Tải giáo án điện tử dạy thêm Toán 8 KNTT Bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng

Bài giảng điện tử hay còn gọi là giáo án điện tử powerpoint dạy thêm Toán 8 Kết nối tri thức Bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng. Bài soạn dạy thêm thiết kế đặc sắc, nhiều hình ảnh, video, trò chơi hấp dẫn. Bộ giáo án có file tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI GIẢNG HÔM NAY 

BÀI 32: MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM VỚI XÁC SUẤT VÀ ỨNG DỤNG 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1 

DẠNG 1: Tính xác suất thực nghiệm dựa vào số liệu đơn giản cho trước 

Bài 1. Một hộp có chứa 45 phiếu bốc thăm cùng loại. Trong đó có 36 phiếu có nội dung “Chúc bạn may mắn lần sau”, 9 phiếu có nội dung “Quà tặng”. Bạn Việt thực hiện bốc thăm lấy ngẫu nhiên một phiếu trong hộp. 

  1. a) Liệt kê các kết quả có thể;
  2. b) Lập bảng thống kê số lượng phiếu ở trên;
  3. c) Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được phiếu “Quà tặng”.

a)Liệt kê các kết quả có thể; 

Các kết quả có thể là: Chúc bạn may mắn lần sau, Quà tặng. 

 

  1. b) Lập bảng thống kê số lượng phiếu ở trên;

Loại phiếu 

Chúc bạn may mắn lần sau 

Quà tặng 

Số lượng 

36 

9 

 

  1. c) Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được phiếu “Quà tặng”.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện lấy được phiếu “Quà tặng”: 9/45 = 0,2 

Bài 2. Hùng tập ném bóng vào rổ. Khi thực hiện ném 100 lần thì có 35 lần bóng vào rổ. 

  1. a) Lập bảng thống kê;
  2. b) Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện ném bóng vào rổ;
  3. c) Theo em Hùng có thể tăng xác suất thực nghiệm của sự kiện ném bóng vào rổ không?

Số lần ném bóng không vào rổ là: 100 – 35 = 65 (lần) 

  1. a) Bảng thống kê:

Kết quả 

Bóng vào rổ 

Bóng không vào rổ 

Số lần 

35 

65  

  1. b) Xác suất thực nghiệm của sự kiện ném bóng vào rổ là:

35/100 = 0,35 

  1. c) Hùng có thể tăng xác suất thực nghiệm của sự kiện ném bóng vào rổ nếu Hùng chăm chỉ luyện tập đúng cách.

Bài 3. Trong buổi thực hành môn Khoa học tự nhiên đo thể tích của vật thể không xác định được hình dạng, lớp 6A có 40 học sinh thực hiện phép đo thì có 35 học sinh thực hiện thành công. Em hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện phép đo được thực hiện thành công. 

Bài giải 

Số lần thực hiện phép đo là n = 40  

Sô lần đo thành công là k = 35 

Xác suất thực nghiệm của sự kiện Phép đo được thực hiện thành công là: 

k/n = 35/40 = 87,5 % 

Bài 4.  

  1. a) Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng bao nhiêu?

Nếu tung một đồng xu 22 lần liên tiếp; có 13 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N bằng:  13/22 

  1. b) Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

Nếu tung một đồng xu 25 lần liên tiếp; có 11 lần xuất hiện mặt S thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: 11/25 

  1. c) Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng bao nhiêu?

Nếu tung một đồng xu 30 lần liên tiếp; có 14 lần xuất hiện mặt N thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S bằng: (30-14)/30  = 3/15 

Bài 5.  

  1. a) Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng bao nhiêu?

Nếu gieo một xúc xắc 11 lần liên tiếp, có 5 lần xuất hiện mặt 2 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 2 chấm bằng: 5/11 

  1. b) Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng bao nhiêu?

Nếu gieo một xúc xắc 14 lần liên tiếp, có 3 lần xuất hiện mặt 6 chấm thì xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt 6 chấm bằng: 3/14 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2 

DẠNG 2: Tính xác suất của biến cố bằng tỉ số dựa vào bảng thống kê 

Bài 1. Số lượng khách hàng đến một cửa hàng mỗi ngày trong quý IV của năm 2020 được ghi lại ở bảng sau: 

Số  

khách hàng 

0 - 10 

11 - 20 

21 - 30 

31 - 40 

41 - 50 

51 - 60 

Số ngày 

4 

6 

27 

28 

17 

10  

Chọn ngẫu nhiên một ngày trong quý IV.  

Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Trong ngày được chọn có không quá 30 khách hàng”. 

Số ngày mà trong ngày đó có không quá 30 khách hàng (số khách hàng ≤ 30 ) đến cửa hàng là: 4 + 6 + 27 = 37 (ngày) 

Tổng số ngày của quý IV là:  

4 + 6 + 27 + 28 + 17 + 10 = 92 (ngày) 

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “Trong ngày được chọn có không quá 30 khách hàng” là: 37/92 

Bài 2. Số cuộc điện thoại một người nhận được trong một ngày của tháng 6 được ghi lại ở bảng sau: 

Số cuộc điện thoại 

1 

2 

3 

4 

5 

8 

Số ngày 

2 

4 

12 

7 

4 

1  

Tính xác suất thực nghiệm của sự kiện “Một ngày trong tháng có ít nhất 5 cuộc gọi”. 

... 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án điện tử dạy thêm Toán 8 KNTT Bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất thực nghiệm với xác suất và ứng dụng

Đang liên tục cập nhật...


Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án dạy thêm Powerpoint Toán 8 kết nối, Tải giáo án điện tử dạy thêm Toán 8 kết nối tri thức, giáo án powerpoint tăng cường Toán 8 Kết nối Bài 32: Mối liên hệ giữa xác suất

Soạn giáo án dạy thêm Toán 8 KNTT (Bản Powerpoint)


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay