Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 21: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 21: DÂN CƯ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở VÙNG TÂY NGUYÊN

(3 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được tên một số dân tộc ở vùng Tây Nguyên.
  • Sử dụng lược đồ phân bố dân cư hoặc bảng số liệu, so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  • Trình bày được một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên (ví dụ: trồng cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, phát triển thuỷ điện,...).
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc kể tên một số dân tộc và trình bày một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở vùng Tây Nguyên..
  • Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc sử dụng bảng số liệu để so sánh được sự phân bố dân cư ở vùng Tây Nguyên với các vùng khác.
  • Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc xác định vị trí của các đối tượng địa lí trên lược đồ.
  • Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất: Nhân ái, tôn trọng sự khác biệt giữa các dân tộc.
  • Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Hình ảnh, video về một số dân tộc và một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Tây Nguyên.
  • Lược đồ các cây trồng, vật nuôi chính và một số nhà máy thủy điện ở vùng Tây Nguyên.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS xem một số video sau:

https://www.youtube.com/watch?v=AdZhd5wYqOE (0:56 đến 1:420

https://www.youtube.com/watch?v=XR8wmTJ0wVY

(0:11 đến 0:38)

- GV chia HS làm các nhóm và trả lời câu hỏi Quan sát video trên, em hãy cho biết một số hoạt động kinh tế ở Tây Nguyên.

- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS: Hoạt động kinh tế đặc trưng ở Tây Nguyên là trồng các cây công nghiệp mà tiêu biểu là cây cà phê và phát triển thủy điện.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 21 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về dân cư

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: Mô tả được đặc điểm dân cư vùng Tây Nguyên.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc bảng và thông tin mục 1 và quan sát hình 3, làm việc cặp đôi và trả lời các câu hỏi sau đây:

+ Kể tên các dân tộc sống chủ yếu ở vùng Tây Nguyên.

+ So sánh mật độ dân số của Tây Nguyên với các vùng khác.

- GV tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi, lần lượt thực hiện từng nhiệm vụ.

+ Với nhiệm vụ 1:

·      GV lưu ý cho HS, hiện nay ngoài các dân tộc đã sinh sống lâu đời còn có nhiều dân tộc từ các vùng khác đến sinh sống ở Tây Nguyên.

·      GV có thể cung cấp thêm cho HS hình ảnh về một số dân tộc đã sinh sống lâu đời khác ở Tây Nguyên để HS có thêm thông tin.

 

            Người Gia-rai                        Người Ba-na.

 

            Người Xơ-đăng                      Người Mạ

+ Với nhiệm vụ 2:

·      GV hướng dẫn cho HS khai thác bảng thông tin và so sánh mặt độ dân số của Tây Nguyên với các vùng khác.

·      GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở cho HS biết được đặc điểm phân bố dân cư của vùng.

- GV mời đại diện các cặp HS lên trình bày trước lớp. Các cặp HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và chốt kiến thức:

+ Các dân tộc sinh sống lâu đời ở Tây Nguyên là Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng, Mạ,... Hiện nay, có nhiều dân tộc từ vùng khác đến xây dựng kinh tế như Kinh, Mường, Dao, Mông

+ Tây Nguyên là vùng thưa dân, mật độ dân số thấp nhất trong các vùng nước ta. Dân cư tập trung chủ yếu ở thị trấn, thị xã, thành phố ven các đường giao thông.

- GV cho HS xem video ca khúc Em là cô gái Ê-đê để hiểu hơn về một dân tộc của Tây Nguyên.

https://www.youtube.com/watch?v=LzfrORqXHPY

- GV mời 1 – 2 HS trả lời nhiệm vụ 2: Qua ca khúc em biết thêm được dân tộc nào ở vùng Tây Nguyên và có cảm nhận gì về bài hát?

- GV chốt đáp án: Ca khúc ca ngợi vẻ đẹp đầy mạnh mẽ nhưng không kém phần duyên dáng của con người vùng Tây Nguyên nói chung và người dân Ê-đê nói riêng.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số hoạt động kinh tế chủ yếu

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được một số hoạt động kinh tế chủ yếu của vùng Tây Nguyên.

- Nêu được điều kiện thuận lợi làm kinh tế.

b. Cách tiến hành

* Tìm hiểu về hoạt động trồng cây công nghiệp

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát các hình 4, 5 và hoàn thành các nhiệm vụ sau:

+ Kể tên các loại cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên.

+ Xác định trên lược đồ những địa phương trồng nhiều các loại cây đó.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp để thực hiện nhiệm vụ và trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS đọc ki bảng chú giải để nhận biết các kí hiệu về cây trồng và xác định các địa phương trồng nhiều các loại cây đỏ trên lược đồ.

- GV có thể gợi ý HS sử dụng hình 1 ở hoạt động khởi động để hoàn thành nhiệm vụ.

- GV gọi đại diện 3 – 5 HS lên trình bày câu trả lời, các HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét phần làm việc của HS, gợi ý kết quả

+ Các cây công nghiệp được trồng nhiều ở vùng Tây Nguyên là cà phê, điều, hồ tiêu, chè, cao su.

 

            Cây cà phê                             Cây điều

 

            Cây hồ tiêu                             Cây cao su

+ Phân bố:

·      Cà phê: tất cả các tỉnh trong vùng.

·      Điều: Gia Lai, Đăk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

·      Hổ tiêu: Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.

·      Chè: Gia Lai, Lâm Đồng.

·      Cao su: Kon Tum, Gia Lai, Đk Lk.

- GV sử dụng phương pháp thuyết trình để HS biết Tây Nguyên là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.

- GV có thể mở rộng thêm cho HS: Cà phê ở Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nổi tiếng ở nước ta. Buôn Ma Thuột hay được ví như một “thủ phủ cà phê”.

- GV có thể cung cấp thêm những hình ảnh, video về các hoạt động quảng bá về cà phê Buôn Mê Thuột:

https://www.youtube.com/watch?v=AkRWwDCQVko

- GV tóm lược lại kiến thức trọng tâm:

+ Tây Nguyên là vùng trồng cây công nghiệp lâu năm lớn nhất nước ta.

+ Các cây trồng chính có giá trị xuất khẩu cao là cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, chè...

* Tìm hiểu về hoạt động chăn nuôi gia súc

- GV sử dụng phương pháp thuyết trình để HS biết phân loại các vật nuôi:

+ Gia súc lớn: trâu, bò...

+ Gia súc nhỏ: lợn, dê...

+ Gia cầm: gà, vịt,...

- GV cho HS quan sát hình 5, yêu cầu HS xác định trên lược đồ những địa phương nuôi nhiều trâu, bò và lợn ở Tây Nguyên.

- GV lưu ý HS quan sát kỉ để phân biệt kí hiệu của các đối tượng, nhất là kí hiệu của trâu và bò.

- GV tổ chức cho HS thực hiện nhiệm vụ cá nhân.

- GV gọi 3 – 5 HS lên xác định, các HS bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét và chuẩn kĩ năng, kiến thức cho HS:

+ Địa phương nuôi nhiều trâu: Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum.

+ Địa phương nuôi nhiều bò: Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng.

+ Địa phương nuôi nhiều lợn: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng.

- GV đặt ra vấn đề: Vì sao vùng Tây Nguyên có thể phát triển chăn nuôi trâu, bò?

- GV tổ chức cho HS thảo luận theo cặp, sau đó đại diện 1- 2 cặp lên trình bày.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức: Do có nhiều đồng cỏ tự nhiên và khí hậu thuận lợi nên vùng Tây Nguyên có thể mạnh về chăn nuôi trâu, bò.

- GV cho HS xem các mô hình chăn nuôi định hướng của Tây Nguyên

https://www.youtube.com/watch?v=G6tgZdzXB88

* Tìm hiểu về hoạt động phát triển thủy điện

- GV thuyết trình cho HS hiểu Tây Nguyên có nhiều tiềm năng phát triển thủy điện, nhiều nhà máy thủy điện đã được xây dựng ở vùng.

- GV cho HS xem video về tiềm năng phát triển thủy điện của vùng Tây Nguyên:

https://www.youtube.com/watch?v=43tikVhH5LY

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc cặp đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lên trình bày trước lớp.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.  

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát và thực hiện nhiệm vụ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS thực hiện theo hướng dẫn.

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát hình 5.

 

 

 

 

- HS làm việc cá nhân.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS thảo luận đôi và trả lời câu hỏi.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

               

 

- HS xem video.

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

- HS tiếp thu.

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 21: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới kết nối bài Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 kết nối

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay