Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài Thiên nhiên vùng Nam Bộ. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ

BÀI 24: THIÊN NHIÊN VÙNG NAM BỘ

(2 tiết)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của vùng Nam Bộ, một số con sông lớn của vùng Nam Bộ trên bản đồ hoặc lược đồ.
  • Quan sát lược đồ hoặc bản đồ, trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên (ví dụ: địa hình, khí hậu, đất và sông ngòi....) ở vùng Nam Bộ.
  • Nêu được ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân ở vùng Nam Bộ.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hình thành năng lực nhận thức khoa học Địa lí thông qua việc trình bày đặc điểm thiên nhiên ở vùng Nam Bộ.
  • Hình thành năng lực tìm hiểu Địa lí thông qua việc nêu ảnh hưởng của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân ở vùng.
  • Hình thành năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học thông qua việc xác định vị trí địa lí của vùng, một số sông lớn ở vùng.
  • Hình thành năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua hoạt động cá nhân, cặp đôi và nhóm.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước, yêu thiên nhiên và có những việc làm thiết thực bảo vệ thiên nhiên.
  • Trách nhiệm với môi trường sống thông qua việc có ý thức bảo vệ môi trường.
  • Chăm chỉ, ham học hỏi, tìm tòi.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Lược đồ địa hình vùng Nam Bộ.
  • Tranh ảnh thể hiện đặc điểm và tác động của các điều kiện tự nhiên đối với sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung.
  • Phiếu học tập.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Thông tin, tài liệu, tranh ảnh về vùng Nam Bộ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc câu ca dao SGK tr.100

Tháp Mười nước mặn, đồng chua

Nửa mùa nắng cháy, nửa màu nước dâng.

- GV đặt câu hỏi Em hãy cho biết câu ca dao trên nói lên điều gì về thiên nhiên vùng Nam Bộ?

- GV tổ chức cho HS làm việc cặp đôi, trao đổi về nội dung câu ca dao.

- GV gọi 1 – 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV không nhận xét câu trả lời đúng hay sai mà dẫn dắt vào bài học để hiểu vì sao lại có câu ca dao đó.

- GV tổng kết lại và dẫn dắt HS vào nội dung Bài 24 –  Thiên nhiên vùng Nam Bộ.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm được các đặc điểm vị trí địa lí của vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục, quan sát hình 1 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Chỉ vị trí của vùng Nam Bộ trên lược đồ

+ Kể tên các vùng, quốc gia tiếp giáp với vùng Nam Bộ.

- GV hướng dẫn HS làm việc nhóm 4 – 6 HS.

- GV mời đại diện 2 – 3 HS lên trình bày trước lớp. Các HS khác quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Nam Bộ nằm ở phía nam của đất nước; tiếp giáp với vùng Tây Nguyên, vùng Duyên hải miền Trung và Cam pu chia.

+ Nam Bộ gồm hai bộ phận: Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ (đồng bằng sông Cửu Long).

+ Vùng có phần biển rộng lớn, nhiều tiềm năng.

Hình ảnh: Đông Nam Bộ

Hình ảnh: Tây Nam Bộ

Hình ảnh: Bãi biển Tân Thành (Tiền Giang).

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm tự nhiên

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nắm chắc đặc điểm tự nhiên về địa hình, khí hậu, sông ngòi, đất của vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về địa hình

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc thông tin trong mục, quan sát hình 1 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Xác định trên lược đồ vị trí của đỉnh núi Bà Đen và các vùng trũng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

+ Cho biết độ cao chủ yếu của địa hình ở vùng Nam Bộ.

- GV lưu ý HS đọc kĩ bảng chú giải để biết được kí hiệu đỉnh núi, vùng trũng và xác định được vị trí của chúng trên lược đồ.

- GV hướng dẫn để HS đọc thang phân tầng độ cao, dựa vào đó để đưa ra câu trả lời.

- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, xác định lại trên lược đồ vị trí của đỉnh núi Bà Đen và các vùng trũng: Đồng Tháp Mười, Kiên Giang, Cà Mau.

- GV đưa ra kết luận: Vùng Nam Bộ có độ cao địa hình chủ yếu dưới 50 m.

- GV dẫn dắt, gợi mở để HS rút ra được những đặc điểm chính về địa hình vùng Nam Bộ:

+ Địa hình chủ yếu là đồng bằng, thấp, tương đối bằng phẳng. Phần phía bắc của Đông Nam Bộ có địa hình đồi núi thấp.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng dễ ngập nước như Đồng Tháp Mười, một số nơi ở tỉnh Kiên Giang, Cà Mau.

- GV cho HS xem video về địa hình vùng Nam Bộ: (0:05 đến 1:03)

https://www.youtube.com/watch?v=Uf4f_Cr3Shw

- GV cung cấp thêm kiến thức cho HS: Độ cao trung bình chủ yếu của đồng bằng sông Cửu Long chỉ 2 – 5 m so với mực nước biển.

- GV tổ chức cho HS tìm hiểu về núi Bà Đen và ngọn núi cao nhất vùng Nam Bộ.

- GV hướng dẫn HS làm việc theo cặp đôi, đọc thông tin mục Em có biết SGK tr.101.

- GV gọi 2 – 3 cặp HS trình bày hiểu biết. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến  (nếu có).

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Cụm núi Bà Đen thuộc tỉnh Tây Ninh gồm 3 ngọn núi tạo thành gồm núi Heo, núi Phụng và núi Bà Đen.

+ Trong đó, đỉnh núi Bà Đen là đỉnh núi cao nhất Nam Bộ với độ cao là 986m.

Hình ảnh: ngọn núi Heo

Hình ảnh: núi Phụng

Hình ảnh: núi Bà Đen cao 986m.

- GV cung cấp thêm HS về núi Bà Đen.

https://www.youtube.com/watch?v=YnwjqXSGD1U

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khí hậu

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong mục và thực hiện nhiệm vụ: Nêu đặc điểm chính của khí hậu ở vùng Nam Bộ.

- GV hướng dẫn cho HS làm việc cá nhân, khai thác thông tin, có thể cho HS ghi ra giấy các từ khoá.

- GV gọi 2 – 3 cặp HS trình bày những nét chính của khí hậu vùng Nam Bộ; các cặp HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:

+ Nam Bộ có nhiệt độ cao, trung bình trên 27 C.

+ Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô thường mưa ít, gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.

- GV liên hệ đến câu ca dao phần khởi động và giải thích lí do vì sao lại có câu ca dao đó. Câu ca dao thể hiện đặc trưng trong khí hậu của vùng Nam Bộ.

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về sông ngòi

- GV cho HS đọc thông tin, quan sát hình 1 và thực hiện nhiệm vụ:

+ Kể tên và chỉ một số sông lớn ở vùng Nam Bộ trên lược đồ.

+ Nêu đặc điểm của sông ngòi ở vùng Nam Bộ.

- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân.

- GV cần hướng dẫn và điều chỉnh kĩ năng khai thác lược đồ để HS hoàn thành nhiệm vụ.

- GV gọi 2 – 3 HS trình bày, các cặp HS khác nhận xét và bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá và chốt kiến thức:

+ Vùng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc.

+ Trong vùng có nhiều sông lớn: sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Bé,...

Hình ảnh: Sông Cửu Long nhìn từ trên cao

 

PHIẾU HỌC TẬP

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN ĐẾN SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN Ở VÙNG NAM BỘ

Thuận lợi

Khó khăn

...

...

- GV cung cấp thêm thông tin về các hình từ 4  đến 7:

+ Hình 4. Rừng trồng cao su (tỉnh Bình Phước): Bình Phước là tỉnh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, đây là vùng có đất xám và đất badan phù hợp phát triển các cây công nghiệp lâu năm như cao su, điều...

+ Hình 5. Bè nuôi cá ven biển (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu): Nam Bộ có một vùng biển rộng lớn, đồng thời cũng có hệ thống sông ngòi kênh rạch chằng chịt. Đây là điều kiện giúp phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn.

+ Hình 6. Sạt lở đất ven sông (tỉnh An Giang): Các khu vực nằm ven sông, ven biển ở vùng Nam Bộ có tình trạng sạt lở đất, nhất là vào mùa mưa; gây thiệt hại về người và tài sản.

+ Hình 7. Kênh bị cạn nước vào mùa khô (tỉnh Tiền Giang): Vào mùa khô ở vùng Nam Bộ thường xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sản xuất của người dân, nhất là hoạt động sản xuất nông nghiệp.

- GV nhận xét và chuẩn kiến thức:

PHIẾU HỌC TẬP

ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN ĐẾN SẢN XUẤT VÀ SINH HOẠT CỦA NGƯỜI DÂN Ở VÙNG NAM BỘ

Thuận lợi

Khó khăn

- Địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất và cư trú của con người.

Khu vực Đông Nam Bộ có đất xám và đất badan thuận lợi trồng cây công nghiệp. Khu vực đồng bằng có đất phù sa thuận lợi trồng cây lương thực,...

Khí hậu phân mùa thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

- Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt giúp phát triển giao thông đường thuỷ, nuôi trồng thuỷ sản,..

- Mùa mưa có tình trạng ngập lụt; sạt lở đất ven sông, ven biển;...

Mùa khô có tình trạng đất nhiễm mặn, thiếu nước cho sinh hoạt, sản xuất,...

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học về thiên nhiên vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và vẽ sơ đồ tư duy về đặc điểm thiên nhiên của vùng Nam Bộ.

- GV lưu ý HS chỉ nêu những ý cơ bản và khái quát về đặc điểm thiên nhiên của vùng, có thể vẽ sơ đồ tư duy theo sáng tạo của bản thân nhưng phải đảm bảo được tính logic và chính xác về kiến thức.

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra sơ đồ tham khảo:

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nêu những việc có thể làm để chia sẻ với các bạn ở vùng Nam Bộ.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ Đề xuất một số biện pháp khắc phục khó khăn của môi trường thiên nhiên đến sản xuất và sinh hoạt của người dân vùng Nam Bộ.

- GV có thể yêu cầu HS trình bày vào đầu giờ học sau, lần lượt mỗi HS đề xuất một học sau, biện pháp, câu trả lời sau không được trùng câu trả lời trước hoặc đề HS chia sẻ trong nhóm học tập.

* CỦNG CỐ

- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học.   

- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát.

* DẶN DÒ

- GV nhắc nhở HS:

+ Đọc lại bài học Thiên nhiên vùng Nam Bộ.

+ Về nhà thực hiện nhiệm vụ vận dụng và trình bày vào đầu giờ học sau.

+ Đọc trước Bài 25 – Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ (SHS tr.104).

 

 

 

 

- HS quan sát, đọc câu ca dao.

 

- HS lắng nghe.

 

- HS tham gia chia sẻ.

 

- HS trả lời.

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học.

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, thực hiện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm.

- HS trả lời.

 

- HS quan sát, lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, đọc thông tin.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS quan sát, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

- HS trình bày.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS thực hiện.

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới kết nối bài Thiên nhiên vùng Nam Bộ, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 kết nối

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay