Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 23: LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.
  • Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên.
  • Mô tả được những nét chính về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Phát triển năng lực nhận thức, năng lực tìm tòi khám phá thông qua các hoạt động phát hiện kiến thức phục vụ bài học: Phát triển năng lực tìm hiểu văn hoá bản địa của vùng đất Tây Nguyên, Năng lực quan sát, năng lực khai thác thông tin về vị trí địa lí, các công trình kiến trúc,...
  • Có khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống.
  • Nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác qua việc tìm tòi, khám phá kiến thức trong bài học và sưu tầm những tư liệu phục vụ học tập.
  1. Phẩm chất
  • Tự hào về văn hoá bản địa của vùng đất Tây Nguyên; có trách nhiệm gìn giữ và phát huy những giá trị mà cha ông để lại.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Tranh ảnh, tư liệu viết, phim tài liệu... về lễ hội Cồng chiêng và các nhạc cụ của đồng bào Tây Nguyên sử dụng trong lễ hội.
  • Lược đồ các tỉnh Tây Nguyên hoặc bản đồ hành chính Việt Nam.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tranh ảnh về lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên,

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS quan sát video về lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên (0:41 đến 4:00)

https://www.youtube.com/watch?v=4zZKbxroVA&t=270s

- GV đặt câu hỏi:

+ Em hãy cho biết đây là lễ hội gì?

+ Nhạc cụ nào được sử dụng trong lễ hội?

- GV mời 2 - 3 HS chia sẻ trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Đây là lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Nhạc cụ được sử dụng là cồng, chiêng, và các loại nhạc cụ khác của người dân Tây Nguyên.

- GV cho HS xem một số hình ảnh và thông tin về cồng chiêng

+ Cồng chiêng là loại nhạc khi làm bằng hợp kim đồng, có khi pha vàng, bạc hoặc đồng đen. Cổng là loại nhạc cụ hình tròn có núm ở giữa, còn chiêng thì không có núm. Nhạc cụ này có nhiều kích cỡ khác nhau, đường kính từ 20 cm đến 60 cm, loại cực đại từ 90 cm đến 120 cm.

+ Cồng chiêng có thể được dùng đơn lẻ hoặc dùng theo dàn. Các tộc người ở Tây Nguyên đã lựa chọn nhiều loại dàn cồng chiêng khác nhau: dàn chiêng có 2 hoặc 3 chiếc; dàn chiêng có 6 chiêng; dàn chiêng 11 hoặc 12 chiếc, gồm 3 cổng và 8 – 9 chiêng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 23 – Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên thuộc địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên.

- Kể tên một số dân tộc là chủ nhân văn của không gian văn hóa này.

- Nêu được vai trò của cồng chiêng trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV giải thích cho HS hiểu thuật ngữ:

+ Không gian văn hóa là những khu vực, môi trường có các hoạt động văn hóa hoặc gắn với văn hóa.

+ Không gian văn hóa Cồng chiêng là những khu vực, môi trường có các hoạt động sử dụng cồng chiêng trong sinh hoạt văn hóa hoặc gắn với văn hóa.

- GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1 SGK tr97 để trả lời các câu hỏi Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

- GV mời 2 – 3 HS trả lời. HS khác lắng nghe, nhận xét

- GV  nhận xét, chuẩn hóa kiến thức cho HS:

+ Không gian văn hoá Cồng chiêng trải rộng trên địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên là: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

+ Chủ nhân của Không gian văn hoá này gồm các dân tộc như: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Ma, Xơ Đăng, Cơ Họ, Mnông,...

- GV đặt tiếp câu hỏi cho HS thảo luận nhóm:

+ Cồng chiêng có vai trò như thế nào trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên?

+ Cồng chiêng thường được sử dụng trong những dịp nào? Nêu ví dụ cụ thể.

- GV hướng dẫn IIS khai thác nội dung trong SGK, tiến hành thảo luận nhóm và cử đại diện phát biểu ý kiến, các nhóm khác lắng nghe và bổ sung (nếu có).

- GV mời đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận trước lớp, các nhóm khác theo dõi, đánh giá, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm hồn, diễn tả niềm vui, nỗi buồn của con người trong cuộc sống.

+ Cồng chiêng được sử dụng trong các nghi lễ, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng của các dân tộc Tây Nguyên như: trong các nghi lễ vòng đời con người (lễ Thổi tai cho trẻ nhỏ, lễ Trưởng thành, lễ Bỏ mả,…); trong các nghi lễ nông nghiệp (lễ Bắc máng nước, lễ Gieo hạt, lễ Mừng lúa mới,...); trong các ngày hội (lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi,...) và sinh hoạt cộng đồng (lễ Mừng nhà Rông mới,...).

- GV cung cấp cho HS thông tin: Năm 2005, UNESCO đã ghi danh Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

- GV cho HS xem video về văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên: (0:15 đến 1:30)

https://www.youtube.com/watch?v=LpkP8vB_BMg

- GV giới thiệu thêm cho HS về nội dung hình 1: Đánh cồng chiêng Mừng lúa mới của dân tộc Cơ Ho (tỉnh Làm Đồng): Mừng lúa mới là lễ hội truyền thống của một số dân tộc ở Tây Nguyên, sau khi đã xong mùa vụ nhằm tạ ơn thần linh, tổ tiên đã ban cho một năm mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Đánh cồng chiêng là hoạt động không thể thiếu trong lễ cúng Mừng lúa mới, dân làng tập trung cùng đánh cồng chiêng, nhảy múa, ăn uống, trao đổi kinh nghiệm và chúc nhau sức khoẻ, vụ mùa mới bội thu.

- GV cho HS xem video về lễ hội mừng lúa mới:

https://www.youtube.com/watch?v=lxc_IGeUhkU&t=4s

Hoạt động 2. Tìm hiểu lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ

- Mô tả được nét chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 và quan sát hình 2 và 3 để thực hiện nhiệm vụ: Mô tả những nét chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

 

 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm trình bày hoạt động em ấn tượng nhất trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS quan sát các hình, đọc thông tin trong mục.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, đọc thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới kết nối bài Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 kết nối

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay