Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức HS thảo luận nhóm đôi để: Nêu tên các bệnh liên quan đến dinh dưỡng mà em biết. - GV gọi một số HS trả lời. Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài học: Để ôn tập, của cố kiến thức đã học về chủ đề, chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay - Ôn tập chủ đề con người và sức khỏe. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Chơi trò chơi “Hái hoa” a. Mục tiêu: - Hệ thống lại những kiến thức đã học về dinh dưỡng ở người. - Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin. b. Cách thức thực hiện: - GV chia lớp thành 6 nhóm. - GV tổ chức cho đại diện các nhóm lên bốc thăm chủ đề tương ứng với mỗi cánh hoa trong hình. - GV yêu cầu mỗi nhóm chuẩn bị một nội dung đã bốc được. Nhóm trưởng phân công mỗi bạn chuẩn bị kĩ một ý trong nội dung đã chọn. Ví dụ: Nội dung 1: Mỗi bạn sẽ trình bày về một nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn. - GV mời lần lượt từng nhóm lên trình bày. Mỗi bạn trong nhóm nêu một ý. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm có nhiều bạn trình bày tốt. Hoạt động 2: Đóng vai a. Mục tiêu: Xử lí tình huống để vận động người thân trong gia đình ăn uống cân bằng, lành mạnh phòng tránh các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và phòng tránh đuối nước.
|
- HS làm việc theo cặp.
- HS trả lời: Bệnh suy dinh dưỡng thấp còi; bệnh thừa cân béo phì; bệnh thiếu máu thiếu sắt,... - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
- HS chia thành các nhóm. - Đại diện nhóm lên bốc thăm.
- HS lắng nghe GV hướng dẫn.
- HS trình bày: 1. Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vi – ta – min và chất khoáng. 2. Vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể: - Chất bột đường: cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. - Chất đạm: là thành phần cấu tạo, xây dựng cơ thể và tham gia vào hầu hết các hoạt động sống. - Chất khoáng: cần cho cơ thể hoạt động và phòng tránh bệnh. Một số chất khoáng tham gia vào cấu tạo cơ thể. - Chất béo: tham gia vào cấu tạo cơ thể, dự trữ và cung cấp năng lượng, giúp hòa tan một số vitamin (A, D, E, K). - Vitamin: cần cho hoạt động sống và giúp cho cơ thể phòng tránh bệnh. 3. Thức ăn khác nhau chứa năng lượng và các chất dinh dưỡng khác nhau: Ví dụ: - 100g gạo tẻ sẽ cung cấp 344 kcal, 76g chất đường bột, 8g chất đạm, 1g chất béo, ít hơn 1g can-xi. - 100g súp lơ xanh sẽ cung cấp 26 kcal, 3g chất bột đường, 3g chất đạm, ít hơn 1g chất béo, ít hơn 1g can-xi và ít hơn 1g vi-ta-min C. 4. Ăn phối hợp nhiều loại thức ăn; ăn đủ rau, quả; uống đủ nước: Những thức ăn khác nhau chứa các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau. Vì vậy cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. Cần ăn rau quả để cung cấp đầy đủ chất xơ, vi – ta – min và chất khoáng cho cơ thể. Cần uống đủ nước vì nước chiếm phần lớn khối lượng của cơ thể và duy trì hoạt động của cơ thể. 5. Chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Để có một chế độ ăn uống lành mạnh cần ăn đủ các nhóm chất dinh dưỡng và hạn chế ăn thức ăn đã chế biến sẵn; thức ăn nhiều dầu mỡ hoặc đồ ngọt. 6. Lựa chọn thực phẩm an toàn: Thực phẩm được sản xuất, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; không chứa các chất gây hại cho sức khoẻ con người là thực phẩm an toàn. Sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo sức khoẻ và tính mạng của mỗi chúng ta. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS chia thành các nhóm. - HS lắng nghe yêu cầu của GV.
- HS trình bày: + Tình huống 1: Em sẽ khuyên thành viên trong gia đình ăn ít thịt lại thay vào đó ăn thêm các loại thức ăn như rau củ quả và ăn cá. Vì khi ăn đa dạng thực phẩm như vậy mới đảm bảo được cân bằng chất dinh dưỡng cho cơ thể. + Tình huống 2: Em sẽ nói với người lái thuyền phát áo phao cho mọi người. Nếu không có áo phao em sẽ cùng gia đình xuống khỏi thuyền. - HS lắng nghe, phát huy.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS chú ý lắng nghe.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác