Tải giáo án dạy thêm cực hay toán 8 KNTT bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ

Tải giáo án dạy thêm ( giáo án buổi 2) toán 8 kết nối tri thức bản mới nhất bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ. Bộ giáo án dạy thêm biên soạn ôn tập lí thuyết và nhiều dạng bài tập ngữ liệu ngoài sách giáo khoa để giáo viên ôn tập kiến thức cho học sinh. Tài liệu tải về bản word, chuẩn mẫu công văn mới, có thể tùy ý chỉnh sửa được. Mời thầy cô kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 19. BIỂU DIỄN DỮ LIỆU BẰNG BẢNG, BIỂU ĐỒ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức, kĩ năng:

Sau bài này học sinh sẽ:

- Ôn lại và củng cố kiến thức về biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ:

  • Chuyển dữ liệu từ dạng biểu diễn này sang dạng biểu diễn khác.
  • Lựa chọn biểu đồ phù hợp với dữ liệu cho trước.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học trong tìm tòi khám phá.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác trong trình bày, thảo luận và làm việc nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong thực hành, vận dụng.

Năng lực riêng:

  • Tư duy và lập luận toán học: So sánh, phân tích dữ liệu tìm ra mối liên hệ giữa các đối tượng đã cho và các phương pháp đã học, từ đó có thể áp dụng kiến thức đã học để nhận biết và tính toán các bài toán về biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ.
  • Mô hình hóa toán học, giải quyết vấn đề toán học, giao tiếp toán học.
  • Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
  1. Phẩm chất:
  • Có ý thức làm việc nhóm, ý thức tìm tòi, khám phá và sáng tạo cho HS => độc lập, tự tin và tự chủ.
  • Tích cực xây dựng bài, chủ động chiếm lĩnh kiến thức theo sự hướng dẫn của GV.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Vở, nháp, bút, thước kẻ.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. a) Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh, tạo vấn đề vào chủ đề.
  3. b) Nội dung hoạt động: HS chú ý lắng nghe và thực hiện yêu cầu theo nhóm.
  4. c) Sản phẩm học tập: Kết quả câu trả lời của HS.
  5. d) Tổ chức hoạt động:

- GV cho các bạn học sinh trong lớp thực hiện chơi trò chơi trả lời các câu hỏi:

+ Các bạn biết những loại biểu đồ nào?

+ Khi nào thì dùng mỗi loại biểu đồ đó?

- HS nào trả lời nhanh và chính xác nhất thì sẽ có điểm.

- Sau khi thảo luận và trình bày xong, GV nhận xét, dẫn dắt HS vào nội dung ôn tập bài “biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ”.

  1. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
  2. a. Mục tiêu: HS nhắc lại và hiểu được phần lý thuyết của bài. Từ đó có thể áp dụng giải toán một cách dễ dàng.
  3. b. Nội dung hoạt động: GV hướng dẫn HS nhắc lại phần kiến thức lí thuyết “biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ”.
  4. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các bài tập thu thập và phân loại dữ liệu của tam giác và chuẩn kiến thức của GV.
  5. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi và cùng HS nhắc lại kiến thức phần lí thuyết cần ghi nhớ trong bài “biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ” trước khi thực hiện các phiếu bài tập.

Bước 2: Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận nhiệm vụ, ghi nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

Đại diện một số HS đứng tại chỗ trình bày kết quả.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đưa ra nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

1. Lựa chọn biểu đồ tranh hay biểu đồ cột

- Có thể dùng biểu đồ tranh, biểu đồ cột để biểu diễn số lượng các loại đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, khi dùng biểu đồ tranh mà phải vẽ rất nhiều biểu tượng thì ta nên dùng biểu đồ cột.

- Ví dụ: Cho bảng số liệu

Loại nấm

Nấm rơm

Nấm Linh Chi

Nấm mỡ

Số lượng

(Cây)

192

205

301

Dạng biểu đồ thể hiện: Biểu đồ cột

2. Lựa chọn biểu đồ cột hay biểu đồ đoạn thẳng

- Nếu muốn biểu diễn sự thay đổi của một đại lượng theo thời gian ta dùng biểu đồ đoạn thẳng. Khi số lượng thời điểm quan sát ít thì ta cũng có thể biểu diễn bằng biểu đồ cột.

- Ví dụ: Cho bảng số liệu

Giai đoạn (năm)

1990

1995

2000

2005

2010

Số trẻ đến trường

1200

2050

3100

4500

6000

Biểu đồ thể hiện: Biểu đồ đoạn thẳng

Biểu đồ thể hiện số trẻ em vùng cao được đến trường trong giai đoạn từ năm 1990 – 2010.

3. Lựa chọn biểu đồ cột kép hay biểu đồ hình quạt tròn

- Khi muốn so sánh hai tập dữ liệu với nhau ta dùng biểu đồ cột kép. Khi muốn biểu diễn tỉ lệ các phần trong tổng thể ta dùng biểu đồ tròn.

- Ví dụ: Cho bảng số liệu

Số cuốn sách

0

1 - 2

Trên 2

Số người

350

500

150

Biểu đồ thể hiện: Biểu đồ tròn

Tải giáo án dạy thêm cực hay toán 8 KNTT bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng, biểu đồ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm toán 8 KNTT, giáo án buổi chiều toán 8 kết nối bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng,, giáo án dạy thêm toán 8 kết nối tri thức bài 19: Biểu diễn dữ liệu bằng bảng,

Soạn giáo án dạy thêm toán 8 KNTT (Bản word)


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay