Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 14: Ôn tập

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài Ôn tập. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 14: ÔN TẬP

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức về đặc điểm thiên nhiên, dân cư và hoạt động xuất, lịch sử và văn hoá truyền thống ở địa phương em, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Bắc Bộ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hình thành năng lực tìm hiểu Lịch sử và Địa lí thông qua việc so sánh đặc điểm tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hoá ở các vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng Bắc Bộ.
  • Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc xác định vị trí của các đối tượng Lịch sử và Địa lí trên lược đồ, đề xuất ý tưởng gìn giữ và phát huy giá trị của danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử – văn hoá ở địa phương.
  • Hình thành năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng phẩm chất yêu quê hương, yêu Tổ quốc, có những hành động thiết thực bảo vệ và gìn giữ môi trường, di tích lịch sử – văn hoá của đất nước.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam treo tường.
  • Bản đồ Việt Nam treo tường.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Dụng cụ học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS tham gia cuộc thi “Vẻ đẹp quê hương, đất nước em”:

+ GV chia lớp thành các nhóm 6 – 8 HS.

+ GV hướng dẫn HS nêu những câu thơ, ca dao, tục ngữ nói về vẻ đẹp quê hương, đất nước hay về địa phương em.

- GV mời lần lượt các nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, cổ vũ cho nhóm bạn.

- GV nhận xét đánh giá, ghi nhận đáp án hợp lí và công bố nhóm chiến thắng với nhiều đáp án đúng nhất.

- GV trình chiếu một vài đáp án:

Việt Nam đồng lúa ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

- GV yêu cầu HS: Nêu tên các vùng các em đã được học.

- GV trình chiếu một số hình ảnh và yêu cầu HS nêu tên các vùng :

Hình 1

Hình 2

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Hình 1: Vùng núi và trung du Bắc Bộ

+ Hình 2: Vùng đồng bằng Bắc Bộ.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 14: Ôn tập

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Hãy trình bày một số nét chính về địa phương em.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được đặc điểm tự nhiên nổi bật, một số hoạt động sản xuất, nét văn hóa đặc sắc của địa phương.

b. Cách tiến hành

- GV chia lớp thành các nhóm 4 – 6 HS thảo luận về một số nét chính về địa phương em:

+ Tên tỉnh hoặc thành phố.

+ Đặc điểm thiên nhiên nổi bật.

+ Một số hoạt động sản xuất.

+ Một số nét văn hoá đặc sắc.

+ Tên một số danh nhân tiêu biểu.

- GV mời 1 số nhóm trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi để hiểu phần trình bày của bạn.

- GV nhận xét, khen ngợi HS hoàn thành tốt phần trình bày về địa phương.

- GV nêu đáp án tham khảo:

+ Địa phương em là Thành phố Hà Nội gồm 30 đơn vị hành chính cấp Huyện trong đó 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Hình ảnh: Tháp Rùa -  Hồ Gươm.

+ Đặc điểm thiên nhiên nổi bật: Địa hình Hà Nội vừa có đồi, núi và đồng bằng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam, các đồi núi cao chủ yếu đều tập trung ở phía Bắc và phía Tây. Hà Nội còn có 7 con sông lớn nhỏ chay qua. Hà Nội có 4 mùa rõ rệt, đặc trưng gió màu ẩm nóng và mưa nhiều về mùa hè, lạnh và ít mưa về màu đông.

+ Hà Nội là nơi tập trung của nhiều hoạt động sản xuất từ nông nghiệp, công nghip cho đến dịch vụ. Tất cả các hoạt động sản xuất đều rất phát triển.

+ Một số nét văn hoá đặc sắc: món bánh cuốn Thanh Trì, cốm Vòng, gạo Mễ Trì, Hoàng Thành Thăng Long, 36 phố phường,...

Hình ảnh: Hoàng Thành Thăng Long

+ Tên một số danh nhân tiêu biểu: Bà Huyện Thanh Quan, vua Lê Thái Tổ, Đức vương Ngô Quyền, Chu Văn An...

Hình ảnh: Bà Huyện Thanh Quan

Hoạt động 2. Lựa chọn thông tin cho phù hợp với hai vùng và ghi kết quả vào vở.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS sẽ

-  Nắm được thông tin phù hợp với từng vùng.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu các thông tin SGK tr.63

9. Lễ hội Lồng Tồng

11. Có mùa đông lạnh nhất cả nước.

12. Đền Hùng

10. Chợ phiên vùng cao

8. Khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám

B. Vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

6. Lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

4. Mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, các sông có nhiều thác ghềnh.

2. Hai hệ thống sông là sông Hồng và sông Thái Bình.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Đặc           Vùng

điểm

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ

Dân cư

?

?

Hoạt động sản xuất

?

?

Một số nét văn hóa tiêu biểu

?

?

 

Đặc           Vùng

điểm

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Đồng bằng Bắc Bộ

Dân cư

- Dân tộc: Mường, Thái, Dao, Mông, Tày, Nùng, Kinh...

- Dân cư thưa thớt.

- Dân tộc Kinh, Mường, Sán Dìu...

- Dân cư đông đúc nhất nước ta.

Hoạt động sản xuất

- Làm ruộng bậc thang Xây dựng các công trình thuỷ điện.

- Khai thác khoáng sản.

- Trồng lúa nước.

- Nghề thủ công truyền thống: làm gốm, đúc đồng, chạm bạc...

Một số nét văn hóa tiêu biểu

- Lễ hội: Có nhiều lễ hội nổi tiếng như: lễ hội Cầu Tào là hội Tống Tổng...

- Nhiều loại hình hát múa dân gian đặc sắc, tiêu biểu như hát Then, múa Xoè Thái....

- Chợ phiên vùng cao: đây là một trong những nét văn hoá đặc sắc của vùng, tiêu biểu là chợ Bắc Hà (Lào Cai), chợ San Thàng (Lai Châu)...

- Làng quê truyền thống Bắc Bộ. gắn liền với luỹ tre xanh, cây đa, giếng nước, đình làng...

- Lễ hội nhiều lễ hội lớn, tiêu biểu như: hội Lim, lễ hội Cổ Loa,...

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

- HS chia thành các nhóm.

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS quan sát kênh hình.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 14: Ôn tập

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới kết nối bài Ôn tập, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 kết nối

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay