Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 18: CỐ ĐÔ HUẾ
(3 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu cho HS quan sát video về Huế và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau: https://www.youtube.com/watch?v=o0F101I91MQ + Em nhận ra những địa danh nào trong video? + Các địa danh này thuộc tỉnh thành nào của nước ta? + Em hãy chia sẻ thêm hiểu biết về 1 trong những địa danh em biết/ yêu thích? - GV mời HS cả lớp xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: + Một số địa danh trong video như: Đại Nội (Cung đình Huế), cung An Định, lăng vua Khải Định và vua Tự Đức, cầu ngói Thanh Toàn, phố cổ Bao Vinh, cầu Trường Tiền (Tràng Tiền). + Các địa danh trên thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế + Thông tin bổ sung như: · Lăng vua Khải Định – được xây dựng hoàn toàn bằng bê tông, thoát khỏi lối kiến trúc truyền thống của thời đại. Công trình được kết hợp bởi nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Roman, Gothic… gây choáng ngợp cho các nhà sử học cũng như du khách bởi sự cầu kỳ và “xa xỉ”. · Cầu Trường Tiền (Tràng Tiền) – một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 theo kỹ thuật và vật liệu của phương Tây với kết cấu thép. Trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử, cầu Trường Tiền bắc qua sông Hương mãi mãi là biểu tượng không thể thay thế của mảnh đất cố đô. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 18 – Cố đô Huế
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Khám phá vẻ đẹp của Cố đô Huế. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được vị trí địa lí của Cố đô Huế trên bản đồ hoặc lược đồ. - Mô tả được vẻ đẹp của Cố đô Huế. b. Cách tiến hành - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm để quan sát lược đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, đọc thông tin, thảo luận nhóm để thực hiện yêu cầu: Xác định vị trí địa lí của Cố đô Huế. - GV giới thiệu hình 2: Lược đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế: thể hiện vị trí của tỉnh Thừa Thiên Huế và Quần thể di tích Cố đô Huế. Khai thác lược đồ cũng giúp HS biết được vị trí tương đối của một số di tích tiêu biểu thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế như: Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ (thành phố Huế); lăng tẩm của một số vua Triều Nguyễn thuộc đơn vị hành chính nào (thành phố huyện) của tỉnh Thừa Thiên Huế. - GV đặt câu hỏi gợi ý: Cố đô Huế thuộc tỉnh, thành phố/huyện nào,... - GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến. - GV xác định lại trên bản đồ lược đồ vị trí của Cố đô Huế thuộc địa phận thành phố Huế và một số vùng phụ cận của tỉnh Thừa Thiên Huế. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm, quan sát các hình 3, 4, 5 kết hợp đọc thông tin trong mục và những tư liệu sưu tầm được để thực hiện yêu cầu: Hãy mô tả vẻ đẹp của Cố đô Huế. - GV mời đại diện của một số nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV giới thiệu ảnh 3 và 4: + Hình 3. Sông Hương, núi Ngự Bình: Đây là hai thắng cảnh nổi tiếng của vùng đất Cố đô Huế. Sông Hương (còn có các tên gọi khác như: Linh Giang, Hương Trà, Lô Dung....) bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, chảy quanh co, uốn lượn qua các dãy núi trùng điệp, vắt ngang giữa thành phố Huế, kéo dài tới phá Tam Giang trước khi đổ ra biển Thuận An. Núi Ngự Bình nằm cạnh sông Hương (còn có tên là Bằng Sơn hay Bình Sơn), có dạng hình thang, đỉnh bằng phẳng, hai bên có hai ngọn núi nhỏ chầu vào gọi là Tả Bật Sơn và Hữu Bật Sơn. Triều Nguyễn khi xây dựng Kinh thành Huế đã chọn Bằng Sơn làm tiền án của hệ thống phòng thành đồ sộ, kiên cố và đổi tên cho ngọn núi này là Ngự Bình. + Hình 4. Toàn cảnh chùa Thiên Mụ: Chùa Thiên Mụ (Linh Mụ) được chúa Nguyễn Hoàng cho khởi công xây dựng năm 1601. Đây là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Huế với danh xưng “Đệ nhất cổ tự” mang nét cổ kính trong kiến trúc, sự linh thiêng và những truyền thuyết ẩn chứa nhiều câu chuyện lịch sử đẩy bí ẩn. + Hình 5. Ngọ Môn trong Đại nội Huế: Ảnh chụp Ngọ Môn – cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Kinh thành Huế, cổng này chỉ dành riêng cho vua đi hoặc dùng khi đón tiếp các sứ thần. Ngọ Môn gồm hai phần chính: dài – cổng hình chữ U và phía trên là lầu Ngũ Phụng. Kiến trúc của Ngọ Môn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc và được xem là một đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc cung đình Huế. Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Xưa kia, đây là nơi thường diễn ra các lễ quan trọng nhất của Triều Nguyễn như: lễ Ban Sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên Tiến sĩ tân khoa)... Ngày 30 – 8 – 1945, tại Ngọ Môn diễn ra lễ thoái vị của vua Bảo Đại – vị vua cuối cùng của chế độ quân chủ Việt Nam,... Với những giá trị kiến trúc, lịch sử đặc biệt, Ngọ Môn cùng với hàng trăm di tích thuộc quần thể kiến trúc Triều Nguyễn đã được UNESCO ghi danh Di sản văn hoá thế giới (1993). - GV lưu ý HS có thể mô tả những cảnh quan thiên nhiên hoặc công trình kiến trúc khác của Huế mà các em sưu tầm được, không nhất thiết phải mô tả những cảnh quan công trình được giới thiệu trong SGK. - GV trình chiếu hoặc gắn trên bảng một số hình ảnh về cảnh quan thiên nhiên Huế và công trình kiến trúc, tổng hợp ý kiến của HS và bổ sung để hoàn thiện những ý cơ bản về vẻ đẹp của Cố đô Huế. Hình ảnh: Dòng sông Hương (Hương Giang). Hình ảnh: Núi Ngự Bình bên dòng Hương Giang. Hình ảnh: Cổng Ngọ Môn Huế Hình ảnh: Chùa Thiên Mụ Hoạt động 2: Kể chuyện lịch sử Cố đô Huế a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Xác định được thời gian xây dựng Kinh thành Huế. - Kể được những nét chính về cuộc phản công ở Kinh thành Huế năm 1885 và nêu được ý nghĩa của cuộc phản công đó. - Kể lại các sự kiện chính trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Huế. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc thông tin trong mục và trả lời câu hỏi 1 trong SGK, và nêu câu hỏi Kinh thành Huế được xây dựng dưới triều đại nào? - GV mời một số HS phát biểu. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét và chuẩn kiến thức cho HS: Kinh thành Huế được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, nơi dây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc. - GV hướng dẫn HS quan sát các hình và đọc câu chuyện Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế, sau đó kể lại với các bạn trong nhóm câu chuyện này. - GV gợi ý: + Nêu một số sự kiện lịch sử tiêu biểu gắn với Thăng Long – Hà Nội. + Cuộc phản công ở kinh thành Huế nổ ra vào thời gian nào! Hoàn cảnh nào? + Ai là người khởi xướng cuộc phản công đó? + Cuộc phản công diễn ra như thế nào? + Em có nhận xét gì về thái độ của quân Pháp? - GV mời đại diện của các nhóm lên kể trước lớp, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. - GV trình chiếu các hình ảnh trên máy chiếu hoặc gắn lên bảng và chốt lại nội dung chính cuộc phản công này. + Tôn Thất Thuyết – vị quan đại thần của Triều Nguyễn đã gấp rút chuẩn bị lực lượng chống Pháp. + Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5 – 7 – 1885, dưới sự lãnh đạo của Tôn Thất Thuyết, quân ta bất ngờ tấn công đồn Mang Cá và toà Khâm sứ Pháp. + Quân Pháp vô cùng bối rối và cố thủ đến gần sáng thì đánh trả lại. + Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi lên vùng núi Quảng Trị để tiếp tục kháng chiến. Hình ảnh: Vua Hàm Nghi và quân lính trong cuộc phản công Pháp ở Kinh thành Huế
|
- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.
- HS đọc nội dung và quan sát.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lưu ý.
- HS quan sát, lắng nghe.
- HS đọc SGK và lắng nghe câu hỏi.
- HS trình bày trước lớp.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày trước lớp.
- HS quan sát, tiếp thu.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác