Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 10: Một số nét văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài Một số nét văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử thông qua việc mô tả được một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Năng lực giải quyết vấn đề bằng việc khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử trong bài học.
  • Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Rèn luyện phẩm chất yêu nước, thông qua việc trân trọng và giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống cội nguồn dân tộc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Tranh ảnh về làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ (cổng làng, cây đa, giếng nước, đình làng), nhà truyền thống và nhà hiện đại, một số lễ hội tiêu biểu (hội Lim, lễ hội Cổ Loa,…)
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tranh ảnh, tư liệu về một số nét văn hóa của vùng Đồng bằng Bắc Bộ như : cổng làng, đình làng cổ/hình ảnh về một số lễ hội lớn.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình 1 SHS tr.46 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Quan sát bức tranh và dựa vào hiểu biết của em, hãy giới thiệu một số nét văn hoá tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

 

- GV mời 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

Nét văn hóa tiêu biểu ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ là có các làng quê truyền thống đặc trưng của vùng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 10 – Một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu làng quê truyền thống

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được không gian văn hóa truyền thống của làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b. Cách tiến hành


- GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ: Đọc thông tin (SGK tr.47) và quan sát các hình từ 2 đến 4, mô tả một số nét văn hoá nổi bật của làng quê truyền thống vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

 

- GV gọi đại diện 1 – 2 HS lên trình bày trước lớp. GV cho mỗi nhóm HS lựa chọn một không gian văn hoá để chia sẻ với các bạn.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS.

+ Hình 2. Cổng làng Đường Lâm (thành phố Hà Nội): Đây là hình ảnh một trong những cổng làng tiêu biểu ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Cổng làng là cửa ngõ ra vào làng, bên cạnh có cây đa toả bóng mát, nơi người dân dừng chân nghỉ ngơi, cũng là nơi trẻ em tụ tập cùng vui đùa, hóng mát,...

+ Hình 3. Giếng nước ở Hoa Lư (tỉnh Ninh Bình): Đây là hình ảnh một trong những giếng làng truyền thống ở Đồng bằng Bắc Bộ vẫn còn được lưu giữ đến ngày nay. Giếng làng thường to, rộng, nằm ở vị trí giao thông thuận tiện của làng. Giếng nước là nơi cung cấp nước sinh hoạt, đồng thời cũng là nơi tắm, giặt của nhiều người dân trong làng.

+ Hình 4. Đình làng Đình Bảng (tỉnh Bắc Ninh): Đây là một trong những ngôi đình cổ kính nhất của đất Kinh Bắc ở thành phố Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) vẫn còn giữ được nguyên vẹn cho đến ngày nay. Đình được xây dựng vào đầu thế kỉ XVIII, thờ các vị Thành hoàng gồm: Cao Sơn đại vương (thần Núi), Thuỷ Bá đại vương (thần Nước) và Bách Lệ đại vương (thần Đất) cùng các vị thần có công lập làng. Đình có sân rất rộng, bằng phẳng, là nơi diễn ra nhiều hoạt động văn hoá chung của làng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về nhà ở

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Mô tả được nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

- Biết điểm khác biệt của nhà ở hiện nay và nhà ở truyền thống.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức HS hoạt động theo hình thức cá nhân hoặc cặp đôi, giao nhiệm vụ cho HS: Khai thác thông tin (SGK tr.48)và hình ảnh trong mục, em hãy:

+ Mô tả nét chính về nhà ở truyền thống của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Cho biết nhà ở hiện nay của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ có điểm gì khác với nhà ở truyền thống?

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc theo nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hành cá nhân hoặc theo cặp.

 

----------------- Còn tiếp ----------------

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 10: Một số nét văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới kết nối bài Một số nét văn hoá ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 kết nối

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay