[toc:ul]
Câu 1: (Trang 36 – SGK) Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng.
Câu 2: (Trang 36 – SGK) Phân tích những câu nói và hành động của đông đảo nô lệ đối với việc thắng thua của hai tù trưởng để chỉ ra thái độ và tình cảm của cộng đồng Ê-đê đối với mục đích của cuộc chiến nói chung, đối với người anh hùng sử thi nói riêng.
Câu 3: (Trang 36 – SGK) Phần cuối đoạn trích chú ý đến việc miêu tả cảnh chết chóc hay cảnh ăn mừng chiến thắng? Hãy phân tích ý nghĩa của sự lựa chọn ấy để làm rõ thái độ và cách nhìn nhận của tác giả sử thi về ý nghĩa thời đại của cuộc chiến tranh bộ tộc và về tầm vóc lịch sử của người anh hùng trong sự phát triển của cộng đồng.
Câu 4: (Trang 36 – SGK) Hãy phân tích giá trị miêu tả và biểu cảm của các câu văn có dùng lối so sánh phóng đại khi miêu tả nhân vật, khung cảnh khi diễn ra sự việc.
Phần Luyện tập: (Trang 36 – SGK) Trong đoạn trích có nhắc đến việc Đăm Săn gặp ông Trời, được ông bày cách đánh thắng Mtao Mxây. Theo anh/chị, vai trò của thần linh và vai trò của con người đối với cuộc chiến đấu và chiến thắng của Đăm Săn được thể hiện như thế nào?
Câu 1: So sánh tài năng và phẩm chất của hai tù trưởng.
Đăm Săn khiêu chiến. Mtao Mxây ban đầu ngạo nghễ, sau đó lại tỏ ra hèn nhát.
Hiệp đấu thứ nhất
o Hai bên múa khiên.
o Mtao Mxây múa trước: tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
o Đam Săn múa khiên: tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn, thái độ bình tĩnh, thản nhiên.
o Kết quả: Mtao Mxây chạy khắp nơi để tránh đường khiên Đam Săn, đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng.
Hiệp đấu thứ hai
o Được trời mách bảo, Đăm Săn nén cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây
o Đam Săn múa khiên: Cây giáo đâm liên tiếp Mtao Mxây nhưng không thủng.
o Kết quả: Mtao Mxây van nài Đăm Săn để được sống. Đăm Săn không tha thứ, đã cắt đầu hắn đem bêu ngoài đường.
Câu 2: Thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối với việc thắng thua của hai tù trưởng cũng có những nét riêng:
Câu 3: Đoạn trích gồm hai phần: một phần kể về cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng, một phần miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.
=> Sự đồng tình, ủng hộ của tác giả sử thi đối với người anh hùng Đăm Săn. Cuộc chiến mà người anh hùng sử thi Đăm Săn thực hiện không phải là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nó là cuộc chiến vì sự thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người. Do vậy, tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn trở thành trung tâm miêu tả, ca ngợi của toàn bộ thiên sử thi.
Câu 4: Những câu văn chứa biện pháp so sánh:
=> Làm nổi bật vai trò, sức mạnh và tài năng của Đam Săn - người anh hùng uy danh lừng lẫy làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của kẻ thù.
Phần Luyện tập: Ở thời kì lịch sử này, con người vẫn tin tưởng tuyệt đối vào sức mạnh của thần linh, con người và thần linh gắn bó mật thiết với nhau.
=> Như vậy trong mối quan hệ với các thần, người anh hùng vẫn giữ được vai trò quyết định và có tính độc lập riêng, là một hình thức đề cao, làm nổi bật vai trò của nhân vật anh hùng, đề cao tinh thần dân chủ của thời thị tộc cổ xưa.
Câu 1: So sánh tài năng và phẩm chất.
Hiệp1:
1. Hai bên múa khiên.
2. Mtao Mxây múa trước => tỏ ra yếu ớt và kém cỏi
3. Đam Săn múa khiên =>tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi, thản nhiên.
4. Kết quả: Đam Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng.
Hiệp 2:
1. Đăm Săn nén cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây, đâm liên tiếp Mtao Mxây nhưng không thủng.
2. Kết quả: Mtao Mxây van nài, Đăm Săn không tha thứ, đã cắt đầu hắn.
Câu 2: Thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối:
1. Về phía của Đăm Săn : “Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế’’.
=> Vui mừng, hoan hỉ khi thắng kẻ thù.
2. Về phía tôi tớ của Mtao Mxây : khi chủ họ bị Đăm Săn đâm chết.
=> Tự nguyện đi theo Đăm Săn, họ mơ ước được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh, có được một người lãnh đạo dũng cảm, tài ba.
3.Thái độ của những tù trưởng: Tù trưởng ở các phương xa đến để chúc mừng Đăm Săn.
=>Sự đồng tình của tất cả mọi người, cuộc chiến được cộng đồng hoan nghênh.
Câu 3: 2 phần:
1. Kể về cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng.
2. Miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.
Câu 4: Câu văn biện pháp so sánh: chàng múa trên cao, gió như bão / chàng múa dưới thấp, gió như lốc; / đoàn người đông như bầy cà tong, đặc như bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối / so sánh đối lập giữa cảnh múa khiên của Đam Săn và Mtao Mxây.
=> Nổi bật vai trò, sức mạnh và tài năng của Đam Săn, người anh hùng uy danh lừng lẫy làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của kẻ thù.
Phần Luyện tập: Câu chuyện này có thể nhận thấy thần linh chỉ đóng vai trò là người "cố vấn", "gợi ý" , không phải là người quyết định tối cao => mối quan hệ với các thần, người anh hùng vẫn giữ được vai trò quyết định và có tính độc lập riêng, là một hình thức đề cao, làm nổi bật vai trò của nhân vật anh hùng, đề cao tinh thần dân chủ của thời thị tộc cổ xưa.
Câu 1: So sánh tài năng và phẩm chất.
1. Hiệp1: Mtao Mxây múa trước tỏ ra yếu ớt và kém cỏi. Đam Săn múa khiên tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi, thản nhiên. Đam Săn đâm trúng Mtao Mxây nhưng không thủng.
2. Hiệp 2: Đăm Săn nén cái chày mòn trúng tai Mtao Mxây, đâm liên tiếp Mtao Mxây nhưng không thủng. Mtao Mxây van nài, Đăm Săn không tha thứ, đã cắt đầu hắn.
Câu 2: Thái độ của nô lệ ở cả hai phía đối:
1. Về phía của Đăm Săn: Vui mừng, hoan hỉ khi thắng kẻ thù. (“Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu trông sao mà vui thế’’.)
2. Về phía tôi tớ của Mtao Mxây : Tự nguyện đi theo Đăm Săn,mơ ước được trở thành một tập thể giàu có và hùng mạnh, có người lãnh đạo dũng cảm, tài ba. (khi chủ họ bị Đăm Săn đâm chết)
3. Thái độ của những tù trưởng: Tù trưởng ở các phương xa đến để chúc mừng Đăm Săn. =>Sự đồng tình của tất cả mọi người.
Câu 3: 2 phần:
- Cuộc chiến đấu giữa hai tù trưởng.
- Miêu tả lễ ăn mừng chiến thắng của Đăm Săn.
Phân tích ý nghĩa:
Đoạn trích tuy miêu tả cuộc chiến tranh nhưng lại không chú trọng miêu tả cảnh chết chóc đau thương, chủ yếu miêu tả cảnh chiến thắng tưng bừng của phía Đam Săn.
=> Sự đồng tình, ủng hộ với người anh hùng Đăm Săn. Cuộc chiến Đăm Săn thực hiện không phải là cuộc chiến tranh phi nghĩa mà nó là cuộc chiến vì sự thống nhất và lớn mạnh của cộng đồng tộc người
=> Tầm vóc của người anh hùng Đăm Săn trở thành trung tâm miêu tả, ca ngợi của toàn bộ thiên sử thi.
Câu 4: Các câu văn biện pháp so sánh: làm nổi bật vai trò, sức mạnh và tài năng của Đam Săn, làm mờ đi cả sự giàu có và sức mạnh của kẻ thù.
Phần Luyện tập: thần linh chỉ đóng vai trò là người "cố vấn", "gợi ý" , không phải là người quyết định tối cao
=> mối quan hệ với các thần, người anh hùng vẫn giữ được vai trò quyết định và có tính độc lập riêng, là một hình thức đề cao, làm nổi bật vai trò của nhân vật anh hùng, đề cao tinh thần dân chủ của thời thị tộc cổ xưa.