Soạn văn 10 ngắn nhất bài: Nhàn

Soạn bài: “Nhàn” - ngữ văn 10 tập 1 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn “Nhàn” cực ngắn – baivan.

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học: 

Bài tập 1: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Cách dùng số từ, danh từ trong câu thơ thứ nhất và nhịp điệu hai câu thơ đầu có gì đáng chú ý? Hai câu thơ ấy cho ta hiểu hoàn cảnh cuộc sống và tâm trạng của tác giả như thế nào?

Bài tập 2: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Anh / chị hiểu thế nào là nơi “vắng vẻ”, chốn “lao xao”? Quan điểm của tác giả về “dại” và “khôn” như thế nào? Tác dụng biểu đạt ý của nghệ thuật đối trong hai câu thơ 3 và 4?

Bài tập 3: Trang 129 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 có gì đáng chú ý? Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm như thế nào? (Quê mùa, khổ cực? Đạm bạc mà thanh cao? Hòa hợp với tự nhiên?)

Bài tập 4: Trang 130 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Đọc chú thích 4 để hiểu điển tích được vận dụng trong hai câu thơ cuối. Anh / chị  cảm nhận như thế nào về nhân cách của Nguyễn Bỉnh Khiêm?

Bài tập 5: Trang 130 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là gì?

  • Không vất vả, cực nhọc.
  • Không quan tâm tới xã hội, chỉ lo cho cuộc sống nhàn tản của bản thân.
  • Xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao.
  • Hòa hợp với tự nhiên.

Quan niệm sống đó tích cực hai tiêu cực. Vì sao? 

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Trang 119 sgk Ngữ văn 10 tập 1

Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"

Bài tham khảo thêm

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đề bài: Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn".

II. Soạn bài siêu ngắn: Nhàn

Bài tập 1:  Cách sử dụng số đếm linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê từ đó thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.

Bài tập 2: 

  • “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.
  • “Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. 
  • Tác giả mượn lời nói của đời thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại, quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.
  • Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao” tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả.

Bài tập 3: Cuộc sống ẩn cư ở nông thôn tuy đạm bạc mà nhưng với Nguyễn Bỉnh Khiêm lại không hề kham khổ, đạm bạc:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào  cũng thong dong, thảnh thơi, thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.

Bài tập 4: “Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống / Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” 

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người học bác uyên thâm, từng lăn lộn chốn quan trường, đã hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, cũng hiểu danh lợi là phù du, do đó ông đã tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên xem phú quý như một giấc chiêm bao, một giấc mộng phù du hư ảo. Đó mới chính là cuộc sống của một nhân cách lớn, một nhà trí tuệ lớn.

Bài tập 5: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao ,hòa hợp với tự nhiên, là một quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm , sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

“  Một mai một quốc một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

 Với cách sử dụng số đếm:” một”  rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta  thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

 Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào  cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:

“ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

                       Người khôn người đến chốn lao xao ”

Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.“Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao” tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:

 “ Rượu đến cội cây ta sẽ uống

           Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.

Bài tham khảo thêm

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở". Trải qua bao nhiêu năm, tài năng và triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn được người đời nhớ đến, tư tưởng của ông đã được đúc kết vào tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi, mà tiêu biểu trong đó là bài thơ “Nhàn” - bài thơ được đánh giá là tinh hoa của triết lý nhân sinh nhàn dật. 

Bài thơ Nhàn được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, để phân tích nó, ta có thể đi qua lần lượt từng liên thơ: Khai, thừa, chuyển, hợp để làm rõ được tinh thần và sự kết nối của bài thơ. Khai là Khai đoan, còn gọi là Khởi bút, Khởi thi mà mở đầu tư tưởng - nghệ thuật bài thơ, giống như đại bàng vỗ cánh lấy đà bay lên. Ở đây, bài thơ Nhàn đã được mở đầu bằng một giọng hồn nhiên đầy ấn tượng:

“Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”

Tác giả đã sử dụng điệp từ “một” để nhấn mạnh sự ít ỏi, đồng thời tạo nhịp điệu thư thái ung dung như đang dạo chơi. Hình ảnh của chủ thể trữ tình hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Những vật dụng làm nông ấy góp phần khắc họa nên cuộc sống yên bình, giản dị và chất phác. Tính chất của lối sống này đã được thâu tóm trong từ “thơ thẩn”, chấp nhận “dầu ai vui thú nào”, mặc cho người đời có những lựa chọn khác. Nhà thơ đã gợi lên cho chúng ta những nét đầu tiên của cuộc sống nhàn dật: chấp nhận lối sống an bình dù người đời có cười chê, dù chẳng phải ai cũng có thể từ bỏ danh vọng để đến với cuộc sống “thơ thẩn”, làm những điều mình thích.

Đến liên thơ thứ hai, tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ hơn thông qua sự đối lập giữa ta và người trên vấn đề xác định mục tiêu của cuộc đời:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.”

Ta chính là chủ thể trữ tình - nhà thơ. Còn người chắc chẳng phải là cả thiên hạ, mà chỉ là những kẻ tất bật đâm vào chốn lao xao, tìm ý nghĩa cuộc đời ở những nơi danh lợi quyền quý đầy láo nháo. Cách sử dụng phép đối: dại, khôn; nơi vắng vẻ, chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của nhà thơ và nhiều người khác. Cớ sao gọi mình là dại, nhưng nhà thơ vẫn cứ khăng khăng giữ lại cái dại ấy? Hay chăng ý nhà thơ là dù cho “tìm nơi vắng vẻ” là dại đi nữa, thì ông vẫn cứ dại, bởi ông không thể hòa vào “chốn lao xao” được, nơi ông không thể tìm thấy được bình yên trong tâm hồn mình. “Nơi vắng vẻ” không nhất thiết phải là một nơi thiên nhiên an tĩnh, đó có thể chỉ là một không gian của riêng ta, nơi ta tìm được miền vắng vẻ thuộc về mình, tìm được cái nhàn ẩn cho riêng bản thân.

Trong liên thơ Chuyển, cái thú vị của “nơi vắng vẻ” mà nhà thơ tìm đến được miêu tả rõ hơn:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được nhắc tới trong hai câu thơ gợi lên ý niệm về thời gian. Ở đây, nhà thơ không hẳn nói đến cảnh sống nghèo khó hay giản dị của mình. Mà kẻ nhàn dật muốn nhấn mạnh rằng người đang hạnh phúc khi được sống với con người tự nhiên của mình. Khi sống hài hòa cùng nhịp điệu của thiên nhiên, tự khắc người ta cảm thấy tự do thoải mái. Tưởng như mọi nhu cầu đều được đáp ứng dễ dàng. Mùa nào thức ấy, thức ăn có sẵn quanh ta, thanh đạm nhưng đấy là cái nhàn thanh cao, không phải có được do giành giật và tước đoạt từ tay thiên hạ. Cuộc sống này vốn không xa lạ với tâm thức của người xưa:

“Xuân du phương thảo địa,

Hạ thưởng lục hà trì;

Thu ẩm hoàng hoa tửu,

Đông ngâm bạch tuyết thi.”

(Cổ thi – TQ)

Tư tưởng này gần gũi với triết lý “vô vi” của Đạo giáo, cũng là tư tưởng gắn liền và xuyên suốt trong quá trình sáng tác của Nguyễn Bình Khiêm, đặc biệt là trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi.

Đến liên thơ Hợp dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Tác giả đã sử dụng điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình đến Đại Hòe An quốc, được quốc vương đất ấy cho làm Thái thú quận Nam Kha. Sau, Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua. Còn công chúa ở nhà bị đau bệnh mà chết. Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, rồi cách chức đuổi đi. Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giật mình thức dậy, thấy mình đang nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn. Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ, hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến. Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi, không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành. Cuộc đời là phù du mộng ảo; công danh phú quí như giấc chiêm bao. Có lẽ điểm nổi bật nhất của hai câu thơ là hiện tượng đảo cú pháp ở câu 7: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống”. Từ rượu được đưa ra đầu câu, khi đọc phải nhấn mạnh, ngắt thành một nhịp thật sảng khoái để thấy được tư thế tiên phong đạo cốt của tác giả đứng ngoài vòng thế sự. Cũng từ đây, ta hình dung ra hình ảnh một ông già thư thái ngồi bên chén rượu, ngửa mặt nhìn phù vân trôi nổi rồi ngủ một giấc thanh thản. Chẳng phải, sống như thế thật là bình yên sao?

Nhàn không phải là một lí tưởng nó là một trạng thái sống. Nhàn ở đây là sự thanh thản của tâm hồn không bận tâm bởi danh lợi chứ không phải là cái nhàn hưởng thụ của kẻ lười nhát. Nhàn là không để lòng vấy bẩn bởi sự tranh đoạt quyền lợi, hơn thua với người đời chứ không phải là quên đời, sống ít kỉ, vô trách nhiệm. Bài thơ Nhàn xuất sắc không chỉ ở tư tưởng được truyền tải trong đó, mà còn ở nghệ thuật và chất thơ được gợi lên trong bài thơ. Bài thơ Nhàn đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn khác về cuộc đời và cách chúng ta có thể sống để tìm được cõi bình yên trong tâm hồn mình

Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

1. Giá trị nội dung

  • Là bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa dời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao.
  • Khi xã hội phong kiến đang có những biểu hiện suy vi, con người ta ganh đua và bị cuốn trong vòng danh lợi đấu đá, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực. Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức.

2. Giá trị nghệ thuật

  • Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật với việc phát huy cao độ các phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu
  • Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị nhưng rất giàu sức gợi
  • Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là "ta dại" còn "người khôn"

Đề bài: Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn".

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ấn. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ “Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi”. “Nhàn” là bài thơ Nôm nằm trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Nhan đề bài thơ là do người đời sau đặt. Bài thơ như lời tâm sự nhẹ nhàng mà sâu sắc, khẳng định quan niệm sống hòa hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương trực, vượt lên trên những danh lợi tầm thường. Xuyên suốt bài thơ là một tư thái ung dung, điềm tĩnh của tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ với tám câu thơ đường luật nhưng tác giả đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả.

Mở đầu bài thơ là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giới thiệu cho mọi người về cuộc sống nhàn hạ, thảnh thơi của mình:

                  “Một mai một cuốc, một cần câu

                  Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Với phép lăp “một” - “một”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo, dù một mình nhưng không hề đơn độc. Hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. “Một cuốc”, “một cần câu” gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác. Hình ảnh Bạch Vân cư sĩ hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Đây có thể nói là cuộc sống đáng mơ ước nhưng không phải ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê như thế này. Động từ “thơ thẩn” ở câu thơ thứ hai đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, êm ái cho người đọc. Bất chấp vòng danh lợi ngoài kia, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ung dung với thú vui của mình, vẫn thong thả sống hòa nhập cùng thiên nhiên tươi đẹp.

Đến hai câu thơ thực, nhà thơ lại bày tỏ quan niệm của mình về cái “khôn – dại” ở đời:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của tác giả những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Nguyễn Bỉnh Khiêm rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” – “khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Ông không muốn bị quấn vào vòng lợi danh, vào dòng nước đục chốn quan trường nhiễu nhương. Dù chỉ sống nơi quê nghèo “vắng vẻ”, ông vẫn cảm thấy vui thích hơn chốn quan trường. Có thể thấy, đây quả là một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.

Hai câu luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của người ẩn sĩ:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài long. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá. Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phòng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau.

Nhãn quan tỏ tường và cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh” và ông tỉnh táo hơn bao giờ hết:    

 “Rượu đến cội cây ta sẽ uống 

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút của quan trạng trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.

Như vậy với tám câu thơ, bài thơ “Nhàn” đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của ẩn sĩ. Có thể nói, cho đến bây giờ, phong thái sống của ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.

=> Trên đây là bài viết tham khảo. Tuy nhiên, nếu bạn học sinh nào muốn viết theo ý mình thì tech12h có dàn ý để các bạn dễ viết bài.

Mở bài:

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Nhàn”

Thân bài:

- 2 câu đề:

  • Số từ“một” lặp lại ba lần
  • Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thểhiện sựthong thả, ung dung
  • Gợi lên cuộc sống thanh đạm, nhàn nhã, và chan hòa cùng thiên nhiên.
  • Tâm trạng của một kẻsĩ “an bần lạc đạo”, vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường đểtìm đến cái thú vui của ẩn sĩ.

- 2 câu thực

  • “Nơi vắng vẻ”: nơi thôn quê yên tĩnh
  • “Chốn lao xao”: nơi thành thị, chốn quan trường.
  • Quan niệm “khôn” và “dại": -> trái ngược với quan niệm thông thường.
  • Đối lập giữa “nơi vắng vẻ” với “chốn lao xao” -> khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật, xa lánh chôn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. -> thế hiện sự kiên định đối với lối sống của mình, mỉa mai thói đời, thói người đời và bộc lộ cái cao ngạo của kẻ sĩ.

- 2 câu luận

  • Bức tranh tứ bình về cuộc sống 4 mùa -> lối sinh hoạt giản dị.
  • Lối sống thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, bình dị mà không kém phần thanh cao.

- 2 câu kết

  • Sử dụng điển tích
  • Thái độ coi thường phú quý, danh lợi: phú quý, danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc hòe, tiền bạc công danh cũng chỉ là phù du, hư vô. -> cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.

Kết bài:

Khẳng định giá trị của tác phẩm và phong thái sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

III. Soạn bài ngắn nhất: Nhàn

Bài tập 1:  Sử dụng số đếm linh hoạt, nhịp thơ 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê từ đó thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.

Bài tập 2: 

- “vắng vẻ” => không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.

- “Chốn lao xao” => chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. 

- Quan niệm sống của tác giả mặc người đời cho là khôn hay dại vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

- Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao” => tạo sự so sánh giữa hai cách sống, khẳng định triết lí sống của tác giả.

Bài tập 3: “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá / Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”.

=>Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống của cụ giống như một người nông dân thực thụ tắm hồ, tắm ao. 

- 2 câu thơ vẽ cảnh sinh hoạt 4 mùa của tác giả, mùa nào  cũng thong dong, thảnh thơi, thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.

Bài tập 4: “Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống / Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao” 

=> là một người học bác uyên thâm, từng lăn lộn chốn quan trường, hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, hiểu danh lợi phù du, ông tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên xem phú quý như một giấc chiêm bao, một giấc mộng phù du hư ảo. Đó mới chính là cuộc sống của một nhân cách lớn, một nhà trí tuệ lớn.

Bài tập 5: Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm => xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao, hòa hợp với tự nhiên, quan niệm tích cực. Bởi cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm , sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"

Bài tham khảo

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

“  Một mai một quốc một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

 Với cách sử dụng số đếm:” một”  rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta  thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

 Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào  cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:

“ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

                       Người khôn người đến chốn lao xao ”

Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.“Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao” tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:

 “ Rượu đến cội cây ta sẽ uống

           Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.

Bài tham khảo thêm

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài tham khảo

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở". Trải qua bao nhiêu năm, tài năng và triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn được người đời nhớ đến, tư tưởng của ông đã được đúc kết vào tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi, mà tiêu biểu trong đó là bài thơ “Nhàn” - bài thơ được đánh giá là tinh hoa của triết lý nhân sinh nhàn dật. 

Bài thơ Nhàn được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, để phân tích nó, ta có thể đi qua lần lượt từng liên thơ: Khai, thừa, chuyển, hợp để làm rõ được tinh thần và sự kết nối của bài thơ. Khai là Khai đoan, còn gọi là Khởi bút, Khởi thi mà mở đầu tư tưởng - nghệ thuật bài thơ, giống như đại bàng vỗ cánh lấy đà bay lên. Ở đây, bài thơ Nhàn đã được mở đầu bằng một giọng hồn nhiên đầy ấn tượng:

“Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”

Tác giả đã sử dụng điệp từ “một” để nhấn mạnh sự ít ỏi, đồng thời tạo nhịp điệu thư thái ung dung như đang dạo chơi. Hình ảnh của chủ thể trữ tình hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Những vật dụng làm nông ấy góp phần khắc họa nên cuộc sống yên bình, giản dị và chất phác. Tính chất của lối sống này đã được thâu tóm trong từ “thơ thẩn”, chấp nhận “dầu ai vui thú nào”, mặc cho người đời có những lựa chọn khác. Nhà thơ đã gợi lên cho chúng ta những nét đầu tiên của cuộc sống nhàn dật: chấp nhận lối sống an bình dù người đời có cười chê, dù chẳng phải ai cũng có thể từ bỏ danh vọng để đến với cuộc sống “thơ thẩn”, làm những điều mình thích.

Đến liên thơ thứ hai, tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ hơn thông qua sự đối lập giữa ta và người trên vấn đề xác định mục tiêu của cuộc đời:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.”

Ta chính là chủ thể trữ tình - nhà thơ. Còn người chắc chẳng phải là cả thiên hạ, mà chỉ là những kẻ tất bật đâm vào chốn lao xao, tìm ý nghĩa cuộc đời ở những nơi danh lợi quyền quý đầy láo nháo. Cách sử dụng phép đối: dại, khôn; nơi vắng vẻ, chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của nhà thơ và nhiều người khác. Cớ sao gọi mình là dại, nhưng nhà thơ vẫn cứ khăng khăng giữ lại cái dại ấy? Hay chăng ý nhà thơ là dù cho “tìm nơi vắng vẻ” là dại đi nữa, thì ông vẫn cứ dại, bởi ông không thể hòa vào “chốn lao xao” được, nơi ông không thể tìm thấy được bình yên trong tâm hồn mình. “Nơi vắng vẻ” không nhất thiết phải là một nơi thiên nhiên an tĩnh, đó có thể chỉ là một không gian của riêng ta, nơi ta tìm được miền vắng vẻ thuộc về mình, tìm được cái nhàn ẩn cho riêng bản thân.

Trong liên thơ Chuyển, cái thú vị của “nơi vắng vẻ” mà nhà thơ tìm đến được miêu tả rõ hơn:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được nhắc tới trong hai câu thơ gợi lên ý niệm về thời gian. Ở đây, nhà thơ không hẳn nói đến cảnh sống nghèo khó hay giản dị của mình. Mà kẻ nhàn dật muốn nhấn mạnh rằng người đang hạnh phúc khi được sống với con người tự nhiên của mình. Khi sống hài hòa cùng nhịp điệu của thiên nhiên, tự khắc người ta cảm thấy tự do thoải mái. Tưởng như mọi nhu cầu đều được đáp ứng dễ dàng. Mùa nào thức ấy, thức ăn có sẵn quanh ta, thanh đạm nhưng đấy là cái nhàn thanh cao, không phải có được do giành giật và tước đoạt từ tay thiên hạ. Cuộc sống này vốn không xa lạ với tâm thức của người xưa:

“Xuân du phương thảo địa,

Hạ thưởng lục hà trì;

Thu ẩm hoàng hoa tửu,

Đông ngâm bạch tuyết thi.”

(Cổ thi – TQ)

Tư tưởng này gần gũi với triết lý “vô vi” của Đạo giáo, cũng là tư tưởng gắn liền và xuyên suốt trong quá trình sáng tác của Nguyễn Bình Khiêm, đặc biệt là trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi.

Đến liên thơ Hợp dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Tác giả đã sử dụng điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình đến Đại Hòe An quốc, được quốc vương đất ấy cho làm Thái thú quận Nam Kha. Sau, Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua. Còn công chúa ở nhà bị đau bệnh mà chết. Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, rồi cách chức đuổi đi. Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giật mình thức dậy, thấy mình đang nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn. Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ, hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến. Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi, không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành. Cuộc đời là phù du mộng ảo; công danh phú quí như giấc chiêm bao. Có lẽ điểm nổi bật nhất của hai câu thơ là hiện tượng đảo cú pháp ở câu 7: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống”. Từ rượu được đưa ra đầu câu, khi đọc phải nhấn mạnh, ngắt thành một nhịp thật sảng khoái để thấy được tư thế tiên phong đạo cốt của tác giả đứng ngoài vòng thế sự. Cũng từ đây, ta hình dung ra hình ảnh một ông già thư thái ngồi bên chén rượu, ngửa mặt nhìn phù vân trôi nổi rồi ngủ một giấc thanh thản. Chẳng phải, sống như thế thật là bình yên sao?

Nhàn không phải là một lí tưởng nó là một trạng thái sống. Nhàn ở đây là sự thanh thản của tâm hồn không bận tâm bởi danh lợi chứ không phải là cái nhàn hưởng thụ của kẻ lười nhát. Nhàn là không để lòng vấy bẩn bởi sự tranh đoạt quyền lợi, hơn thua với người đời chứ không phải là quên đời, sống ít kỉ, vô trách nhiệm. Bài thơ Nhàn xuất sắc không chỉ ở tư tưởng được truyền tải trong đó, mà còn ở nghệ thuật và chất thơ được gợi lên trong bài thơ. Bài thơ Nhàn đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn khác về cuộc đời và cách chúng ta có thể sống để tìm được cõi bình yên trong tâm hồn mình

Giá trị 

1. Nội dung: Bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa dời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao. Khi xã hội phong kiến đang có những biểu hiện suy vi, con người ta ganh đua và bị cuốn trong vòng danh lợi đấu đá, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực. Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức.

2. Nghệ thuật:

  • Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật và phép đối tạo nên sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu.
  • Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị giàu sức gợi
  • Kết hợp giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa đã tạo nên sự thâm trầm, sâu lắng cho bài thơ, dù giọng điệu có vẻ tếu táo, vui đùa, tự nhận mình là "ta dại" còn "người khôn"

Đề bài: Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn".

Bài tham khảo

Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm, từng làm quan nhưng vì cảnh quan trường nhiều bất công nên ông đã cáo quan về ở ấn. Ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với hai tập thơ “Bạch Vân am thi tập” và “Bạch Vân quốc ngữ thi”. “Nhàn” là bài thơ Nôm nằm trong tập “Bạch Vân quốc ngữ thi”. Nhan đề bài thơ là do người đời sau đặt. Bài thơ như lời tâm sự nhẹ nhàng mà sâu sắc, khẳng định quan niệm sống hòa hợp với tự nhiên, giữ được cốt cách thanh cao, khí tiết cương trực, vượt lên trên những danh lợi tầm thường. Xuyên suốt bài thơ là một tư thái ung dung, điềm tĩnh của tác giả. Có thể xem đây là điểm nhấn, là tinh thần chủ đạo của bài thơ. Chỉ với tám câu thơ đường luật nhưng tác giả đã mang đến cho người đọc một cuộc sống an nhàn nơi đồng quê êm ả.

Mở đầu bài thơ là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Bắc Bộ, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giới thiệu cho mọi người về cuộc sống nhàn hạ, thảnh thơi của mình:

                  “Một mai một cuốc, một cần câu

                  Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

Với phép lăp “một” - “một”, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã vẽ lên trước mắt người đọc một khung cảnh bình dị, đơn sơ nơi quê nghèo, dù một mình nhưng không hề đơn độc. Hai câu thơ toát lên sự thanh tịnh của tâm hồn và êm đềm của thiên nhiên ở vùng quê Bắc Bộ. “Một cuốc”, “một cần câu” gợi lên sự bình dị, mộc mạc của một người nông dân chất phác. Hình ảnh Bạch Vân cư sĩ hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Đây có thể nói là cuộc sống đáng mơ ước nhưng không phải ai cũng có thể dứt bỏ được chốn quan trường về với đồng quê như thế này. Động từ “thơ thẩn” ở câu thơ thứ hai đã tạo nên nhịp điệu khoan thai, êm ái cho người đọc. Bất chấp vòng danh lợi ngoài kia, Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn ung dung với thú vui của mình, vẫn thong thả sống hòa nhập cùng thiên nhiên tươi đẹp.

Đến hai câu thơ thực, nhà thơ lại bày tỏ quan niệm của mình về cái “khôn – dại” ở đời:

“Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn người đến chốn lao xao”

Đây có thể xem là tuyên ngôn sống của tác giả những năm tháng sau khi cáo quan về ở ẩn. Ông tự nhận mình “dại” khi tìm nơi vắng vẻ đến sống, nhưng đây là cái “dại” khiến nhiều người ghen tỵ và ngưỡng mộ. Nguyễn Bỉnh Khiêm rất khéo léo trong việc dùng từ ngữ. Ông bảo rằng những người chọn chốn quan trường là những người “khôn”. Một cách khen rất tinh tế, khen mà chê, cũng có thể là khen mình và chê người. Tứ thơ ở hai câu này hoàn toàn đối lập nhau từ ngôn ngữ đến dụng ý “dại” – “khôn”, “vắng vẻ” – “lao xao”. Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm về nơi vắng vẻ để ở có phải là trốn tránh trách nhiệm với nước hay không? Với thời thế như vậy giờ và với cốt cách của ông thì “nơi vắng vẻ” mới thực sự là nơi để ông sống đến suốt cuộc đời. Ông không muốn bị quấn vào vòng lợi danh, vào dòng nước đục chốn quan trường nhiễu nhương. Dù chỉ sống nơi quê nghèo “vắng vẻ”, ông vẫn cảm thấy vui thích hơn chốn quan trường. Có thể thấy, đây quả là một cốt cách thanh cao, một tâm hồn đáng ngưỡng mộ.

Hai câu luận đã gợi mở cho người đọc về cuộc sống bình dị, giản đơn và thanh cao của người ẩn sĩ:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

Một cặp câu đã lột tả hết tất cả cuộc sống sinh hoạt và thức ăn hằng ngày của “lão nông nghèo”. Mùa nào đều tương ứng với thức ăn đấy, tuy không có sơn hào hải vị nhưng những thức ăn có sẵn này lại đậm đà hương vị quê nhà, khiến tác giả an phận và hài long. Mùa thu có măng trúc ở trên rừng, mùa đông ăn giá. Chỉ với vài nét chấm phá Nguyễn Bỉnh Khiêm đã “khéo” khen thiên nhiên đất Bắc rất hào phòng, đầy đủ thức ăn. Đặc biệt câu thơ “Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao” phác họa vài đường nét nhẹ nhàng, đơn giản nhưng toát lên sự thanh tao không ai sánh được. Một cuộc sống dường như chỉ có tác giả và thiên nhiên, mối quan hệ tâm giao hòa hợp nhau.

Nhãn quan tỏ tường và cái nhìn thông tuệ của nhà thơ thể hiện tập trung nhất ở hai câu thơ cuối. Nhà thơ tìm đến cái “say” là để “tỉnh” và ông tỉnh táo hơn bao giờ hết:    

 “Rượu đến cội cây ta sẽ uống 

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Hai câu thơ này là triết lý và sự đúc rút của quan trạng trong thời gian ở ẩn. Đối với một con người tài hoa, có trí tuệ lớn như thế này thì thực sự phú quý không hề là giấc chiêm bao. Ông từng đỗ Trạng nguyên thì tiền bạc, của cải đối với ông thực ra mà nói không hề thiếu nhưng đó lại không phải là điều ông nghĩ đến và tham vọng. Với ông phú quý chỉ “tựa chiêm bao”, như một giấc mơ, khi tỉnh dậy thì sẽ tan, sẽ hết mà thôi. Có thể xem đây chính là cách nhìn nhận sâu sắc, đầy triết lý nhất. Với một con người thanh tao và ưa sống an nhàn thì phú quý chỉ như hư vô mà thôi, ông yêu nước nhưng yêu theo một cách thầm lặng nhất. Cách so sánh độc đáo đã mang đến cho hai câu kết một tứ thơ hoàn hảo nhất.

Như vậy với tám câu thơ, bài thơ “Nhàn” đã khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục cốt cách, tinh thần và phong thái của ông. Là một người yêu nước, thích sự thanh bình và coi trọng cốt cách xứng đáng là tấm gương đáng học hỏi. Bài thơ đường luật kết cấu chặt chẽ, tứ thơ đơn giản nhưng hàm ý sâu xa đã làm toát lên tâm hồn và cốt cách của ẩn sĩ. Có thể nói, cho đến bây giờ, phong thái sống của ông vẫn được rất nhiều người ngưỡng mộ.

IV. Soạn bài cực ngắn: Nhàn

Bài tập 1:  

1. Số đếm linh hoạt.

2. Nhịp thơ 2/2/3.

3. Hình ảnh giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.

Bài tập 2: 

1. “vắng vẻ” ( tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao chứ không phải là xa lánh cuộc đời)

2. “Chốn lao xao” (chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau.)

=> Quan niệm sống mặc người đời cho là khôn hay dại vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.

3. Nghệ thuật đối tạo sự so sánh giữa hai cách sống, khẳng định triết lí sống của tác giả.

Bài tập 3: Món ăn của ông là thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống của cụ giống như một người nông dân thực thụ tắm hồ, tắm ao. 

- 2 câu thơ vẽ cảnh sinh hoạt 4 mùa của tác giả, mùa nào  cũng thong dong, thảnh thơi, thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.

Bài tập 4: Nguyễn Bỉnh Khiêm là một người học bác uyên thâm, từng lăn lộn chốn quan trường, hiểu quy luật biến dịch của cuộc đời, hiểu danh lợi phù du, ông tìm đến cuộc sống tĩnh lặng cho tâm hồn, hòa nhập cùng thiên nhiên xem phú quý như một giấc chiêm bao, một giấc mộng phù du hư ảo. 

Bài tập 5: Quan niệm sống: xa lánh nơi quyền quý giữ cốt cách thanh cao, hòa hợp với tự nhiên, quan niệm tích cực, cuộc sống như thế bản thân mình sẽ không bị đồng tiền và quyền lực làm lu mờ đi nhân tâm, sẽ không ủng hộ những thế lực xấu và thói xấu trong xã hội, giữ cho cốt cách được trong sạch, thanh cao.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Cảm nhận chung của anh( chị) về cuộc sống nhân cách Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ" Nhàn"

Bài tham khảo

Nguyễn Bỉnh Khiêm là một nhà nho uyên thâm nổi tiếng trong thời kì phân tranh Trịnh - Nguyễn. Sống trong thời loạn lạc, ông không ủng hộ thế lực phong kiến nào mà tìm đường lui về quê ẩn dật theo đúng lối sống của đạo Nho. Bài thơ Nhàn là một trong những tác phẩm viết bằng chữ Nôm, rút trong Bạch Vân quốc ngữ thi tập của ông. Bài thơ cho thấy một phần cuộc sống và quan niệm sống của tác giả trong xã hội loạn lạc hiện thời.Cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm hiện lên trong bài thơ là cuộc sống giản dị, đạm bạc (đơn giản) nhưng thanh cao, trong sạch. Mở đầu bài thơ là hai câu thơ:

“  Một mai một quốc một cần câu

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào”

 Với cách sử dụng số đếm:” một”  rất linh hoạt, nhịp thơ ngắt nhịp đều đặn 2/2/3 kết hợp với hình ảnh những dụng cụ lao động nơi làng quê: mai, cuộc, cần câu cho ta thấy những công cụ cần thiết của cuộc sống thôn quê . Chính những cái mộc mạc chân chất của những vật liệu lao động thô sơ ấy cho ta  thấy được một cuộc sống giản dị không lo toan vướng bận của một danh sĩ ẩn cư nơi ruộng vườn, ngày ngày vui thú với cảnh nông thôn.Không những thế nhwungx câu thơ tiếp theo tiếp tục cho ta thấy được cái bình dị trong cuộc sống thôn quê qua những bữa ăn thường ngày của ông:

“Thu ăn măng trúc đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao”

 Món ăn của ông là những thức có sẵn ở ruộng vườn, mùa nào thức nấy: măng, trúc, giá,.... những món rất giản dị đời thường. Cuộc sống sinh hoạt của cụ giống như một người nông dân thực thụ, cũng tắm hồ, tắm ao. Hai câu thơ vẽ nên cảnh sinh hoạt bốn mùa của tác giả, mùa nào  cũng thong dong, thảnh thơi. Qua đó ta thấy được một cách sống thanh cao, nhẹ nhàng, tránh xa những lo toan đời thường.Ngoài thể hiện cuộc sống đời thường tác giả còn thể hiện triết lí sống, nhân cách của ông:

“ Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ

                       Người khôn người đến chốn lao xao ”

Tìm nơi “vắng vẻ” không phải là xa lánh cuộc đời mà tìm nơi mình thích thú được sống thoải mái, hoà nhập với thiên nhiên, lánh xa chốn quan trường, lợi lộc để tìm chốn thanh cao.“Chốn lao xao” là chốn vụ lợi, chạy theo vinh hoa, lợi ích vật chất, giành giật hãm hại lẫn nhau. Rõ ràng Nguyễn Bỉnh Khiêm cho cách sống nhàn nhã là xa lánh không quan tâm tới danh lợi. Tác giả mượn lời nói của đòi thường để diễn đạt quan niệm sống của mình mặc người đời cho là khôn hay dại. Đó cũng chính là quan niệm của Nho sĩ thời loạn vẫn tìm về nơi yên tĩnh để ở ẩn.Nghệ thuật đối: “ta” đối với “người”, “dại” đối với “khôn”, “nơi vắng vẻ” đối với “chốn lao xao” tạo sự so sánh giữa hai cách sống, qua đó khẳng định triết lí sống của tác giả. Không những thế hình ảnh thơ cuối như lần nữa khẳng định triết lí sống của tác giả:

 “ Rượu đến cội cây ta sẽ uống

           Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Trong hơi men nồng nàn cùng sự bình yên của làng quê nhà thơ nhận ra phú quý quả thật chỉ là một giấc chiêm bao. Nó cũng sẽ mau chóng tan thành mây khói.

Bài thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ về cuộc đời, đồng thời ta thấy được cuộc sống an nhàn của nhà thơ nơi thôn dã. Đó là một cuộc sống vô cùng giản dị và bình an, đạm bạc nhưng lại rất thanh cao. Nguyên Bỉnh Khiêm đẫ thể hiện lên một tâm hồn một nhân cách sống rất bình dị đời thường, một cốt cách cao đẹp.

Bài tham khảo thêm

Đề bài: Phân tích bài thơ “Nhàn” của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm

Bài tham khảo

Nhận xét về Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà sử học Phan Huy Chú đã viết trong bộ sách lớn Lịch triều hiến chương lọai chí: "Một bậc kỳ tài, hiền danh muôn thuở". Trải qua bao nhiêu năm, tài năng và triết lý của Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn được người đời nhớ đến, tư tưởng của ông đã được đúc kết vào tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi, mà tiêu biểu trong đó là bài thơ “Nhàn” - bài thơ được đánh giá là tinh hoa của triết lý nhân sinh nhàn dật. 

Bài thơ Nhàn được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, để phân tích nó, ta có thể đi qua lần lượt từng liên thơ: Khai, thừa, chuyển, hợp để làm rõ được tinh thần và sự kết nối của bài thơ. Khai là Khai đoan, còn gọi là Khởi bút, Khởi thi mà mở đầu tư tưởng - nghệ thuật bài thơ, giống như đại bàng vỗ cánh lấy đà bay lên. Ở đây, bài thơ Nhàn đã được mở đầu bằng một giọng hồn nhiên đầy ấn tượng:

“Một mai, một cuốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.”

Tác giả đã sử dụng điệp từ “một” để nhấn mạnh sự ít ỏi, đồng thời tạo nhịp điệu thư thái ung dung như đang dạo chơi. Hình ảnh của chủ thể trữ tình hiện lên là một lão nông an nhàn, thảnh thơi với thú vui tao nhã là câu cá và làm vườn. Những vật dụng làm nông ấy góp phần khắc họa nên cuộc sống yên bình, giản dị và chất phác. Tính chất của lối sống này đã được thâu tóm trong từ “thơ thẩn”, chấp nhận “dầu ai vui thú nào”, mặc cho người đời có những lựa chọn khác. Nhà thơ đã gợi lên cho chúng ta những nét đầu tiên của cuộc sống nhàn dật: chấp nhận lối sống an bình dù người đời có cười chê, dù chẳng phải ai cũng có thể từ bỏ danh vọng để đến với cuộc sống “thơ thẩn”, làm những điều mình thích.

Đến liên thơ thứ hai, tư tưởng của nhà thơ được thể hiện rõ hơn thông qua sự đối lập giữa ta và người trên vấn đề xác định mục tiêu của cuộc đời:

“Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.”

Ta chính là chủ thể trữ tình - nhà thơ. Còn người chắc chẳng phải là cả thiên hạ, mà chỉ là những kẻ tất bật đâm vào chốn lao xao, tìm ý nghĩa cuộc đời ở những nơi danh lợi quyền quý đầy láo nháo. Cách sử dụng phép đối: dại, khôn; nơi vắng vẻ, chốn lao xao cho thấy được sự khác nhau giữa lối sống của nhà thơ và nhiều người khác. Cớ sao gọi mình là dại, nhưng nhà thơ vẫn cứ khăng khăng giữ lại cái dại ấy? Hay chăng ý nhà thơ là dù cho “tìm nơi vắng vẻ” là dại đi nữa, thì ông vẫn cứ dại, bởi ông không thể hòa vào “chốn lao xao” được, nơi ông không thể tìm thấy được bình yên trong tâm hồn mình. “Nơi vắng vẻ” không nhất thiết phải là một nơi thiên nhiên an tĩnh, đó có thể chỉ là một không gian của riêng ta, nơi ta tìm được miền vắng vẻ thuộc về mình, tìm được cái nhàn ẩn cho riêng bản thân.

Trong liên thơ Chuyển, cái thú vị của “nơi vắng vẻ” mà nhà thơ tìm đến được miêu tả rõ hơn:

“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.”

Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông được nhắc tới trong hai câu thơ gợi lên ý niệm về thời gian. Ở đây, nhà thơ không hẳn nói đến cảnh sống nghèo khó hay giản dị của mình. Mà kẻ nhàn dật muốn nhấn mạnh rằng người đang hạnh phúc khi được sống với con người tự nhiên của mình. Khi sống hài hòa cùng nhịp điệu của thiên nhiên, tự khắc người ta cảm thấy tự do thoải mái. Tưởng như mọi nhu cầu đều được đáp ứng dễ dàng. Mùa nào thức ấy, thức ăn có sẵn quanh ta, thanh đạm nhưng đấy là cái nhàn thanh cao, không phải có được do giành giật và tước đoạt từ tay thiên hạ. Cuộc sống này vốn không xa lạ với tâm thức của người xưa:

“Xuân du phương thảo địa,

Hạ thưởng lục hà trì;

Thu ẩm hoàng hoa tửu,

Đông ngâm bạch tuyết thi.”

(Cổ thi – TQ)

Tư tưởng này gần gũi với triết lý “vô vi” của Đạo giáo, cũng là tư tưởng gắn liền và xuyên suốt trong quá trình sáng tác của Nguyễn Bình Khiêm, đặc biệt là trong tập thơ Bạch Vân quốc ngữ thi.

Đến liên thơ Hợp dường như đúc kết được tinh thần, cốt cách cũng như suy nghĩ của Nguyễn Bình Khiêm:

“Rượu đến cội cây ta sẽ uống

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”

Tác giả đã sử dụng điển Thuần Vu Phần uống rượu say nằm ngủ dưới gốc cây hòe, mơ thấy mình đến Đại Hòe An quốc, được quốc vương đất ấy cho làm Thái thú quận Nam Kha. Sau, Thuần Vu Phần cầm quân đánh giặc, chẳng may bị thua. Còn công chúa ở nhà bị đau bệnh mà chết. Vua nước Đại Hòe An nghi ngờ, rồi cách chức đuổi đi. Thuần Vu Phần buồn chán và uất ức, liền giật mình thức dậy, thấy mình đang nằm dưới cội cây hòe, nơi cành cây phía Nam, nhìn lên thấy một con kiến chúa đang nằm trong một tổ kiến lớn. Thuần Vu Phần nằm suy nghĩ về giấc mộng vừa qua của mình, chợt tỉnh ngộ, hiểu rằng nước Đại Hòa An là cây hòe lớn, cành cây phía Nam là đất Nam Kha, vua nước Đại Hòe An là con kiến chúa, dân chúng là toàn ổ kiến. Thuần Vu Phần cảm câu chuyện trong mộng, tỉnh ngộ biết cảnh đời là ngắn ngủi, không định liệu được việc gì cả, bèn dốc lòng tìm đạo tu hành. Cuộc đời là phù du mộng ảo; công danh phú quí như giấc chiêm bao. Có lẽ điểm nổi bật nhất của hai câu thơ là hiện tượng đảo cú pháp ở câu 7: “Rượu đến cội cây ta sẽ uống”. Từ rượu được đưa ra đầu câu, khi đọc phải nhấn mạnh, ngắt thành một nhịp thật sảng khoái để thấy được tư thế tiên phong đạo cốt của tác giả đứng ngoài vòng thế sự. Cũng từ đây, ta hình dung ra hình ảnh một ông già thư thái ngồi bên chén rượu, ngửa mặt nhìn phù vân trôi nổi rồi ngủ một giấc thanh thản. Chẳng phải, sống như thế thật là bình yên sao?

Nhàn không phải là một lí tưởng nó là một trạng thái sống. Nhàn ở đây là sự thanh thản của tâm hồn không bận tâm bởi danh lợi chứ không phải là cái nhàn hưởng thụ của kẻ lười nhát. Nhàn là không để lòng vấy bẩn bởi sự tranh đoạt quyền lợi, hơn thua với người đời chứ không phải là quên đời, sống ít kỉ, vô trách nhiệm. Bài thơ Nhàn xuất sắc không chỉ ở tư tưởng được truyền tải trong đó, mà còn ở nghệ thuật và chất thơ được gợi lên trong bài thơ. Bài thơ Nhàn đã mang đến cho chúng ta một cái nhìn khác về cuộc đời và cách chúng ta có thể sống để tìm được cõi bình yên trong tâm hồn mình

Giá trị 

Nội dung: Bức chân dung của Bạch Vân Cư sĩ với cuộc sống ẩn dật, thanh nhàn xa dời danh lợi với chốn quan trường ganh đua, thối nát; sống hòa hợp với thiên nhiên, cây cỏ và giữ gìn cốt cách, tâm hồn mình trong sạch, thanh cao, quan điểm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm mang những yếu tố tích cực. Đó là cách một con người trung trực, thẳng thắn, yêu nước lựa chọn để giữ nhân cách của mình trong xã hội chao đảo, xuống dốc về đạo đức.

Nghệ thuật:

  • Thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật và phép đối => sự đăng đối, cân xứng cho từng câu, từng cặp câu.
  • Ngôn ngữ tiếng Việt mộc mạc, giản dị giàu sức gợi
  • Kết hợp giữa chất trữ tình và triết lí sâu xa.

Đề bài: Cái nhàn của người cư sĩ Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ "Nhàn".

Dàn bài tham khảo

1. Mở bài:

Giới thiệu tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm và bài thơ “Nhàn”

2. Thân bài:

- 2 câu đề:

  • Số từ“một” lặp lại ba lần
  • Nhịp điệu trong hai câu thơ đầu thểhiện sựthong thả, ung dung
  • Gợi lên cuộc sống thanh đạm, nhàn nhã, và chan hòa cùng thiên nhiên.
  • Tâm trạng của một kẻsĩ “an bần lạc đạo”, vượt lên trên nỗi lo lắng bon chen của đời thường đểtìm đến cái thú vui của ẩn sĩ.

- 2 câu thực

  • “Nơi vắng vẻ”: nơi thôn quê yên tĩnh
  • “Chốn lao xao”: nơi thành thị, chốn quan trường.
  • Quan niệm “khôn” và “dại": -> trái ngược với quan niệm thông thường.
  • Đối lập giữa “nơi vắng vẻ” với “chốn lao xao” -> khẳng định cách sống nhàn cư ẩn dật, xa lánh chôn vinh hoa, chạy theo vật chất tầm thường. -> thế hiện sự kiên định đối với lối sống của mình, mỉa mai thói đời, thói người đời và bộc lộ cái cao ngạo của kẻ sĩ.

- 2 câu luận

  • Bức tranh tứ bình về cuộc sống 4 mùa -> lối sinh hoạt giản dị.
  • Lối sống thuận theo tự nhiên , hòa hợp với thiên nhiên, mùa nào thức ấy, bình dị mà không kém phần thanh cao.

- 2 câu kết

  • Sử dụng điển tích
  • Thái độ coi thường phú quý, danh lợi: phú quý, danh lợi chỉ như một giấc mơ dưới gốc hòe, tiền bạc công danh cũng chỉ là phù du, hư vô. -> cái nhìn của một bậc đại nhân, đại trí.

3. Kết bài: Khẳng định giá trị của tác phẩm và phong thái sống của nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm.

 

Tìm kiếm google: Nhàn ngữ văn 10 tập 1, soạn bài nhàn ngữ văn 10 tập 1, hướng dẫn soạn bài nhàn ngữ văn 10 tập 1.

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net