Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
BÀI 15: THIÊN NHIÊN VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG
(2 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | ||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 1 phần khởi động SGK tr.65. - GV chia sẻ một câu thơ, câu hát về dãy Trường Sơn: + Một dãy núi mà hai màu mây Nơi nắng nơi mưa, khí trời cũng khác. (Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây – Phạm Tiến Duật) + Đường ra trận mùa này đẹp lắm, Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây. (Một đoạn lời bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây). - GV gọi lần lượt HS chia sẻ những câu thơ và câu hát mà HS biết về dãy Trường Sơn, với quy tắc người sau không được trùng đáp án với người trước. - GV cho HS nghe bài hát Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây. https://www.youtube.com/watch?v=lY6w0Z8Hm9c - GV tổng kết lại và dẫn dắt HS vào nội dung bài học về thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung: Bài 15 – Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm được các đặc điểm vị trí địa lí của vùng Duyên hải miền Trung. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc thông tin trong mục 1 và trả lời các câu hỏi sau: + Xác định vị trí của vùng Duyên hải miền Trung trên lược đồ. + Đọc tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Duyên hải miền Trung. - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 – 6 HS. - GV mời đại diện 2 – 3 HS lên trình bày trước lớp. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, chốt đáp án: + Vùng Duyên hải miền Trung tiếp giáp với các quốc gia: Lào, Cam-pu-chia; tiếp giáp các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ. Hình ảnh: Duyên hải miền Trung + Vùng Duyên hải miền Trung có vị trí là cầu nối giữa các vùng lãnh thổ phía bắc và phía nam của nước ta. Ngoài phần lãnh thổ đất liền, vùng còn có phần biển rộng lớn với nhiều đảo, quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đảo và quần đảo có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ và khẳng định chủ quyền lãnh thổ trên biển của nước ta. Hình ảnh: Quần đảo Trường Sa của Việt Nam Hình ảnh: Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nắm chắc đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, sông ngòi của Duyên hải miền Trung. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về địa hình - GV yêu cầu HS quan sát hình 2, đọc thông tin mục 2a để thực hiện các nhiệm vụ sau: + Xác định trên lược đồ: dãy núi Trường Sơn, dãy núi Bạch Mã, đèo Hải Vân, Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. + Nêu đặc điểm của đồng bằng ở vùng Duyên hải miền Trung. - GV sử dụng phương pháp đàm thoại để HS biết thêm về các đối tượng cần xác định trên lược đồ: + Trường Sơn là dãy núi lớn ở vùng, đồng thời đây cũng là dãy núi dài nhất nước ta (khoảng 1 100 km). Hình ảnh: Dãy Trường Sơn. + Dãy Bạch Mã là một phần của dãy Trường Sơn, có hướng tây – đông đâm ngang ra biển. Dãy Bạch Mã là ranh giới tự nhiên giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta. Hình ảnh: Dãy Bạch Mã + Đèo Hải Vân là đèo nằm trên dãy núi Bạch Mã, có độ dài gần 20 km, cao trung bình 500 m so với mực nước biển. Hình ảnh: Đèo Hải Vân. + Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm tại tỉnh Quảng Bình. Đặc trưng của vườn quốc gia là hệ thống hơn 400 hang động, các sông ngầm và hệ thực, động vật quý hiếm. Hình ảnh: Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. + Quần đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, gồm trên 30 hòn đảo, bãi đá ngầm, cồn san hô, bãi cát nằm rải trên một vùng biển rộng khoảng 15 000 km. Tổng diện tích đất nổi của quần đảo khoảng 10 km. + Quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hoà, gồm hơn 100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi san hô nằm rải trên một vùng biển rộng khoảng 160 000 – 180 000 km. Các đảo có độ cao trung bình 3 – 5 m. Tổng diện tích đất nổi của các đảo, đá, cồn, bãi ở đây khoảng 10 km. - GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi. - GV gọi 1 – 2 HS lên thực hiện nhiệm vụ 1; 2 – 3 cặp HS trả lời nhiệm vụ 2, các cặp HS khác nhận xét và bổ sung. - GV hướng dẫn cho HS khai thác lược đồ để thấy được sự khác biệt của địa hình từ tây sang đông thông qua thang phân tầng độ cao trên lược đồ. - GV chốt kiến thức trọng tâm của mục: Địa hình của vùng có sự khác biệt từ tây sang đông: + Phía tây là địa hình đồi núi. + Phía đông là các dải đồng bằng nhỏ, hẹp. + Ven biển thường có các cồn cát, đầm phá. Hình ảnh: Thành phố Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định. - GV giải thích và cung cấp thêm HS các hình ảnh, video về cồn cát, đầm phá ở vùng Duyên hải miền Trung. https://www.youtube.com/watch?v=wf-fvmwYNFs - GV mời 1 – 2 HS đọc thông tin mục Em có biết và quan sát hình 3 SGK tr.67. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khí hậu - GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2b SGK tr.67, làm việc theo cặp để thực hiện nhiệm vụ sau: Cho biết những nét chính về khí hậu của vùng Duyên hải miền Trung.
|
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS lắng nghe.
- HS tham gia chia sẻ.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS làm việc nhóm. - HS trả lời.
- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát, đọc thông tin.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác