kích thước nhỏ bé, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Nấm hương, nấm sò,... có kích thước lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Nấm có thể sống ở trong đất; xác sinh vật; trên thực vật, động vật, con người;...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 2: Giới thiệu một loại nấm

a. Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về nấm.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Trả lời các câu trắc nghiệm

- GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Nấm mốc có thể sống ở

A. Đất ẩm.

B. Rơm rạ mục.

C. Thức ăn.

D. Gỗ mục.

Câu 2: Nấm được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền là

A. Nấm đông trùng hạ thảo

B. Nấm sò.

C. Nấm đùi gà.

D. Nấm mỡ.

Câu 3: Nấm cần phải quan sát bằng kính hiển vi là

A. Nấm mốc, nấm men.

B. Nấm hương, nấm rơm.

C. Nấm tai mèo, nấm kim châm.

D. Nấm linh chi đỏ, nấm men.

Câu 4: Tùy theo độ tuổi, trạng thái sinh lí và môi trường sống mà nấm có

A. Hình dạng, kích thước, màu sắc cố định.

B. Hình dạng, kích thước cố định.

C. Kích thước, màu sắc không cố định.

D. Hình dạng, kích thước, màu sắc không cố định.

Câu 5: Nấm rơm có thể sống ở

A. Đất ẩm.

B. Rơm rạ mục.

C. Thức ăn.

D. Hoa quả.

 - GV mời HS trả lời, cả lớp nhận xét.

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng.

Nhiệm vụ 2. Giới thiệu một loại nấm

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm 6 HS.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, vẽ hoặc sưu tầm hình ảnh một loại nấm, ghi chú bộ phận của nấm và mô tả hình dạng, màu sắc, nơi sống của loại nấm đó vào giấy A0.

- GV mời đại diện các nhóm trình bày sản phẩm trước lớp, HS khác chú ý lắng nghe và nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương các bài làm tốt.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước tiết sau.

 

 

 

 

- HS chia  thành các nhóm.

- HS tích cực tham gia trò chơi.

 

- HS lắng nghe luật chơi.

 

 

 

 

 

- HS hăng hái tham gia trò chơi.

 

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện yêu cầu theo nhóm.

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trình bày.

 

- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong đọc.

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo cặp đôi.

 

- Các nhóm xung phong thực hiện.

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS đọc, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

A

A

D

B

 

 

 

- HS chia theo nhóm.

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trình bày.

- HS chú ý lắng nghe.

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

TIẾT 2 – HOẠT ĐỘNG 3 ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 4

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 3: Tìm hiểu về các bộ phận của nấm

a. Mục tiêu: Nêu được tên các bộ phận của nấm ăn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình nấm hương, thực hiện theo cặp chỉ và nói tên các bộ phận của nấm hương trong hình 7 trang 65 SGK.

- GV chiếu hình nấm trên bảng, yêu cầu một số HS lên chỉ và nói tên các bộ phận của nấm:

- GV và HS cùng nhận xét, góp ý.

Hoạt động 4: Vẽ sơ đồ và ghi chú tên các bộ phận của một loại nấm ăn

a. Mục tiêu: Vẽ được sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và ghi chú được tên các bộ phận của nấm.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong lên bảng trình bày.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS lắng nghe yêu cầu và thực hiện.

 

 

 

 

 

- Các nhóm xung phong trình bày.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

 

Soạn mới giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 15: Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 Cánh diều mới, soạn giáo án khoa học 4 mới cánh diều bài Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn, giáo án soạn mới khoa học 4 cánh diều

Soạn mới giáo án Khoa học 4 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay