Soạn văn 10 ngắn nhất bài: Ra - ma buộc tội

Soạn bài: “Ra – ma buộc tội” - ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Ra – ma buộc tội” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học: 

Câu 1: (Trang 59 – SGK)  Sau khi chiến thắng, Ra-mà và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của mọi người.

a. Công chúng đó bao gồm những ai?

b. Hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến tâm trạng, ngôn ngữ đối thoại của Ra-ma, Xi-ta ?

Câu 2: (Trang 59 – SGK)  Theo lời tuyên bố của Ra-ma:

a Chàng giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ gì?

b. Chàng ruồng bỏ Xi-ta vì lí do gì ?

c. Phân tích những lời nói lặp di lặp lại nhiều làn trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng.

d. Phân tích thái độ của Ra-ma khi Xi-ta bước lên giàn lửa.

Câu 3: (Trang 59 – SGK) Trong lời đáp của mình, Xi-ta đã nhấn mạnh như thế nào về:

  • Sự khác biệt giữa tư cách, đức hạnh của nàng và loại phụ nữ tầm thường thấp kém?
  • Sự khác biệt giữa điều tùy thuộc vào số mệnh của nàng, vào quyền lực khác và điều trong vòng kiểm soát của nàng?
  • Từ vai trò của thần A-nhi trong văn hóa Ấn Độ, có thể hiểu như thế nào về quyết định bước lên giàn lửa và những lời cầu khẩn thần A-nhi của nàng Xi-ta

Câu 4: (Trang 59 – SGK)  Phân tích thái độ của công chúng khi chứng kiến Xi-ta bước vào lửa. 

II. Soạn bài siêu ngắn: Ra – ma buộc tội

Câu 1: a. Sau khi chiến thắng, Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra-ma (Lắc-ma-na, Xu-gri-va, Ha-nu-man, Vi-phi-sa-na), quân đội khỉ, quan quân, dân chúng của vương quốc quỷ.

b. Hoàn cảnh đã tác động đến tâm trạng Ra-ma: chàng không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đường quân vương, chàng ở trong một hoàn cảnh vô cùng khó xử: vừa yêu thương xót xa cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng

Xi-ta vừa là người vợ của Ra-ma, đồng thời cũng là hoàng hậu của một nước. Lời của nàng nói không phải chỉ hướng vào Ra-ma mà còn là hướng vào cộng đồng, để mọi người hiểu được tấm lòng của nàng. Lúc đầu nàng ra sức van nài trong khuôn khổ quan hệ tình nghĩa vợ chồng nhưng rồi nàng chuyển sang quan hệ xã hội. Sự thay đổi cách xưng hô ấy cũng cho thấy tình thế khó xử của Gia-na-ki "trước mặt đông đủ mọi người".

Câu 2: a. Tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.  

b. Từ bỏ Xi-ta bởi vì đây là vấn đề danh dự. Danh dự không thể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác, ngoài vấn đề danh dự, ghen tuông

c. Những lời nói lặp di lặp lại nhiều làn trong lời nói của Ra-ma cho thấy ý chí, tâm trạng của chàng là (nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục, ...) của một đức vua cao quý, anh hùng.

d. Khi Xi-ta bước lên giàn lửa, Ra-ma cũng căng thẳng vô cùng bởi chàng không thể nghĩ rằng hành động của Xi-ta lại quyết liệt như vậy. Trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" vì thế mà: "Vào lúc đó, chẳng ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết.

Câu 3: 

  • Trước hết, Xi-ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được. Nàng là con của thần Đất Mẹ và những phụ nữ tầm thường dễ dàng thay lòng đổi dạ nhưng nàng là người vợ từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ mọi gian nan, cay đắng cùng chồng
  • Lí do thứ hai còn thuyết phục hơn nữa. Việc nàng bị bắt cóc, việc quỷ Ra-va-na động chạm vào thân thể nàng khi nàng ngất đi và đưa nàng về đảo Lan-ka là điều ngoài ý muốn của nàng, là do số mệnh nàng như thế. Còn trái tim, tình yêu của nàng, những gì nằm trong vòng kiểm soát của nàng thì điều thuộc về Ra-ma.
  • Không thuyết phục được chồng, cuối cùng, Xi-ta đã chọn một hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Nàng cầu khấn thần Lửa A-nhi làm chứng cho sự trong trắng của mình và bước vào lửa, bởi chỉ có thần Lửa mới có thể chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng. Qua đó khẳng định tấm lòng thủy chung và trong trắng của nàng.

Câu 4: Phân tích thái độ của công chúng khi chứng kiến Xi-ta bước vào lửa. 

  •  Xúc động ("Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột... Các phụ nữ bật ra tiếng kêu khóc thảm thương. Cả loài Rak-sa-xa lẫn loài Va-na-ra cũng kêu khóc vang trời trước cảnh tượng đó"). Ai cũng xúc động, đau xót bởi nếu không có phép mầu thần linh, thì chẳng phải nàng Xi-ta sẽ chết oan uổng sao. Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.

III. Soạn bài ngắn nhất: Ra – ma buộc tội

Câu 1: 

a. Ra-ma và Xi-ta gặp lại nhau trước sự chứng kiến của tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra-ma, quân đội khỉ, quan quân, dân chúng của vương quốc quỷ.

b. Tâm trạng Ra-ma: không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đường quân vương, vừa yêu thương xót xa cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng

Xi-ta vừa là vợ của Ra-ma, đồng thời cũng là hoàng hậu của một nước. Lời của nàng nói không phải chỉ hướng vào Ra-ma mà còn là hướng vào cộng đồng, để mọi người hiểu được tấm lòng của nàng, van nài trong khuôn khổ quan hệ tình nghĩa vợ chồng, rồi chuyển sang quan hệ xã hội. 

Câu 2: 

a. Tiêu diệt hắn vì danh dự người anh hùng bị xúc phạm khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.  

b. Từ bỏ Xi-ta vì đây là vấn đề danh dự, không thể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác, ngoài vấn đề danh dự, ghen tuông

c. Những lời nói lặp đi lặp lại nhiều làn trong lời nói của Ra-ma nói lên nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục, ...của một đức vua cao quý, anh hùng.

d. Khi Xi-ta bước lên giàn lửa => Ra-ma căng thẳng vô cùng . Trong tình thế "tiến thoái lưỡng nan" vì thế mà: "Vào lúc đó, chẳng ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết.

Câu 3: 

1. Xi-ta khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được, nàng là con của thần Đất Mẹ, nàng là người vợ từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ mọi gian nan, cay đắng cùng chồng

2. Việc quỷ Ra-va-na động chạm vào thân thể nàng khi nàng ngất đi và đưa nàng về đảo Lan-ka là điều ngoài ý muốn của nàng, là do số mệnh nàng như thế => Còn trái tim, tình yêu của nàng, những gì nằm trong vòng kiểm soát của nàng thì điều thuộc về Ra-ma.

3. Không thuyết phục được chồng, Xi-ta đã chọn một hành động quyết liệt hơn: bước lên giàn lửa. Nàng cầu khấn thần Lửa A-nhi làm chứng cho sự trong trắng của mình và bước vào lửa, bởi chỉ có thần Lửa mới có thể chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng => khẳng định tấm lòng thủy chung và trong trắng của nàng.

Câu 4: Phân tích thái độ của công chúng: 

 Ai cũng xúc động, đau xót bởi nếu không có phép mầu thần linh, thì chẳng phải nàng Xi-ta sẽ chết oan uổng sao. Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.

IV. Soạn bài cực ngắn: Ra – ma buộc tội

Câu 1: 

a. Trước sự chứng kiến: tất cả anh em, bạn hữu trung thành của Ra-ma, quân đội khỉ, quan quân, dân chúng của vương quốc quỷ.

b. Tâm trạng Ra-ma:

 - Không chỉ đứng trên tư cách một người chồng mà còn trên tư cách một người anh hùng, một đường quân vương.

- Vừa yêu thương xót xa cho vợ nhưng vẫn phải giữ bổn phận gương mẫu của một đức vua anh hùng

Tâm trạng Xi-ta

  • Vừa là vợ của Ra-ma, cũng là hoàng hậu của một nước.
  •  Lời của nàng nói không phải chỉ hướng vào Ra-ma mà còn là hướng vào cộng đồng để mọi người hiểu được tấm lòng của nàng.
  • Van nài trong khuôn khổ quan hệ tình nghĩa vợ chồng, rồi chuyển sang quan hệ xã hội. 

Câu 2: 

a. Tiêu diệt  vì danh dự người anh hùng khi Ra-va-na dám cướp vợ của chàng.  

b. Từ bỏ Xi-ta vì vấn đề danh dự, không thể cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với người khác, ghen tuông

c. Những lời nói lặp đi lặp lại nhiều lần nói lên nhân phẩm, tiếng tăm, uy tín, gia đình cao quý, dòng họ lừng lẫy, trả thù sự lăng nhục, ...của một đức vua cao quý, anh hùng.

d. Xi-ta bước lên giàn lửa: Ra-ma căng thẳng vô cùng, tình thế "tiến thoái lưỡng nan" vì thế mà: "Vào lúc đó, chẳng ai trong đám bạn hữu dám nói gì với Ra-ma, hoặc nhìn vào chàng; lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết.

Câu 3: 

- Khẳng định tư cách và đức hạnh của nàng không thể so sánh với hạng phụ nữ thấp kém tầm thường được, nàng từng từ bỏ cung điện theo chồng vào rừng, chia sẻ mọi gian nan, cay đắng cùng chồng, là con của thần Đất Mẹ.

- Việc quỷ Ra-va-na động chạm vào thân thể nàng là điều ngoài ý muốn là do số mệnh nàng

=> Trái tim, tình yêu  những gì nằm trong vòng kiểm soát của nàng thì điều thuộc về Ra-ma.

- Xi-ta đã  bước lên giàn lửa, cầu khấn thần Lửa A-nhi làm chứng cho sự trong trắng của mình, bởi chỉ có thần Lửa mới có thể chứng minh phẩm tiết thủy chung của nàng 

=> khẳng định tấm lòng thủy chung và trong trắng của nàng.

Câu 4: Phân tích:  Tất cả đều xúc động, đau xót nếu không có phép mầu thần linh, thì chẳng phải nàng Xi-ta sẽ chết oan uổng sao. Cảnh Xi-ta bước lên giàn lửa là biểu tượng tập trung nhất cho hình mẫu người phụ nữ lí tưởng của Ấn Độ thời cổ đại.

 

 

Tìm kiếm google: hướng dẫn soạn bài ra - ma buộc tội siêu ngắn, soạn bài ngắn nhất ra - ma buộc tội ngữ văn 10 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net