Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 27: Thành phố Hồ Chí Minh

Soạn mới Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 27: THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

(3 tiết)

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xác định được vị trí địa lí của Thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ; kể được một số tên gọi khác của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Trình bày được một số sự kiện lịch sử có liên quan đến Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Nêu được Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hoá, giáo dục.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử, nhận thức về khoa học lịch sử và địa lí, năng lực vận dụng kiến thức và kỉ năng đã học vào cuộc sống.
  • Hình thành năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác trong học tập lịch sử và địa lí.
  • Nâng cao năng lực giao tiếp và hợp tác qua việc tìm tòi, khám phá kiến thức trong bài học và sưu tầm những tư liệu phục vụ học tập.
  1. Phẩm chất
  • Bồi dưỡng tình yêu nước, tự hào về thành phố mang tên Bác, có trách nhiệm gia giữ và phát huy những giá trị mà cha ông để lại.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Lịch sử 4.
  • Giáo án định hướng dạy học phát triển theo năng lực.
  • Bản đồ hành chính Việt Nam/lược đồ hành chính Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Tranh ảnh, tư liệu về Bến Nhà Rồng – nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước..
  • Tranh ảnh, video về các công trình hiện đại (nhà máy, các trường đại học, viện nghiên cứu, khu vui chơi), công trình kiến trúc của Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Lịch sử và Địa lí 4 Kết nối tri thức với cuộc sống.
  • Tranh ảnh, tư liệu về một số công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

b. Cách tiến hành

- GV trình chiếu cho HS quan sát video về thành phố Hồ Chí Minh và yêu cầu trả lời các câu hỏi sau:

https://www.youtube.com/watch?v=dpKd1K02rxM

+ Em nhận ra những địa danh nào trong video?

+ Các địa danh này thuộc thành phố nào của nước ta?

+ Em hãy chia sẻ thêm hiểu biết về 1 trong những địa danh em biết/ yêu thích?

- GV mời HS cả lớp xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và giới thiệu cho HS:

+ Một số địa danh trong video như: Nhà hát lớn, chợ Bến Thành, Bến cảng Nhà Rồng, đường hoa Nguyễn Huệ...

+ Các địa danh trên thuộc thành phố Hồ Chí Minh.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 27 – Thành phố Hồ Chí Minh.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí địa lí, tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Xác định được vị trí địa lí của thành phố Hồ Chí Minh trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Biết tên gọi khác nhau của Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Cách tiến hành

- GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ hình 2 và yêu cầu xác định trên lược đồ (phóng to/treo tường) vị trí của Thành phố Hồ Chí Minh (tiếp giáp với các tỉnh nào, vùng biển nào?).

- GV mời đại diện một số nhóm lên trình bày. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến.

- GV xác định lại trên bản đồ lược đồ vị trí của thành phố Hồ Chí Minh:

+ Giáp với các tỉnh: Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Đồng Nai và vùng biển Đông.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: Kể được một số tên gọi khác - của Thành phố Hồ Chí Minh. Nêu hiểu biết của em về các tên gọi đó.

- GV mời đại diện của một số nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm, các nhóm khác theo dõi, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đưa ra đáp án:

+ Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều tên gọi như Gia Định, Sài Gòn, Sài Gòn-Chợ Lớn, Sài Gòn – Gia Định.

+ Từ năm 1976 được đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.

+ Tên gọi Thành phố Hồ Chí Minh thể hiện tình cảm của đồng bào miền Nam với Bác và tình cảm của Bác với đồng bào miền Nam.

- GV cho HS xem video về tên gọi của thành phố Hồ Chí Minh:

https://www.youtube.com/watch?v=z_9fUvvv5z4

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số sự kiện lịch sử tiêu biểu về Thành phố Hồ Chí Minh.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Biết được một số sự kiện lịch sử tiêu biểu đã diễn ra tại thành phố mang tên Bác.

- Kể tên một số câu chuyện liên quan đến lịch sử Thành phố Hồ Chí Minh.

b. Cách tiến hành

- GV có thể tổ chức cho HS hoạt động theo cặp đôi/nhóm, yêu cầu HS đọc thông tin, quan sát kênh hình trong mục 2 SGK, kết hợp khai thác thêm thông tin liên quan từ sách, báo, internet (giao nhiệm vụ cho HS sưu tầm từ cuối buổi học trước) để trả lời câu hỏi: Nêu một số sự kiện tiêu biểu diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh.

- GV khuyến khích các em nêu thêm được những sự kiện tiêu biểu khác, chưa được để cập trong SGK.

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm chuẩn bị và kể lại một câu chuyện lịch sử về - Thành phố Hồ Chí Minh được giới thiệu trong SGK.

- GV khuyến khích mỗi nhóm có thể kể lại câu chuyện lịch sử bằng các hình thức khác như: kể chuyện theo tranh, đóng vai nhân vật, kể chuyện ở ngôi thứ ba,... thông qua đó biểu đạt nội dung câu chuyện và cảm xúc của HS về sự kiện/nhân vật lịch sử liên quan.

- GV mời một số nhóm HS trình bày. Các HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét và tuyên dương, khen ngợi các nhóm đã có sự tìm hiểu, chuẩn bị để kể lại câu chuyện lịch sử theo cách riêng của mình.

- Để giúp HS khắc sâu về sự kiện/nhân vật lịch sử trong câu chuyện, GV có thể nêu một số câu hỏi nâng cao nhận thức hoặc liên hệ bài học lịch sử của HS:

+ Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước?

+ Tại sao nơi xuất phát lại là Bến Nhà Rồng (thành phố Sài Gòn)?

+ Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ điều gì về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta?

- GV mời đại diện của các nhóm trả lời, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.

- GV nhận xét, chốt đáp án:

+ Nguyễn Tất Thành quyết định đi sang phương Tây tìm đường cứu nước vì Người muốn đến nước Pháp và các nước khác làm cách nào để giải phóng dân tộc và quay trở về giúp đất nước ta, đồng bào mình.

+ Vì khi đó con đường duy nhất để tới Pháp là đi tàu thủy và Bác có thể làm các công việc khác nhau trên tàu để nuôi sống bản thân.

+ Xe tăng Quân giải phóng tiến vào Dinh Độc Lập chứng tỏ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đã hoàn toàn thắng lợi, đất nước đã được thống nhất.

- GV giới thiệu thêm thông tin về hình 3 và 4 cho HS:

+ Hình 3: Tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin: Đây là một trong những chiếc tàu cỡ lớn chuyên chạy tuyến đường Pháp – Đông Dương, tàu vừa chở hàng vừa chở khách thuộc quyền sở hữu của một hãng vận tải đường biển của Pháp. Ngày 5 – 6 – 1911, với công việc của một người phụ bếp, trên con tàu này, từ Bến Nhà Rồng (thành phố Sài Gòn, nay là Thành phố Hồ Chí Minh), Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.

+ Hình 4: Xe tăng Quân giải phóng húc đổ cổng Dinh Độc Lập: Ảnh tư liệu của nữ nhà báo Phrăng-xoa Đờ-miu-đơ (Pháp) ghi lại thời khắc lịch sử xe tăng T54B số hiệu 843 và xe T59 số hiệu 390 lần lượt húc đổ cổng phụ và cổng chính tiến vào Dinh Độc Lập.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh, lắng nghe GV nêu câu hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài học mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc nội dung và quan sát.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời câu hỏi.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

- HS lắng nghe, thực hiện.

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS thực hiện.

 

- HS các nhóm thực hiện.

 

 

 

- HS chọn hình thức kể phù hợp.

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

- HS lắng nghe câu hỏi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát, làm việc nhóm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

 

 

 

 

 

- HS trình bày.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

Soạn mới giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT bài 27: Thành phố Hồ Chí Minh

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án Lịch sử và Địa lí 4 KNTT mới, soạn giáo án Lịch sử và Địa lí 4 mới kết nối bài Thành phố Hồ Chí Minh, giáo án soạn mới Lịch sử và Địa lí 4 kết nối

Soạn mới giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay