Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
Sau bài học, HS:
- HS củng cố và đánh giá được một số kiến thức của chủ đề Con người và sức khoẻ.
*Năng lực chung: Năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
* Năng lực riêng: Thể hiện được sự quan tâm, chăm sóc, yêu thương của bản thân với các thế hệ trong gia đình.
- GV: các hình trong bài 25 SGK; thẻ chữ (hoặc hình ảnh) ghi tên các việc làm vệ sinh các cơ quan: tập thể dục, uống đủ nước, ngồi học đúng tư thế, không mang vác vật nặng quá sức, đeo cặp sách hai bên vai, ăn uống đủ chát, không nhịn tiểu, vệ sinh cơ thể hằng ngày, hít thở sâu vào buổi sáng, vệ sinh mũi thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường.
- HS: SGK, VBT, tranh vẽ,
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo hứng thú và khơi gợi đề HS nhớ lại những kiến thức đã học của chủ đề Con người và sức khoẻ. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS cùng đứng lên thực hiện động tác nhún nháy theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” (sáng tác: Minh Trang). - GV nhận xét chung và dẫn dắt vào bài học: “Ôn tập chủ đề Con người và sức khoẻ”. B. KHÁM PHÁ Hoạt động 1: Hệ thống hoá kiến thức về cơ quan vận động, cơ quan hô hấp và cơ quan bài tiết nước tiểu Mục tiêu: HS củng cố, ôn tập kiến thức vẻ các bộ phận chính của cơ quan vận động, cơ quan hô hấp, cơ quan bài tiết nước tiểu. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, yêu cầu HS quan sát sơ đồ trong SGK. - HS hoàn thành sơ đồ bằng cách viết tên các bộ phận tương ứng của cơ quan vận động, cơ quan hô hâp, cơ quan bài tiết nước tiêu hoặc dán tranh đã vẽ về các cơ quan lên sơ đồ. - Thảo luận nhóm theo nội dung các câu hỏi: + Mỗi cơ quan gồm có những bộ phận chính nào? + Nhờ có cơ quan đó, chúng ta có thể làm gì? - GV tổ chức cho HS trình bày sơ đồ trước lớp. - GV nhận xét và rút ra kết luận: Cơ quan vận động gồm: bộ xương và hệ cơ giúp cơ thể chúng ta có hình dáng nhất định và thực hiện được các hoạt động; Cơ quan hồ hấp gồm: mũi, khí quản, phế quản và phối giúp cơ thể thực hiện quá trình trao đổi khí; Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống đẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái giúp cơ thể lọc và loại bỏ các chất thải, chất độc hại ra ngoài cơ thể. Hoạt động 2: Xử lí tình huống Mục tiêu: Vận dụng kiến thức vẻ cơ quan bải tiết nước tiêu để giải thích một số tình huống. Cách tiến hành: - GV nêu tình huống ở mục 2 trong SGK trang 100: Bạn Nam nói: Hằng ngày nếu chúng ta uống nước quá ít hoặc quá nhiều đều không có lợi cho cơ quan bài tiết nước tiểu. Bạn Nam nói như vậy đúng hay sai? Vì sao? - GV mời HS lên trước lớp đóng vai để nêu cách xử lí cho tình huống. - GV kết luận: Uống đủ nước sẽ giúp cho cơ quan bài tiết nước tiểu hoạt động tốt hơn, phòng tránh bệnh sỏi thận. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều hoặc quá ít nước đều không tốt cho cơ quan bài tiết nước tiểu. Nếu uống không đủ nước, thận sẽ không thê duy trì hoạt động lọc máu thải độc ở trạng thái tốt nhất, do đó các độc tó sẽ lắng lại, tích tụ dẫn đến các bệnh về thận (sỏi thận). Nếu uống quá nhiều nước sẽ gây quá tải cho hoạt động của thận, nếu kéo dài có thể làm chức năng của thận bị suy giảm, đổi tiểu nhiều, đau đầu, mệt mỏi. | - HS thực hiện động tác theo nhạc bài hát”Tập thể dục buổi sáng” - HS chia nhóm và quan sát sơ đồ để hoàn thành cơ đồ và trình bày trước lớp. - HS hoàn thành sơ đồ. - Thảo luận trả lời các câu hỏi. - Trình bày sơ đồ trước lớp. - HS thảo luận cặp đôi. - HS đưa ra cách giải quyết tình huống. - HS đóng vau để tìm cách xử lí tình huống. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác