Soạn mới giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 18: Chế độ ăn uống

Soạn mới Giáo án khoa học 4 cánh diều bài Chế độ ăn uống. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 18: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.
  • Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn đủ rau, hoa quả và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng.
  • Nhận xét được một bữa ăn có cân bằng, lành mạnh hay không.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các trò chơi, hoạt động khám phá kiến thức.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.
  • Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn đủ quả và uống đủ nước mỗi ngày.
  • Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng.
  • Nhận xét được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường.
  • Bước đầu tập xây dựng thực đơn cho các bữa ăn trong ngày.
  1. Phẩm chất:
  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi, làm tốt các bài tập.
  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
  1. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
  • Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên:
  • Giáo án.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Các tranh ảnh liên quan đến bài học.
  1. Đối với học sinh:
  • SHS, VBT.
  • Dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:

  • Tiết 1: Khởi động đến hết hoạt động 1.
  • Tiết 2: Hoạt động 2 đến hết hoạt động 3.
  • Tiết 3: Hoạt động 4 đến hết hoạt động 5.
  • Tiết 4: Hoạt động 6.
  1. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

TIẾT 1 – TỪ MỞ ĐẦU ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 1

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức thực hiện:

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, trả lời câu hỏi:

Kể tên món ăn yêu thích của em. Điều gì sẽ xảy ra nếu em thường xuyên ăn những món ăn mà mình thích?

- GV gọi đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm. Các nhóm nhận xét chéo, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 18 – Chế độ ăn uống.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Xác định các thức ăn khác nhau thì cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau

a. Mục tiêu: 

- Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.

- Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức HS làm việc nhóm 4 HS.

- GV yêu cầu HS quan sát bảng Năng lượng và thành phần dinh dưỡng trong 100g thực phẩm và thực hiện theo yêu cầu trong logo quan sát trang 75 SGK.

Dựa vào thông tin trong bảng dưới đây, nêu ví dụ về các thức ăn khác nhau thì cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau.

- GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp lắng nghe, nhận xét.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung (nếu có).

- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS.

- GV gọi 1 HS đọc nội dung Em có biết? trang 76 SGK.

+ Ca-lo (kí hiệu: cal) và ki-lô-ca-lo (kí hiệu: kcal) là đơn vị đo năng lượng mà thức ăn cung cấp.
+ 1 kcal = 1 000 cal.

- GV yêu các các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi trong logo hỏi trang 76 SGK:

Nếu thường xuyên ăn một đến hai loại thức ăn trong thời gian dài thì có đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể hay không? Từ đó, cho biết vì sao chúng ta phải ăn nhiều loại thức ăn?

- GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận, HS nhóm khác góp ý.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, bổ sung và tuyên dương các nhóm trình bày tốt, chính xác.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều rau, hoa quả mỗi ngày

a. Mục tiêu:  Trình bày được sự cần thiết phải ăn nhiều rau, hoa quả mỗi ngày

b. Cách thức thực hiện:

- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 76 SGK.

- GV gọi một số HS trình bày về sự cần thiết phải ăn nhiều rau, hoa quả mỗi ngày. Cả lớp nhận xét, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét, tuyên dương HS trả lời chính xác.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức đã học về năng lượng và các chất dinh dưỡng của các thức ăn.

b. Cách thức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS làm bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Trong các thực phẩm sau đây, loại nào có hàm lượng ca-lo cao nhất?

A. Thịt gà

B. Thanh long

C. Cơm

D. Cá ngừ

Câu 2: Trong 100g các loại thực phẩm nào chứa nhiều hơn 10g chất đạm?

A. Gạo tẻ, rau dền đỏ, súp lơ xanh.

B. Chuối tiêu, gạo tẻ, súp lơ xanh.

C. Chuối tiêu, trứng gà, cá thu, gấc.

D. Thịt lợn nạc, trứng gà, cá thu, hạt lạc.

Câu 3: Ca-lo và ki-lô-ca-lo là đơn vị

A. Đo độ dài.

B. Đo chiều cao.

C. Đo năng lượng mà thức ăn cung cấp.

D. Đo khối lượng của thức ăn.

Câu 4: Trong 100g các loại thực phẩm nào không chứa vi-ta-min C?

A. Thịt lợn nạc, gạo tẻ, cá thu, rau dền đỏ.

B. Gấc, gạo tẻ, trứng gà, chuối tiêu.

C. Gấc, thịt lợn nạc, trứng gà, súp lơ xanh.

D. Hạt lạc, gạo tẻ, cá thu, trứng gà.

Câu 5: Trong 100g các loại thực phẩm nào không chứa chất bột đường?

A. Hạt lạc, súp lơ xanh.

B. Cá thu, thịt lợn nạc.

C. Cá thu, chuối tiêu.

D. Rau dền đỏ, gấc.

- GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp nhận xét.

 

 

 

- GV nhận xét, chốt đáp án, tuyên dương HS trả lời tốt.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- Ôn tập kiến thức đã học.

- Đọc và chuẩn bị trước tiết sau.

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trình bày:

+ Tên món ăn yêu thích của em: cá rán, sườn xào chua ngọt, tôm rim, sinh tố bơ.

+ Nếu em thường xuyên ăn những món ăn mà mình thích, em sẽ bị thừa chất, cơ thể không kịp hấp thu dinh dưỡng từ những món ăn đó, gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. 

- HS theo dõi, ghi bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chia thành các nhóm.

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

+ Hạt lạc cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng, chất đạm và chất béo hơn gạo tệ cả thu, trứng gà, thịt lợn nạc.

+ Gạo tẻ cung cấp cho cơ thể nhiều chất bột đường hơn hạt lạc, cả thu, trứng gà.

+ Thịt lợn nạc, cả thu, trứng gà cung cấp cho cơ thể nhiều chất đạm hơn gạo tẻ.

...

- HS lắng nghe.

- HS chia thành các nhóm.

- HS đọc, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- Các nhóm thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

- Đại diện các nhóm xung phong trả lời.

Chúng ta cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn vì:

+ Các thức ăn khác nhau thì cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất dinh

dưỡng khác nhau.

+ Các thức ăn khác nhau giúp chúng ta ăn ngon miệng, tiêu hoá tốt.

+ Không có một loại thức ăn nào cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng và năng lượng cần cho cơ thể, nếu thường xuyên ăn một đến hai loại thức ăn trong thời gian dài thì sẽ không cung cấp đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho hoạt động sống của cơ thể.

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

Chúng ta cần thiết phải ăn đủ rau và hoa quả mỗi ngày để: 

+ Cung cấp chất khoáng giúp xương chắc khỏe. 

+ Cung cấp vitamin giúp cho mắt, thần kinh, da... khỏe mạnh.

+ Cung cấp chất xơ giúp nhanh no và phòng tránh táo bón.

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

C

D

C

D

B

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

- HS chú ý lắng nghe, ghi nhớ.

 

- HS lắng nghe, rút kinh nghiệm.

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

TIẾT 2 – TỪ HOẠT ĐỘNG 2 ĐẾN HẾT HOẠT ĐỘNG 3

A. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều rau, hoa quả

a. Mục tiêu:  Trình bày được sự cần thiết phải ăn nhiều rau, hoa quả mỗi ngày.

b. Cách thức thực hiện:

- HS chia sẻ nhóm đôi, theo gợi ý trong logo Luyện tập, vận dụng trang 76 SGK:

1. Sử dụng một trong các cụm từ dưới đây để nói với bạn về việc ăn rau và ăn hoa quả của em.

Mỗi ngày

Hầu hết các ngày

Một số ngày

Không bao giờ

2. Em có cần thay đổi về thói quen ăn uống hằng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng không? Vì sao?

- GV gọi một số cặp đôi chia sẻ trước lớp. Cả lớp nhận xét, góp ý cho bạn.

- GV lắng nghe, nhận xét và góp ý HS thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày để cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.

B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Tìm hiểu về lí do phải uống đủ nước mỗi ngày

a. Mục tiêu:  Trình bày được sự cần thiết phải uống đủ nước mỗi ngày.

b. Cách thức thực hiện:

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu về lí do phải uống đủ nước mỗi ngày

- GV yêu cầu HS quan sát hình 2, 3 trang 77 SGK và trả lời các câu 1, 2 trong logo quan sát trang 77 SGK.

1. Dựa vào hình 2, cho biết em cần uống khoảng bao nhiêu lít nước mỗi ngày.

2. Tại sao chúng ta cần phải uống nước mỗi ngày?

- GV yêu cầu một số HS trình bày kết quả làm bài tập trước lớp. Cả lớp lắng nghe và góp ý với bạn về sự cần thiết phải thay đổi thói quen uống nước hằng ngày.

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV nhận xét và nhắc HS cần uống đủ nước mỗi ngày.

- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong kí hiệu con ong và nội dung chìa khoá ở trang 77 SGK.

+ Khi chúng ta cảm thấy khát nước là cơ thể đã thiếu nước. Vì vậy, các bạn hãy thường xuyên cung cấp đủ nước cho cơ thể mỗi ngày, không nên chờ đến lúc khát mới uống nước.

+ Những thức ăn khác nhau chứa các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau. Vì vậy, cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể.

+ Cần ăn đủ rau, hoa quả để cung cấp đủ chất khoáng, vi-ta-min và chất xơ cho cơ thể.

Cần uống đủ nước vì nước chiếm phần lớn khối lượng cơ thể và có vai trò duy trì hoạt động sống của cơ thể.

Nhiệm vụ 2. Trả lời các câu trắc nghiệm

- GV tổ chức cho HS bài tập trắc nghiệm:

Câu 1: Trong các thực phẩm sau đây, loại nào có hàm lượng ca-lo cao nhất?

A. Thịt gà

B. Thanh long

C. Cơm

D. Cá ngừ

Câu 2: Chúng ta cần uống khoảng bao nhiêu lít nước mỗi ngày?

A. 1 lít

B. 1,5 lít.

C. 2 lít.

D. 2,5 lít.

Câu 3: Tại sao nước không thuộc nhóm chất dinh dưỡng nào nhưng lại rất cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể?

A. Nước giúp hòa tan các chất dinh dưỡng, chất khoáng để cơ thể dễ dàng hấp thụ

B. Nước giúp loại bỏ các chất cặn bã

C. Nước giúp gia tăng tuổi thọ

D. Cả A và B

Câu 4:  Vai trò của vi-ta-min như A, B1, C,… đối với cơ thể là

A. Giúp dạ dày co bóp mạnh hơn.

B. Cung cấp chất xơ, nhanh no và phòng tránh táo bón.

C. Giúp mắt, răng, lợi, da,… khỏe mạnh.

D. Cung cấp năng lượng.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo cặp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xung phong chia sẻ.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày:

+ Mỗi ngày, em cần uống khoảng 1.5 lít nước.

+ Chúng ta phải uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho các hoạt động của cơ thể:

•       Tiêu hóa thức ăn, hòa tan một số chất dinh dưỡng. 

•       Vận chuyển đi khắp cơ thể. 

•       Làm mát cơ thể khi ra mồ hôi. 

•       Đào thải các chất độc, chất cặn bã qua nước tiểu, mồ hôi, phân.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS đọc và ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chú ý lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chọn đáp án:

Soạn mới giáo án Khoa học 4 Cánh diều bài 18: Chế độ ăn uống

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Tất cả các bài đều soạn như mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN WORD:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN POWERPOINT:

  • Khi đặt: nhận giáo án kì I + 1/2 kì 2
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

Với Toán, Văn:

  • Word: 300k/kì - 350k/cả năm
  • Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 550k/kì - 650k/cả năm

Với các môn còn lại:

  • Word: 200k/kì - 250k/cả năm
  • Powerpoint: 250k/kì - 300k/cả năm
  • Word + Powerpoint: 400k/kì - 450k/cả năm

LƯU Ý:

  • Nếu đặt trọn 5 môn chủ nhiệm: Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, tự nhiên xã hội, trải nghiệm - thì phí:
    • Word 5 môn GVCN: 800k/cả năm
    • Powerpoint 5 môn GVCN: 1000k/cả năm
    • Word +Powerpoint 5 môn GVCN: 1600k/cả năm

=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra

CÁCH ĐẶT TRƯỚC: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm: giáo án khoa học 4 Cánh diều mới, soạn giáo án khoa học 4 mới cánh diều bài Chế độ ăn uống, giáo án soạn mới khoa học 4 cánh diều

Soạn mới giáo án Khoa học 4 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay